Nhạc kịch Broadway đã nói như thế, và tóc sẽ luôn là một bộ phận nhận diện của chúng ta, khiến ta tự tin ngút trời hay tự ti cùng cực. Tóc của bạn đóng những vai trò gì?
Hình ảnh: Sarah Nagel
Người ta hiểu rằng tóc, vốn là một đặc điểm nổi bật trên cơ thể con người từ thời cổ đại, có tầm quan trọng đối với tâm lý con người như thế nào và đã viết về nó. Chúng ta hãy thử phân tích khía cạnh tâm lý của tóc để xem vì sao nó lại quan trọng đến vậy.
Đầu tiên cần lưu tâm đến mức độ quan trọng của tóc đối với diện mạo. Tóc có thể tạo kiểu, nhuộm màu hay cắt theo những cách khác nhau như một thứ trang sức nhằm tôn lên hoặc thay đổi cái nhìn về chúng ta. Trong quân đội người ta thường cạo trọc đầu các tân binh nhằm thay đổi cách mà họ cảm nhận về bản thân.
Một bước hướng tới việc làm biến đổi nhân dạng của một tân binh là kiểu tóc quân đội này. Việc cạo đầu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên lòng tự trọng, sự tự tin và cách nhìn nhận bản thân của một số người. Điều này nhấn mạnh mối quan hệ phức tạp giữa tóc của chúng ta với sức khỏe tinh thần và việc thể hiện bản thân.
Bởi vì tóc vô cùng thiết yếu như vậy, nên tồn tại cả một ngành công nghiệp cam kết phục hồi tóc, làm tóc mọc trở lại, cung cấp tóc giả và các phụ kiện che đi những phần không có tóc. Trong phẫu thuật phục hồi tóc, các yếu tố mang tính dân tộc có thể đóng nhiều vai trò khác nhau. Trước tiên, các cá nhân ưa thích nhấn mạnh thay vì hạ thấp tính dân tộc được thúc đẩy bằng các tiêu chuẩn thẩm mỹ và chuẩn mực văn hóa; xu hướng này chỉ mạnh lên những năm gần đây khi người ta ngày càng vui thích không chỉ với xu hướng tính dục độc đáo của mình mà còn cả bản sắc tôn giáo cùng sắc tộc của họ.
Theo các nghiên cứu, những người có mái tóc được chăm sóc kỹ lưỡng thường được coi là hấp dẫn hơn, thông minh và tự tin hơn, trong khi những ai đầu bù tóc rối thường bị xem là thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin. Điều này thể hiện hiệu ứng tâm lý mà tóc gây ra đối với sự tự nhận thức và cách người khác nhìn nhận chúng ta.
Ngoài vai trò hiển nhiên trong diện mạo, tóc còn mang ý nghĩa văn hóa và biểu tượng. Ở nhiều nền văn hóa, tóc được liên kết với các quy chuẩn văn hóa và niềm tin tôn giáo. Chẳng hạn như nhiều người theo đạo Sikhs nuôi tóc thật dài để biểu trưng cho lòng mộ đạo của họ với Chúa trời, trong khi một số người đàn ông Do Thái đội yarmulkes để thể hiện lòng thành kính với Đấng toàn năng. Nhiều nghi lễ văn hóa cực kỳ coi trọng mái tóc, bao gồm nghi thức cạo đầu và lễ cắt tóc đầu tiên của những người theo đạo Hindu ở các bộ lạc thổ dân châu Mỹ khác nhau.
Các cậu bé Do Thái cắt tóc lần đầu tiên vào năm ba tuổi là một phần của truyền thống “upsherin”. Do Thái giáo Hasidic là nguồn gốc của những tập tục này, song ngày nay chúng cũng được các nhóm Do Thái khác sử dụng. Nghi thức này thể hiện đứa trẻ đã phát triển đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng cho các chỉ dẫn tôn giáo. Thông thường, tóc được trao cho các tổ chức từ thiện hoặc được giữ lại như một kỷ vật quý.
Tóc là một đặc điểm phân biệt và định danh của hình ảnh mà chúng ta tin mình là hoặc con người mà ta muốn trở thành. Chúng ta có thể thấy điều này trong nhiều kiểu tóc, phụ kiện tóc và các màu tóc mà mọi người dùng để thể hiện phong cách riêng của họ.
Cách người ta xử sự với mái tóc của họ trong những tình huống khó chịu hay không thoải mái cũng là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của tóc trong tâm lý nói chung. Rụng tóc thường là một dấu hiệu của căng thẳng và thỉnh thoảng gây ra lo lắng. Điều này đặc biệt đúng với phái nữ vì cảm nhận của họ về mái tóc thường liên kết với tầm quan trọng và độ nữ tính mà họ cảm thấy.
Các nghiên cứu đã chỉ ra việc phải chịu đựng chứng rụng tóc có thể dẫn đến cảm giác lo âu, phiền muộn hoặc sợ hãi. Nó có thể gây ra sự cô lập về mặt xã hội.
Chúng ta có thể quan sát thấy vị thế xã hội của tóc trong nhiều kiểu tóc, lọn tóc giả và màu tóc mà người ta dùng để thể hiện bản thân. Một số người biểu thị bản sắc dân tộc hay văn hóa thông qua mái tóc của họ. Những người khác có thể dùng nó để thể hiện quan điểm chính trị, sự sáng tạo và cá tính.
Tóc có thể mang đến sự an toàn và thoải mái. Việc người ta mát xa da đầu hay chải tóc trong những thời điểm căng thẳng hoặc lo lắng khá phổ biến. Theo cách này, việc vuốt ve những sợi tóc hay xoa bóp da đầu có thể là một hình thức tự xoa dịu khuyến khích các cá nhân cảm thấy yên tâm và dễ chịu.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tóc có thể ảnh hưởng đến cách người ta cảm nhận về cơ thể và giá trị bản thân họ. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ thường xuyên để lộ thân hình mảnh khảnh và mái tóc dài bồng bềnh như những hình ảnh đại diện về sắc đẹp trước truyền thông. Nghiên cứu chỉ ra việc nhìn thấy những hình ảnh hoàn hảo có thể khiến người ta cảm thấy bản thân kém hấp dẫn và không hài lòng với cơ thể của mình, đặc biệt là những phụ nữ không đạt những tiêu chuẩn trên.
Nếu chúng ta biết tóc ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân ra sao, ta có thể nhận ra tầm quan trọng của chúng trong đời sống và đồng cảm hơn với những ai đang phải trải qua thời kỳ rụng tóc hay gặp những vấn đề khác liên quan đến tóc.
----------------------------------------------------------
Tác giả: Tiến sĩ Patricia Farrell
Người dịch: Page Chỉ nói chuyện Tóc
CHỈ NÓI CHUYỆN TÓC (chuyên trang về tóc rất thú vị của 1 bạn trong team TLHTP) là nơi dành cho những ai quan tâm và yêu quý mái tóc - một bộ phận không chỉ thực hiện chức năng thuần túy, mà còn có ý nghĩa trong văn hóa và lịch sử tội phạm trên khắp thế giới. Ngoài cung cấp các bài viết hàng ngày, Chỉ nói chuyện Tóc còn kinh doanh các sản phẩm chăm sóc tóc từ các hãng uy tín dưới dạng minisize, thuận tiện mang đi trong các chuyến du lịch ngắn ngày hay làm mẫu thử trước khi bạn quyết định mua size lớn.
https://www.facebook.com/chinoichuyentoc
Theo tamlyhoctoipham.com