
Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp
Tác giả: Oliver Sacks
“Nếu một người đàn ông bị mất một cái chân hay một con mắt, anh ta sẽ biết điều đó. Nhưng nếu người đàn ông ấy đánh mất cái tôi của bản thân - anh ta sẽ không thể biết, bởi anh ta không còn ở đó để nhận ra nữa.”
Oliver Sacks – một trong những tác giả vĩ đại nhất Thế kỷ XX (theo tờ New York Times), từng là giáo sư tâm lý thần kinh học tại Đại học Columbia, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Đại học New York. Ông nổi tiếng với các tác phẩm “chạm tới cuộc sống của hàng triệu người khác trên toàn cầu”, dựa vào kinh nghiệm sống và trải nghiệm trong thời gian điều trị cho các bệnh nhân, nhằm giải quyết nhiều bí ẩn quanh bộ não và hành vi con người.
“Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp” là một trong những cuốn sách tội phạm học nổi tiếng nhất của Sacks. Trong cuốn sách tội phạm học này, ông đã kể lại cuộc đấu tranh của bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh. Đó là những người không thể nhận ra đồ vật hàng ngày, không thể nhận ra người mình thương yêu; là những người đang bị kích thích bạo lực, những người bị coi là tự kỷ hoặc chậm phát triển, nhưng vẫn có năng khiếu về nghệ thuật hay toán học
“Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp” không viết dưới dạng bài nghiên cứu khoa học với thuật ngữ y học khó nhằn. Cuốn sách là sự kết hợp giữa biệt ngữ lâm sàng khách quan với sự đồng cảm chủ quan dành cho bệnh nhân, cho phép ngay cả những người chưa từng tiếp xúc với ngành tâm lý cũng có thể hiểu rõ hơn cuộc sống của người mắc bệnh.
Dù lạ lùng đến mức khó lòng tưởng tượng, nhưng những câu chuyện tuyệt vời ở đây đã thắp sáng lên ý nghĩa tồn tại của một con người.
Trong cuốn sách đặc biệt nhất của mình, Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp, Oliver Sacks - “Một trong những tác giả vĩ đại nhất thế kỷ XX” (theo tờ New York Times) đã kể lại câu chuyện của những bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh kỳ lạ. Những bệnh nhân mất trí nhớ và không còn khả năng nhận biết người hay đồ đạc thông thường nhưng lại bộc lộ năng khiếu đặc biệt với nghệ thuật hoặc toán học.
Cuốn sách là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn hóa đại chúng đương thời. Dựa trên cuốn sách này, đạo diễn Christopher Rawlence đã viết lời cho vở opera do Michael Morris đạo diễn được Viện Nghệ thuật đương đại London công diễn lần đầu năm 1986. Đạo diễn sân khấu Peter Brook cũng chuyển thể cuốn sách này thành vở kịch L’Homme Qui, công diễn lần đầu tại Nhà hát Bouffes du Nord, Pháp năm 1993 và nhận được nhiều đánh giá cao. The Man Who, album của ban nhạc pop indie Scotland Travis được đặt theo tên cuốn sách.
Đặt sách: https://www.fahasa.com/nguoi-dan-ong-tuong-nham-vo-minh-la-cai-mu-va-nhung-ca-benh-tam-ly-than-kinh-hiem-gap.html?attempt=1
Theo tamlyhoctoipham.com