Tội Phạm Bài viết

13 Lời Khuyên Về Cách Kiểm Soát Cảm Xúc Trong Một Mối Quan Hệ

 04/03/2023 9:04:42 SA |  Admin |   279 lượt xem

(toipham.net) - Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn trong một mối quan hệ là một kỹ năng khó. Và thật không may, đó cũng là một bài học mà thường thì chỉ có cuộc sống và thời gian mới dạy được.

Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn trong một mối quan hệ là một kỹ năng khó. Và thật không may, đó cũng là một bài học mà thường thì chỉ có cuộc sống và thời gian mới dạy được. Trong thế giới ngày nay, nhiều người không thể đối phó hoặc xử lý cảm xúc của họ một cách lành mạnh.

Đối với một số người đã trải qua chấn thương tâm lý hoặc bị người khác làm tổn thương, vết sẹo cảm xúc có thể khiến việc kiểm soát cảm xúc trở nên khó khăn hơn. Những người khác có thể đang cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm. Nhưng vẫn còn hy vọng, với thời gian và những bài luyện tập tích cực trong việc đối phó với các phản ứng cảm xúc của mình, bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Tại sao phải học cách kiểm soát cảm xúc?

Nếu bạn có xu hướng phản ứng thái quá, bật khóc trong những lúc kích động, thở gấp, la hét và chửi bới, hoặc có những phản ứng thất thường khi bị kích thích bởi những cảm xúc mãnh liệt: rất có thể bạn đang kiểm soát cảm xúc của mình chưa tốt.

Và khi bạn không kiểm soát tốt được điều đó, những mối quan hệ tình cảm, hay tình bạn có xu hướng bị ảnh hưởng. Ngay cả một mối quan hệ công việc cũng có thể bị hạn chế bởi những phản ứng cảm xúc không tốt. Vì vậy, hãy đọc tiếp để biết một số mẹo để làm cho những cảm xúc của bạn trong tầm kiểm soát.

1. Hãy nhớ cảm xúc chỉ là trạng thái tạm thời của con người

Ngay cả khi bạn thường xuyên trải qua một cảm xúc đặc thù nào đó, thì hãy nhớ rằng cảm xúc và suy nghĩ chỉ là tạm thời. Hãy cố gắng thay đổi cách xử lý đối với những suy nghĩ tiêu cực, thay vì nghĩ: “Tôi đang rất chán nản”, hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Lúc này, tôi đang cảm thấy chán nản. Tại sao? Làm thế nào để khắc phục điều này? ”

Suy nghĩ tiêu cực làm tăng thêm các cảm giác tiêu cực, nếu bạn nhận ra mình đang nghĩ đến những nỗi bất hạnh, hãy nhớ rằng điều này sẽ qua đi, rồi bạn có thể chủ động vực dậy bản thân và tìm ra gốc rễ của vấn đề.

2. Mọi người cho đi chính năng lượng mà họ nhận được

Một điều mà hầu hết mọi người có xu hướng bỏ qua là khi đối xử với người khác, hành vi của chúng ta luôn tương thích với năng lượng mà chúng ta nhận được. Ví dụ: khi nói với người khác bằng giọng lớn, thông thường người kia sẽ trả lời bằng giọng tương tự hoặc lớn hơn.

Một trong những điều đầu tiên mà các đại diện dịch vụ khách hàng qua điện thoại được dạy tại ADT Security là đàm thoại và kiểm soát giọng nói. Nếu khách hàng la mắng bạn, hãy đáp lại bằng thái độ bình tĩnh và tôn trọng, thường thì sau đó, mọi người sẽ dễ tiết chế lại hơn. Nếu bạn để ý, hầu hết các cuộc tranh luận với người khác đều leo ​​thang nhanh chóng, vì mỗi người đều đáp lại những gì họ được nhận.

3. Hít sâu, nín thở và thả lỏng

Về mặt cá nhân, tôi có thể hiểu được việc bạn ghét bị mọi người bảo “hãy hít thở sâu”. Tuy nhiên, nếu bạn đang rơi vào tình huống bộc phát cảm xúc hoặc phản ứng không thích đáng, thì việc hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh – ngay cả khi ở những nơi riêng tư.

Trong khi cần giữ bình tĩnh để có thể giao tiếp (hoặc tránh làm cho bản thân và đối tác trở nên lúng túng), việc nghỉ lấy sức đôi khi là điều không thể tránh khỏi.

Các bài tập thở thường được thực hành trong thiền định, võ thuật và bất kỳ bài tập nào yêu cầu sự tập trung, kiểm soát. Hít sâu vào bằng mũi, giữ trong vài giây và thở ra bằng miệng là cách thích hợp để thực hiện bài tập 'thở sâu'.

Kỹ thuật này giúp dập tắt cơn nóng nảy, xoa dịu lo lắng và thậm chí làm lưu thông máu giúp giảm trầm cảm.

4. Dừng lại một chút trước những tình huống căng thẳng

Đôi khi bạn cần phải dừng lại một chút trước các tình huống. Là một con người, bạn sẽ có những lúc mất bình tĩnh. Chuyện như vậy vẫn xảy ra. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là đừng giữ mãi tình trạng leo thang đó. Khi bạn mất bình tĩnh, bạn sẽ nói và làm những điều khiến bạn phải hối tiếc.

Nếu bạn và người mình yêu có thói quen la hét và mắng mỏ nhau, không tập trung vào vấn đề chính và quá mắc kẹt trong việc phản ứng lại những suy nghĩ tiêu cực của nhau thì sẽ không giải quyết được gì. Nếu bạn quá nóng nảy và muốn kiểm soát phản ứng của mình, thì đã đến lúc bạn nên nghỉ ngơi và dành cho mình chút không gian và khoảng cách.

5. Đừng kìm nén cảm xúc của bạn

Sự hiểu lầm lớn nhất đối với nhiều người là họ nghĩ rằng kiềm chế và kìm nén cảm xúc chính là kiểm soát được cảm xúc. Điều này không xa thực tế là mấy. Khi mà những cảm xúc chán nản có thể gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ thể và tâm trí của bạn.

Cảm xúc của bạn rất quan trọng và ngay cả khi bạn tránh né chúng trong giây lát, bạn luôn có thể thể hiện cảm xúc của mình khi thích hợp. Chỉ cần nhớ rằng học cách kiểm soát cảm xúc của bạn trong một mối quan hệ không có nghĩa là làm mất tác dụng và kìm nén cảm xúc.

6. Học cách xác định cảm xúc của bạn một cách cụ thể

Xác định rõ cảm xúc của mình giúp bạn bắt đầu hiểu cách kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn không dành thời gian để xác định đúng những gì bạn đang cảm thấy, làm thế nào bạn có thể hiểu và quản lý những cảm xúc của mình? Tự suy nghĩ hoặc nói to với ai đó: “Tôi đang buồn” không hề giúp giảm đi tính nghiêm trọng của vấn đề.

Nếu bạn đang khó chịu, bạn đang khó chịu như thế nào? Bạn có tức giận, bực bội, thất vọng hay cảm thấy điều gì khác không? Hãy xác định chính xác loại cảm xúc khó chịu của bạn với mục đích giúp cho bạn có thể tiếp tục phục hồi sau xúc cảm này.

7. Khi bạn đã xác định được mình đang cảm thấy gì, hãy tìm hiểu lý do tại sao

Khi bạn đã tìm ra chính xác cảm giác của mình, việc chuyển đổi những cảm xúc và suy nghĩ này để bạn có thể truyền đạt chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mối quan hệ của bạn có thể sẽ trở nên tồi tệ nếu bạn chưa thể xác định rõ ràng điều gì đã kích hoạt những phản ứng cảm xúc này và chưa có khả năng chia sẻ một cách chính xác những gì mình cảm thấy.

8. Đừng trách móc bản thân vì những cảm xúc của bạn

Một sai lầm phổ biến trong quản lý cảm xúc là cảm giác tội lỗi khi bản thân có những cảm xúc khó chịu. Rất nhiều người cố lý giải phản ứng của họ là 'phản ứng thái quá' hoặc cảm thấy có trách nhiệm phải tha thứ hoặc kìm nén một vấn đề mà họ đang gặp phải với ai đó trong mối quan hệ của họ.

Phần đông những người phải đối mặt với cảm giác hối hận này là phụ nữ. Thật không may, có rất nhiều người sử dụng điều này và tạo nên một thói quen làm mất đi giá trị cảm xúc của người khác.

Điều đó rất không tốt. Các phản ứng cảm xúc của bạn là hoàn toàn hợp lý – quan trọng là cách mà bạn phản ứng với các vấn đề đó.

9. Cho phép bản thân cảm nhận đầy đủ cảm xúc của bạn

Một vấn đề lớn là mọi người có xu hướng tránh né cảm nhận những cảm xúc của mình một cách tối đa. Những phản ứng cảm xúc mãnh liệt, ngay cả những phản ứng vui vẻ hay tích cực, thậm chí có thể biểu hiện qua những phản ứng vật lý trong cơ thể bạn.

Chúng làm tăng nhịp tim hoặc gây khó thở, run rẩy, thậm chí có thể làm rối loạn tầm nhìn, lưu lượng máu và quá trình suy nghĩ của bạn. Chúng tạo ra lượng lớn hormone, và hormone là thứ giúp cân bằng sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Mặc dù điều này có thể không thoải mái và bạn có thể phải dừng lại trong giây lát để kiểm soát thái độ của mình, nhưng đó là một phần quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc của bạn. Nếu bạn không cho phép mình cảm nhận những điều này, bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn "thanh lọc" cảm xúc của mình.

10. Cố gắng giữ cho tình trạng căng thẳng của bạn ở mức tối thiểu

Mặc dù hầu hết mọi người không cố ý đi khắp nơi trong trạng thái căng thẳng, nhưng tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc căng thẳng đột ngột có thể khiến cho ngay cả những người vững vàng nhất cũng phải gặp vấn đề trong việc quản lý cảm xúc của họ.

Nếu các mối quan hệ của bạn là nguyên nhân gây ra những căng thẳng, rất có thể bạn sẽ không kiểm soát hành vi của mình theo cách tốt nhất. Rất có thể, nhiều trong số các cảm xúc của bạn chính là cảm xúc thứ cấp sinh ra từ nguồn gốc là những căng thẳng.

11. Tìm một lối thoát lành mạnh cho cảm xúc của bạn

Mọi người đều cần một lối thoát mang tính trị liệu, một cách để giảm căng thẳng và giải độc. Đối với cá nhân tôi, làm vườn giúp tôi thư giãn và xả stress. Dọn dẹp giúp tôi bình tĩnh lại mỗi khi tức giận. Và hội họa hoặc các dự án nghệ thuật khác giúp cải thiện tâm trạng cho tôi mỗi khi chán nản.

Những người khác chạy hoặc tập thiền. Vấn đề là, hãy tìm thứ gì đó giúp bạn tạo khoảng cách và buông bỏ những cảm xúc tiêu cực đó.

12. Giải quyết vấn đề

Điều này rất rõ ràng, nhưng nói thì dễ hơn làm. Giải quyết các vấn đề không bao giờ là chuyện dễ dàng, và đôi khi giải pháp thậm chí có thể trở thành kết thúc cho mối quan hệ. Tìm ra nguồn gốc của cảm xúc bộc phát là điều quan trọng để bạn có thể vượt qua những tranh cãi hoặc hành động bộc phát lặp đi lặp lại.

Nếu quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại của bạn, thì hãy tìm kiếm liệu pháp hoặc sự trợ giúp khác để giải quyết vấn đề đó, nếu vấn đề trong mối quan hệ của bạn là sự thiếu rõ ràng trong giao tiếp, hãy nói với đối tác của bạn về điều đó và tìm kiếm sự giúp đỡ cho việc đó.

Nguyên nhân gây ra tổn thương tình cảm là gì không quan trọng, luôn có lý do khiến bạn cảm thấy như vậy - và cho dù giải pháp là một cuộc trò chuyện đơn giản với ai đó hay một hoạt động đặc biệt, luôn luôn có một câu trả lời.

13. Nói chuyện với bác sĩ

Nếu bạn có thể rời khỏi vấn đề của mình và phân tích cảm xúc của bản thân rồi nắm được gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ có thể khắc phục được bất cứ điều gì.

Nhưng nếu bạn nhận ra rằng không có vấn đề gì trong cuộc sống hoặc mối quan hệ của bạn khiến bạn có những phản ứng cảm xúc dữ dội như vậy, và các bước quản lý cảm xúc một cách tự nhiên không có tác dụng với bạn thì đã đến lúc bạn nên cân nhắc một khả năng không hề dễ chịu: có thể có điều gì đó không ổn.

Cho dù đó là sự mất cân bằng hormone, một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc có thể là một căn bệnh tâm thần mà bạn không biết mình đã mắc phải, bác sĩ có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đôi khi thuốc có thể đem lại một lợi ích lớn.

Mặc dù thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu có xu hướng có tác dụng xấu, nhưng đối với một số người, chúng rất quan trọng trong việc duy trì một cuộc sống bình thường. Và điều đó chẳng có gì sai cả. Đôi khi, chúng ta chỉ cần một chút hỗ trợ.

Điều đó thực sự không khác gì việc một bệnh nhân tiểu đường dùng metformin để kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Sự khác biệt duy nhất là nó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, cân bằng hơn và kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn. Mặc dù nó không dành cho tất cả mọi người, nhưng đối với một số người, nó là sự khác biệt giữa một mối quan hệ hạnh phúc lành mạnh và một mối quan hệ độc hại.

 

Giận dữ là bình thường và lành mạnh

Một điều quan trọng cần nhớ trong thế giới ngày nay là cảm xúc chính là một phần của chúng ta. Chúng định hướng cho chúng ta, cho chúng ta biết phải làm gì, và thậm chí đôi khi giúp chúng ta sống sót. Có cảm xúc là một phần quan trọng của cuộc sống, vì vậy điều quan trọng là phải chấp nhận và cảm nhận những xúc cảm của bạn, ngay cả khi đó là một chuyện không thoải mái.

Nóng giận cũng không sao. Mọi người đều có quyền được nổi giận - tuy nhiên, chính cách bạn quản lý và kiểm soát cơn tức giận hoặc phản ứng với sự tức giận của mình mới tạo nên sự khác biệt. Và nếu bạn thấy mình luôn tức giận vì nhiều điều nhỏ nhặt, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được giúp đỡ.

Có thể có những lý do sức khỏe cho những nỗi buồn bất tận của bạn; một lý do gì đó đơn giản như sự thiếu hụt vitamin có thể gây ra những thay đổi lớn về tâm trạng. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời.

 

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để tôi kiểm soát được cảm xúc của mình trong một mối quan hệ?

Khi ở trong các tình huống căng thẳng leo thang, điều quan trọng là phải nhớ suy nghĩ một cách tỉnh táo trước khi nói. Việc trút ra hết những bực tức và thất vọng có thể gây ra những tổn thương về lâu dài, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nhớ xử lý cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh. Đôi khi, rời khỏi tình huống đó một chút sẽ giúp khắc phục những phản ứng mãnh liệt ban đầu trước những cảm xúc mạnh.

Làm cách nào để ngăn ai đó kiểm soát cảm xúc của bạn?

Thành thật mà nói, không ai có thể kiểm soát được cảm xúc của bạn. Đôi khi bạn thậm chí không thể kiểm soát cảm xúc của mình, phải không? Tuy nhiên, ai đó có thể thao túng chúng bằng hành động và lời nói của họ. Và thật không may, có nhiều người ngoài kia thích lợi dụng quyền kiểm soát của họ đối với tâm trạng của bạn.

Những người này nói chung là những người khó gần. Bạn có thể học cách xác định những người khó tính, lạm dụng hoặc lôi kéo bằng nhiều dấu hiệu cảnh báo khác nhau và tránh họ càng xa càng tốt trong các mối quan hệ cá nhân.

Giận dữ có phải là dấu hiệu của tình yêu không?

Giận dữ là một cảm xúc thứ cấp. Khi bạn cảm thấy tức giận, nó thường liên quan trực tiếp đến cảm xúc mà bạn đang có trước khi cơn giận bùng phát. Tình yêu chắc chắn có thể là nguyên nhân khiến ai đó cảm thấy tức giận - nếu người đó đang cảm thấy bị phản bội, sốc hoặc bị tổn thương ngay trước đó. Tình yêu thực sự có thể làm gia tăng cảm giác tức giận. Tuy nhiên, bản thân sự tức giận không phải là dấu hiệu của tình yêu.

Cảm xúc lãng mạn có thể quay trở lại?

Nếu chuyện tình cảm đã phai nhạt, không phải là không thể quay trở lại như cũ. Nếu cả hai bên cùng nỗ lực, kiên quyết cởi mở và trung thực trong giao tiếp, đồng thời cố gắng kiềm chế cảm xúc một cách có ý thức, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc bộc phát và đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng.

Tại sao tôi lại nhạy cảm và khóc rất nhiều?

Những thay đổi lớn về tâm trạng có thể là một dấu hiệu cho thấy có thể có một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Sự mất cân bằng tuyến giáp, trong số nhiều vấn đề sức khỏe khác, có thể gây ra lo lắng quá mức, trầm cảm và thậm chí tức giận.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có thể gây ra những vấn đề này. Nếu bạn đang gặp khó khăn với tâm trạng của mình, hãy đề cập với bác sĩ để họ có thể giúp bạn, kê đơn thuốc hoặc tìm ra lý do cơ bản cho vấn đề của bạn.

 

Kết luận

Hãy nhớ phải chấp nhận tất cả những cảm xúc của bạn, ngay cả những cảm xúc tiêu cực. Và nếu bạn cần trợ giúp về nó, bạn chắc chắn không đơn độc trong khía cạnh đó. Bản thân tôi đã từng đi trị liệu cho chứng trầm cảm dữ dội và tâm trạng thất thường - và với việc luyện tập tích cực, tôi đã có thể cảm thấy được là chính mình trở lại.

Với thời gian, sự kiên định và luyện tập, bạn cũng sẽ có thể kiểm soát cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh hơn, để giữ cho các mối quan hệ của bạn đi đúng hướng.

Khi bạn có thể chịu trách nhiệm về những cảm xúc và phản ứng tiêu cực của mình, bạn có thể ngăn chặn những cuộc tranh cãi và căng thẳng vô nghĩa. Chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này, và hy vọng bạn chia sẻ nó với tất cả bạn bè của bạn!

----------

Tác giả: Sarah Mayfield

Link bài gốc: 13 Tips On How To Control Your Emotions In A Relationship

Dịch giả: [ChamNguyen] - ToMo - Learn Something New 

 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vì sao con người mê tín

Vì sao con người mê tín  7

 24/04/2024 11:25:24 SA

Các nhà khoa học cho hay mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, nhất là những người hay lo lắng, và hiện tượng này thậm chí còn tồn tại cả trong giới động vật.

Xem chi tiết 
5 điều người thành công không nói với bản thân

5 điều người thành công không nói với bản thân  7

 24/04/2024 11:25:23 SA

Điểm chung của nhiều người thành công là không bao giờ tự chỉ trích và cảm thấy chán ghét chính mình.

Xem chi tiết 
Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'

Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'  11

 23/04/2024 11:22:53 SA

Hội chứng con vịt nổi mô tả việc che giấu những khó khăn và căng thẳng đằng sau vẻ ngoài thành công và điềm tĩnh.

Xem chi tiết 
Tại sao nhiều người hay than vãn?

Tại sao nhiều người hay than vãn?  11

 23/04/2024 11:22:52 SA

Nhiều người tưởng rằng than vãn giúp cảm thấy nhẹ nhõm nhưng thực tế hành động này lại gieo rắc đau khổ cho chính bản thân và người xung quanh.

Xem chi tiết 
Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?

Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?  14

 22/04/2024 11:22:02 SA

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy, 52% người Mỹ thường cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc và 60% cảm thấy quá bận để tận hưởng cuộc sống.

Xem chi tiết 
Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?

Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?  15

 21/04/2024 11:20:00 SA

Không phải bất cứ tình yêu nào cũng sẽ có kết thúc có hậu.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2642
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2536
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3202
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2632
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2615
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...