Một người đi ra từ công viên cảm thán: "Nơi này thật bẩn thỉu và hôi hám". Một người khác cũng từ đó bước ra nói: "Đẹp quá. Chỗ nào cũng có hoa, hương thơm rất sảng khoái". Tại sao cùng vào một công viên, hai người có phản ứng hoàn toàn khác nhau?
Hóa ra người đầu tiên nhìn thấy rất nhiều rác rưởi trong công viên. Để chứng minh công viên bẩn thỉu, anh ta tìm kiếm rác ở khắp nơi, tập trung tất cả thời gian vào rác rưởi. Trong khi người thứ hai vào công viên, anh chỉ nhìn vào cây cỏ và cảnh đẹp, mặc dù cũng thấy rác, nhưng không để tâm đến nó.
Công viên là một biểu tượng của thế giới chúng ta. Hai người đại diện cho hai lối suy nghĩ hoàn toàn khác nhau là phàn nàn và biết ơn. Thực tế đã chứng minh không chỉ có kiến thức hay IQ mà chính là tư duy quyết định vận mệnh của mỗi người.
Cách dễ nhất để thay đổi số phận của một người: Không phàn nàn.
Một nhà văn người Mỹ vô tình ngồi trên chiếc taxi rất đặc biệt. Vừa bước lên xe, nhà văn đã nhận được tấm thiệp: "Tôi sẽ đưa quý khách đến nơi một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm nhất". Nhà văn khá hưng phấn, liền bắt chuyện với lái xe.
Người lái xe cho biết thêm, trên xe ông phục vụ một số loại đồ uống và báo chí. Nhà văn ngạc nhiên, xin một cốc cà phê nóng. Người lái xe lấy chiếc bình giữ nhiệt rót cho khách. Ông ta đưa một tấm thiệp khác, thống kê các đầu báo có trên xe và mục lục các chương trình trên ti vi. Trên đường đi, vị tài xế thường xuyên quan tâm, hỏi khách cảm thấy nhiệt độ trong xe có phù hợp không, có cần đi nhanh hơn không... Nhà văn tò mò hỏi: Từ đâu mà ông nghĩ ra những dịch vụ này?
"Hồi đầu làm nghề, tôi hay cằn nhằn cáu gắt khi có chuyện không như ý, ví dụ như thời tiết xấu, thu nhập thấp, tắc đường... Có một hôm, tôi vô tình nghe được lời khuyên của tiến sĩ Wayne Dyer (Mỹ) rằng mọi người muốn thành công, nên chấm dứt oán trách, ca thán".
"Ông ấy đã khiến tôi tỉnh ngộ", người lái xe tiếp tục nói.
Tiến sĩ Wayne Dyer là một diễn giả truyền động lực người Mỹ. Ông cũng là tác giả của cuốn sách tội phạm học nổi tiếng "Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống". Ảnh: amazon.com
Năm đầu tiên, người lái xe mới chỉ tươi cười với khách, thu nhập đã tăng gấp đôi. Năm thứ hai, ông quan tâm đến mọi vui buồn của khách một cách thật tâm, sẵn sàng an ủi họ, thu nhập tiếp tục tăng gấp đôi năm trước. Đến năm thứ ba, cũng chính là năm nay, ông đã biến chiếc taxi của mình thành chiếc taxi hạng 5 sao hiếm có ở Mỹ.
Ngoài thu nhập, ông còn nhận ra tinh thần của bản thân cũng tốt lên từng ngày. Bây giờ mọi người nếu muốn đi xe của ông đều phải đặt trước. "Ông hôm nay thực ra là một vị khách đặc biệt, tôi tiện đường nên chở đó", người lái xe nói.
Phàn nàn về số mệnh không tốt bằng thay đổi số phận và phàn nàn về cuộc sống cũng không bằng cải thiện cuộc sống.
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger có một lý thuyết nổi tiếng: 10% cuộc sống con người do những việc ngoại lai tác động, và 90% còn lại do thái độ, phản ứng của chính con người với những việc xảy ra.
Leon Festinger kể, một buổi sáng, ông rửa mặt và tháo chiếc đồng hồ đắt tiền để cạnh bồn. Vợ ông sợ đồng hồ bị ướt nên đặt nó lên bàn. Cậu con trai tới bàn ăn lấy bánh mì, làm chiếc đồng hồ rơi xuống đất và hỏng mất. Festinger rất thích chiếc đồng hồ nên đánh con trai một trận rồi quay sang mắng vợ. Hai người cãi nhau kịch liệt.
Festinger không ăn sáng nữa, lái xe tới công ty, nhưng sắp tới nơi nhớ ra mình quên mang cặp, lại trở về nhà. Nhưng vợ đi làm, con đi học, Festinger lại để chìa khóa ở trong cặp, không có cách nào vào nhà, anh đành gọi điện cho vợ.
Trong lúc người vợ vội vã chạy về nhà, đâm vào một sạp hoa quả ven đường, chủ sạp bắt phải bồi thường. Lấy được cặp, Festinger đi trễ 15 phút, bị cấp trên gay gắt phê bình, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì một việc nhỏ, anh tiếp tục cãi nhau với đồng nghiệp. Người vợ vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng nên cũng đi muộn, mất thưởng cả tháng. Cậu con trai hôm đó thi đấu thể thao nhưng vì tâm lý không tốt nên cũng bị loại ngay từ vòng đầu.
Trong câu chuyện này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống, một loạt những việc xảy ra sau đó chính là 90% còn lại. Vì mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% đó, mới dẫn tới từ một việc nhỏ biến thành cả ngày rắc rối.
Giả sử, sau khi 10% kia xảy ra, Festinger an ủi con trai: "Đồng hồ vỡ rồi, bố mang đi sửa là được". Nếu làm như vậy con trai sẽ vui vẻ, vợ thoải mái, bản thân Festinger cũng không phiền muộn, vậy thì tất cả những vấn đề sau đó chắc chắn sẽ không xảy ra.
"Có thể thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau", nhà tâm lý kết luận.
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger. Ảnh: nature.com
Đây chính là vấn đề tâm lý của mỗi cá nhân. Thực ra không ai có thể giúp bạn ngoài chính bản thân mình. Nếu như mọi người có thể hiểu và vận dụng thuần thục "Định luật Festinger" trong cách giải quyết, mọi chuyện sẽ được xử lý thỏa đáng.
Hãy cư xử với mọi người xung quanh theo nguyên tắc "3 không, 3 thêm":
"3 không": Không chỉ trích, không phàn nàn, không buộc tội. "3 thêm": Thêm lời động viên, thêm lời khen ngợi, thêm lời thông cảm.
Đừng phàn nàn về công việc, về cuộc sống. Chẳng ai quan tâm đâu, thay vào đó, hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc và chủ động khiến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại, đơn giản là hãy thay đổi nó.
Vy Trang (Theo aboluowang)
Theo tamlyhoctoipham.com