Tội Phạm Bài viết

4 sức mạnh giúp con người vượt qua tuổi thơ khó khăn

 29/10/2024 3:43:50 CH |  Admin |   19 lượt xem

(toipham.net) - “Như thể hấp thụ mọi năng lượng tiêu cực rồi biến chúng thành tích cực.”

Bị tổn thương trong tuổi thơ thường khiến con người gặp khó khăn trong cuộc sống sau này—nhưng có những người vẫn kiên cường đạt được hạnh phúc và thành công. Điều gì trong con người họ đã giúp họ vượt qua số phận? Đây là câu hỏi trung tâm trong một nghiên cứu do Giáo sư Janet Schneiderman tại Đại học Nam California dẫn dắt.

Để tìm hiểu sâu hơn, Schneiderman cùng cộng sự đã phỏng vấn 21 người trưởng thành về trải nghiệm sống với tuổi thơ không mấy êm đềm. Khi còn nhỏ, những người tham gia nghiên cứu này đã có thời gian làm việc với Sở Dịch Vụ Trẻ Em và Gia Đình Hạt Los Angeles, một số đã từng được đưa vào gia đình nuôi dưỡng. Các nhà nghiên cứu chủ yếu hỏi về những đặc điểm cá nhân, mối quan hệ gia đình, và những yếu tố hỗ trợ hay cản trở thành công của họ. Từ đó, họ đã phân tích các câu chuyện và tìm ra những chủ đề nổi bật.

Kết quả thật ấn tượng. Bốn chủ đề chính đã hiện lên, mỗi chủ đề lại chia thành các tiểu đề nhỏ. Tóm tắt của nghiên cứu như sau.

Chủ đề 1: Nhìn nhận bản thân qua lăng kính tích cực

Trong câu chuyện của những người tham gia, có sự phản chiếu về những thành công trong đời sống cá nhân và sự nghiệp của họ. Chủ đề này được chia thành hai ý nhỏ:

Giá trị bản thân: Những người tham gia nhìn nhận giá trị của mình thông qua thành công trong học tập, công việc, và trong cuộc sống nói chung. Có người chia sẻ rằng họ đã phải vượt qua hoàn cảnh khó khăn và cảm xúc tiêu cực để đến với sự chấp nhận bản thân. Một người nói: “Tôi đã phải học cách yêu thương chính mình và tìm lại điều mình mong muốn trong cuộc sống, vì có lúc tôi đã thực sự lạc lối.”

Vai trò người giúp đỡ: Với họ, trở thành người giúp đỡ có nghĩa là chia sẻ những trải nghiệm của mình, hỗ trợ tài chính, làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ, hoặc giúp đỡ trẻ em và gia đình. Một số người đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ chính những khó khăn của mình để vươn tay giúp người khác. Một người chia sẻ: “Tôi muốn trở thành nguồn cảm hứng cho người khác, truyền động lực hoặc chỉ đơn giản là nói với họ rằng họ hoàn toàn có thể vượt qua.”

Chủ đề 2: Tiến bước về phía trước

Những người tham gia cũng chia sẻ về hành trình tiến về phía trước để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn. Chủ đề này chia thành hai ý nhỏ:

Buông bỏ quá khứ: Họ bày tỏ mong muốn thay đổi cách suy nghĩ “cũ kỹ” và học cách tha thứ cho những ai từng gây tổn thương cho mình. Một người tham gia chia sẻ: “Tôi đã chuyển từ vai trò nạn nhân, luôn kể lại những gì đã xảy đến với mình, sang vai trò người sống sót, kể lại cách tôi vượt qua, và tôi đã đến được nơi mình đang đứng như thế nào.”

Hướng về tương lai: Những kế hoạch tương lai của họ bao gồm việc học hành, công việc, tình hình tài chính và nơi ở, gia đình, cũng như những chuyến đi đầy ấp mơ ước.

Chủ đề 3: Đối mặt với cuộc sống

Những người tham gia đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để đối phó với hoàn cảnh khó khăn của họ, được thể hiện qua ba tiểu chủ đề dưới đây.

Ranh giới. Người tham gia chia sẻ rằng họ cần phải tạo khoảng cách với những người hoặc tình huống độc hại, đáng sợ, hoặc cản trở sự phát triển của bản thân—và đôi khi điều này liên quan đến gia đình hoặc bạn bè. Khi thiết lập ranh giới, họ muốn bảo vệ bản thân và lựa chọn kỹ lưỡng ai sẽ bước vào cuộc sống của mình. Một người tham gia nói: "Tôi chọn, và tôi quyết định... đơn giản là thế thôi. Tôi đang chọn gia đình của mình. Tôi đang chọn bạn bè của mình."

Thói quen. Việc có một thói quen hay lịch trình—dù là do bản thân họ lập ra hay từ người khác—mang lại cho họ sự ổn định cần thiết. Những người tham gia cũng bày tỏ mong muốn có sự dự đoán và chắc chắn, đặc biệt là về những kỳ vọng từ người khác.

Tự lập. Tiểu chủ đề này nói về việc không phụ thuộc vào người khác, kiên trì theo đuổi mục tiêu và đề cao sự độc lập của bản thân. Hãy lắng nghe suy nghĩ của một người được phỏng vấn: "Phải tự dựa vào chính mình, tự lo liệu, như là, được rồi, mình không có ba mẹ ở đây. Mình chẳng có ai để dựa vào mà nói rằng, 'Này, mẹ sẽ đến giúp mình' hay 'Ba sẽ đến bên mình' bởi vì ba mình luôn ở ngoài đường, và ông thường đánh mẹ mình, nên điều đó chưa bao giờ là tốt đẹp cả." 

Chủ đề 4: Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống

Chủ đề này phản ánh cách những người tham gia hiểu về cuộc đời mình, và được chia làm ba tiểu chủ đề.

Bị đối xử tệ bạc. Những người tham gia suy ngẫm về việc bị ngược đãi đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với gia đình và người khác như thế nào, cũng như cách họ đối mặt với quá khứ đầy tổn thương. Một người chia sẻ: "Bạn nhìn thấy những người khác, hay tình huống tệ hơn mình, nhưng họ vẫn sống, điều đó khiến mình nghĩ rằng, rồi mình cũng sẽ ổn thôi."

Nuôi dưỡng trong gia đình thay thế. Trải nghiệm trong môi trường nuôi dưỡng của những người tham gia rất đa dạng. Nhiều người cảm thấy mất mát vì xa rời gia đình, trong khi một số khác lại nhìn nhận đó là điều quý giá (dù chỉ sau này mới nhận ra). Nhiều người trong số họ đã tìm thấy ý nghĩa sâu sắc từ trải nghiệm này và biết ơn những người đã giúp họ trên con đường ấy. Một người bày tỏ: "Mình cảm thấy thật may mắn khi cuối cùng được gặp bà ấy. Bà đã thay đổi cuộc đời mình hoàn toàn. Mình luôn coi đó là cơ hội để trở thành một con người mới."

Nhận thức cá nhân. Thông qua quá trình tự suy ngẫm, những người tham gia nhận ra rằng họ mong muốn được hạnh phúc và biết ơn những gì mình có, cải thiện bản thân bằng cách thích ứng tốt hơn, và hiểu rằng con người cũng như thế giới xung quanh đều có thể và sẽ thay đổi. "Bất kể điều gì xảy đến với mình, mình luôn cố gắng làm điều tốt nhất có thể vì mình không biết mình đang ở đâu, không hiểu tại sao lại xảy ra chuyện này, chuyện kia. Mình nghĩ, này, bạn chỉ có một cơ hội để được hạnh phúc thôi. Thật sự là như thế, hãy hấp thụ năng lượng tiêu cực và biến nó thành tích cực."

Image: Diego Thetower/Shutterstock

Tham khảo

Adults with a child maltreatment history: Narratives describing individual strengths that promote positive wellbeing. Schneiderman, Janet U., Mennen, Ferol E., Palmer Molina, Abigail C., & Cederbaum, Julie A. Child Abuse & Neglect, Vol 139, May 2023, 1-11 Article 106133. https://doi.org/10.1016/j.chiabu.2023.106133

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/head-games/202312/overcoming-a-difficult-past-4-key-strengths

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì  2

 08/11/2024 3:54:21 CH

Trong Kinh Thánh có một chi tiết rất thú vị mà không phải ai cũng để ý. Đó là thường thì trước khi giúp đỡ hay ban phước cho ai đó, Chúa Giêsu luôn đặt câu hỏi: “Ngươi muốn gì?”

Xem chi tiết 
Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực

Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực  1

 08/11/2024 3:54:20 CH

Có câu nói nổi tiếng rằng mỗi người chúng ta chính là trung bình của năm người mà ta tương tác nhiều nhất.

Xem chi tiết 
Thời gian trôi nhanh lắm!

Thời gian trôi nhanh lắm!  1

 08/11/2024 3:54:19 CH

Khi đón chào một đứa trẻ vào đời, ai cũng sẽ bảo bạn: “Hãy tận hưởng khoảng thời gian này. Ngày thì dài, mà năm thì ngắn ngủi!”

Xem chi tiết 
Thế nào là “ngầu”?

Thế nào là “ngầu”?  2

 08/11/2024 3:54:18 CH

Đây là câu hỏi mà các triết gia chắc chắn đã nhiều lần nghiền ngẫm.

Xem chi tiết 
Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai

Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai  1

 08/11/2024 3:54:18 CH

Ai cũng thích cái đẹp. Mà con người lại có xu hướng thích giao tiếp với người mà họ thấy dễ nhìn, thế là tạo ra hiện tượng gọi là “phần thưởng sắc đẹp.”

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  3036
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2845
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3548
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2971
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3075
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...