“Hãy coi chừng, độc hại!”
Bạn đã bao giờ nhìn thấy tấm biển với nội dung này được đặt ở đâu chưa? Vâng, thường thì nó ở gần khu vực có điện hoặc hóa chất; tuy nhiên, nó cũng là lời cảnh báo khi bạn ở bên cạnh những người được coi là thân thiết nhưng lại mang đến sự độc hại. Những người độc hại nằm trong chính chúng ta và họ thể hiện những hành vi nhất định có ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh mình. Họ có xu hướng làm đảo lộn sự cân bằng của xã hội bằng cách gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho người khác. Tác động của một người độc hại có thể gây bất lợi cho một cá nhân, do hành động của họ, bạn sẽ bị thao túng để nghĩ rằng người độc hại là bạn chứ không phải họ. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu 5 dấu hiệu cho thấy người độc hại là họ chứ không phải bạn.
Lưu ý rằng: Bài viết này không nhằm để chỉ trích bất kỳ ai có thể mang những dấu hiệu này, mà là để chúng ta hiểu và nâng cao nhận thức hơn về chủ đề này!
Số 1, họ thể hiện hành vi lôi kéo.
Thao túng là tên thứ hai của một người độc hại. Họ có kỹ năng sử dụng bất kỳ phương tiện cần thiết nào để đạt được mục tiêu của mình. Họ sẽ dùng cách tống tiền, đe dọa, nói dối và tạo ra những chuyến đi tội lỗi. Họ lật ngược tình thế và chỉ tay về phía bạn nếu có bất kỳ tranh chấp nào. Họ sẽ dùng tình bạn, lòng tốt và tình yêu của bạn hòng chống lại bạn để đạt được điều họ muốn, đây gọi là thao túng cảm xúc. Hơn nữa, những người độc hại có nhiều cách khiến bạn tin rằng bạn là người có lỗi, chẳng hạn như bạn đến rạp chiếu phim muộn vì họ chuẩn bị quá lâu, nhưng thay vào đó, họ sẽ đổ lỗi cho bạn vì đã lái xe quá chậm trên đường.
Số 2, bạn cảm thấy kiệt sức sau khi nói chuyện với họ.
Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi đến mức sau khi nói chuyện với một người bạn và bắt đầu tự hỏi liệu có phải mình bị bệnh rồi không? Bạn ra ngoài ăn tối nhưng quay lại với cơn đau đầu dữ dội? Những người độc hại giống như nam châm thu hút và hấp thụ toàn bộ năng lượng của bạn chỉ bằng cách ở gần họ. Họ tạo ra một bong bóng căng thẳng và tiêu cực hút bạn vào trong đó. Trong cuộc trò chuyện về các mối quan hệ, nhà tâm lý học lâm sàng Perpetua Neo nói: "Họ khiến bạn cảm thấy vô cùng đau khổ, điều mà bạn thậm chí có thể biện minh vì bạn không thể hiểu tại sao nó lại ảnh hưởng nặng nề đến bạn như vậy."
Số 3, họ luôn coi mình là nạn nhân.
Những người độc hại sẽ không bao giờ thừa nhận họ sai. Họ sẽ đổ lỗi cho người khác và tự cho mình là những nạn nhân tội nghiệp. Ví dụ, những người độc hại sẽ tranh luận rằng họ không dọn dẹp gara vì BẠN không nhắc họ làm như vậy. Hơn nữa, nếu bạn đang tranh cãi với một người độc hại, quan điểm của bạn sẽ không được chấp nhận và họ sẽ bịa ra những lời dối trá khiến bạn trở thành tội phạm và họ trở thành nạn nhân. Họ được thôi thúc để trở thành người luôn luôn đúng và họ sẽ sử dụng mọi cách cần thiết để chứng minh điều đó. Trên thực tế, những người độc hại sẵn sàng làm mọi việc như đâm đơn kiện những vấn đề đơn giản chỉ để được coi là người đúng.
Số 4, họ hiếm khi xin lỗi.
Theo quan điểm trước, vì những người độc hại nghĩ rằng họ luôn là người đúng nên họ không cần phải xin lỗi. Họ sẽ thay đổi sự thật, nói dối để thoát khỏi tình huống trước khi xin lỗi. Và ngay cả khi họ xin lỗi thì điều đó sẽ không chân thành, nó sẽ giống như "Tôi rất tiếc vì BẠN đã tin như vậy."
Số 5, họ không có ranh giới.
Bạn đã bao giờ nài xin người ấy một chút thời gian để suy nghĩ về chuyến đi của hai người chưa? Bạn muốn có vài ngày để suy ngẫm và nghiên cứu ý tưởng nhưng bỗng nhiên họ mua vé mà không có sự đồng ý của bạn. Những người độc hại không có ranh giới, họ sẽ dễ dàng xâm chiếm không gian cá nhân, phớt lờ mong muốn của bạn, sử dụng đồ đạc của bạn mà không hỏi ý kiến, luôn xông vào nhà bạn như thể họ sở hữu nó và làm mọi việc mà không hỏi ý kiến bạn trước.
Tóm lại, chúng ta nên xem xét kỹ hơn các thành viên trong vòng kết nối xã hội của mình để xác định xem họ có độc hại hay không. Mọi người đều xứng đáng có được những người ủng hộ và yêu thương thay vì làm nản lòng và ghét bỏ. Những người độc hại có thể được nhận biết qua hành vi lôi kéo của họ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi nói chuyện cùng, luôn đóng vai nạn nhân, thiếu lời xin lỗi và không tôn trọng ranh giới. Bạn có biết ai mang những đặc điểm này không?
Tài liệu tham khảo:
Martin, H. (2022, January 5). The 10 giveaway signs of a toxic person – and how to handle them. Talented Ladies Club. Retrieved July 7, 2022, from https://www.talentedladiesclub.com/articles/10-giveaway-signs-toxic-person-handle/
Regan, S. (2021, August 23). Are you dealing with a toxic person? look out for these 11 signs, experts say. mindbodygreen. Retrieved July 7, 2022, from https://www.mindbodygreen.com/articles/toxic-people/
Marissa. (2022, June 11). 30 toxic person signs that scream “avoid me!” (and how to deal!). A to Zen Life. Retrieved July 7, 2022, from https://atozenlife.com/toxic-people/
Tác giả: Ruqaya Shahin
Dịch giả: Vân Anh - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ
Nguồn bài viết: 5 Signs Someone Is TOXIC, Not You – Psych2Go
Theo tamlyhoctoipham.com