Tội Phạm Bài viết

5 Kiểu Người Điển Hình Của Hội Chứng Kẻ Mạo Danh Và Cách Khắc Phục

 29/08/2022 2:00:12 SA |  Admin |   358 lượt xem

(toipham.net) - Hội chứng kẻ giả mạo là một hiện tượng tâm lý, trong đó người mắc phải sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với thành tích mà bản thân đạt được.

"Tôi cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh."

"Tôi cảm thấy không xứng đáng với thành công của mình."

"Mọi người sẽ nghĩ rằng tôi là một kẻ lừa gạt"

Bạn đã bao giờ nói những lời này với bản thân mình chưa? Nếu có, thì có lẽ bạn đã mắc phải Hội chứng kẻ mạo danh. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải là người duy nhất, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có đến 70% người có cảm giác ấy không lúc này thì lúc khác.

Trong bài viết này, tôi sẽ nói về hội chứng kẻ mạo danh, để từ đó, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu cũng như thực hiện các bước cần thiết để chữa bệnh.

Tôi đã từng có cơ hội phỏng vấn Tiến sĩ Kevin Cokley, một Giáo sư Tâm lý Giáo dục tại Đại học Texas ở Austin, đồng thời là tác giả của quyển sách tội phạm học Thần thoại về chủ nghĩa chống người da đen. Nhân tiện, hãy xem thử cuộc phỏng vấn hấp dẫn của chúng tôi về hội chứng kẻ mạo danh tại đây:

Hội chứng kẻ mạo danh là gì?

Hội chứng kẻ giả mạo là một hiện tượng tâm lý, trong đó người mắc phải sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với thành tích mà bản thân đạt được. Thậm chí, bạn còn có thể thường xuyên cảm thấy lo lắng rằng người khác sẽ vạch trần mình là một kẻ lừa đảo.

Những người mắc hội chứng kẻ mạo danh thường không có được cảm giác về sự thành công. Ví dụ, một diễn viên có thể đã giành được tất cả các giải thưởng ở hạng mục Nam diễn viên của năm, nhưng điều này vẫn không thể làm anh ấy ngừng suy nghĩ rằng mình là một kẻ lừa đảo.

Họ có thể nghĩ rằng những giải thưởng này chỉ là do may mắn, hoặc cũng có thể là do họ đã thu hút được sự chú ý của mọi người trong những năm vừa rồi, nhưng mọi chuyện sẽ sớm bị phát hiện và vạch trần chẳng khác gì một trò gian lận.

Khi nhận được những phản hồi tích cực, trong khi mọi người thường sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân và tự tin vào khả năng của mình, thì một người mắc hội chứng kẻ mạo danh lại xem những lời khen ngợi này là sự đánh giá quá cao khả năng của họ.

Những ai đang mắc phải hội chứng kẻ giả mạo?

Mặc dù đây là một hội chứng khá phổ biến, nhưng dường như không có nhiều người nói về nó!

Hội chứng kẻ mạo danh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai — từ các chuyên gia, sinh viên cho đến những người có thành tích cao. Ví dụ, đến cả Michelle Obama, Neil Gaiman và Maya Angelou cũng đã lên tiếng thừa nhận mình mắc hội chứng kẻ mạo danh.

Hãy xem qua thử video tội phạm này, trong đó Tom Hanks nói rằng anh cảm thấy mình giống như một kẻ lừa đảo (0:18)

Những tác động của hội chứng này gây ra có thể rất tàn khốc. Theo các nghiên cứu cho thấy, người mắc phải sẽ bị giảm hiệu suất và sự hài lòng trong công việc, đồng thời gia tăng sự lo âu và phiền não.

Mặc dù tất cả mọi người đều sẽ dễ mắc phải hội chứng kẻ mạo danh, nhưng trong đó sẽ có một số người lại dễ mắc hơn so với những người khác, điển hình có thể kể đến là phụ nữ và người da màu.

Bạn có mắc hội chứng kẻ mạo danh không? Hãy làm thử bài kiểm tra dưới đây

Đến đây, nếu bạn có cảm giác những điều này nghe có vẻ khá giống với bản thân mình, thì hãy xem qua những câu hỏi của chúng tôi ở bên dưới và trả lời có hoặc không cho mỗi câu:

____ Bạn có bao giờ cảm thấy mình không xứng đáng với thành quả nhận được không?

____ Bạn có bao giờ lo lắng rằng mọi người sẽ phát hiện ra mình là người bí mật không xứng đáng không?

____ Sau một thành công, bạn có xem đó chỉ là do yếu tố may mắn hay thời điểm không?

____ Bạn có nghĩ rằng bạn đã lừa người khác để họ nghĩ rằng bạn giỏi hơn những gì bạn đang thể hiện không?

____ Bạn có xin lỗi chính mình ngay cả khi bạn không làm gì sai không?

____ Bạn có nghĩ người khác đánh giá quá cao thành công của bạn không?

Nếu bạn trả lời “có” nhiều hơn hai lần, thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng này.

Tuy nhiên, bài kiểm tra này cũng chỉ có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn rất cơ bản về hội chứng kẻ mạo danh. Và nếu cảm thấy mình đang gặp khó khăn cần được giải quyết, thì hãy đến gặp bác sĩ trị liệu để được chẩn đoán một cách chính xác và từ đó lên kế hoạch điều trị.

5 loại kẻ mạo danh

Không phải tất cả những ai mắc hội chứng kẻ mạo danh đều giống nhau. Một chuyên gia về hội chứng này, Tiến sĩ Valerie Young nhận ra rằng thấy có 5 loại kẻ mạo danh điển hình. Hãy cùng xem qua và nhận ra đâu là kiểu người giống với bản thân mình nhất nhé:

# 1: Người cầu toàn

Người cầu toàn thường tập trung vào cách thức hoàn thành một việc gì đó, và họ muốn nhận được hiệu quả 110% từ bất kỳ dự án hoặc nhiệm vụ nào. Và một khi các tiêu chuẩn này không được đáp ứng, hội chứng kẻ mạo danh sẽ bắt đầu xuất hiện.

Nếu bạn là một người cầu toàn, những đặc điểm này có thể đúng đối với bạn:

Bạn luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất với bản thân.

Đôi khi bạn bị mọi người cho mình là một người quản lý vi mô.

Ngay cả khi có một bài thuyết trình thành công, bạn vẫn sẽ cảm thấy thất vọng chỉ vì quên đi một chi tiết nhỏ.

Bạn luôn đặt mục tiêu ở mức cao nhất; bất cứ điều gì khác đều là một thất bại.

Cách khắc phục: Bạn có thể thử phương pháp GEQ.

GEQ là từ viết tắt của "Good Enough Quality" (Tạm dịch: Chất lượng Đủ Tốt). Nói cách khác, sẽ tốt hơn nếu bạn đặt bản thân ở những mục tiêu "tốt hơn" so với việc cố gắng đạt được điều "tốt nhất". Hơn nữa, người cầu toàn còn thường muốn dành nhiều thời gian hơn cho sự chuẩn bị, vậy nên hãy hành động ngay lập tức để phá vỡ chu kỳ ấy.

Chấp nhận sự không hoàn hảo đối với những hành động sau:

Sự khẳng định không hoàn hảo: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình là một người cầu toàn, hãy ghi nhớ một lời khẳng định tích cực. Đó có thể là “Hoàn thành 75% là được rồi, không cần phải đến mức 100%” hoặc “Có lẽ là mình nên làm tốt ngay bây giờ hơn là đợi và làm một hoàn hảo sau đó”. Hãy lặp lại những lời khẳng định như thế này mỗi ngày, hoặc cũng có thể chọn từ danh sách tội phạm học những lời khẳng định tích cực của chúng tôi.

Một tác phẩm không hoàn chỉnh: Lấy giấy bút ra và bắt đầu vẽ với một ý tưởng trong đầu. Đó có thể là một con người, một ngôi nhà, hay cũng có thể là một nhạc cụ. Đặt hẹn giờ trong 2 phút và bắt đầu vẽ! Cố gắng vẽ được càng nhiều chi tiết càng tốt, nhưng đừng vẽ quá nhanh. Sau khi thời gian kết thúc, hãy xem bản vẽ của mình. Nếu bạn chưa hoàn thành, thì sẽ thật tuyệt! Bởi mục tiêu của bài tập này là chấp nhận một công việc chưa hoàn thành của bạn.

Những mục tiêu thực tế: Bạn có đang giữ danh sách các mục tiêu của mình không? Nếu có, hãy thử em qua chúng. Những mục tiêu ấy có thực tế không, hay nó quá xa vời? Hãy cố gắng đặt ra những mục tiêu phù hợp với bản thân và lịch trình. Hãy xem qua bài viết Goal Setting (Thiết lập mục tiêu) của chúng tôi để có thể giúp bạn phần nào trong việc này.

# 2: Thiên tài bẩm sinh

Bạn có nghĩ mình phải luôn thông minh, tiếp thu nhanh hay vượt trội hơn về mọi thứ mình được dạy không? Vậy thì có thể, bạn là một thiên tài bẩm sinh.

Những người làm việc chăm chỉ, có thành tích cao và cầu toàn thường có xu hướng cảm thấy mình giống những kẻ lừa đảo nhất. Những thiên tài bẩm sinh có xu hướng nhìn vào những ưu điểm trong lĩnh vực của họ và tự hỏi: Tại sao mình vẫn chưa đạt được điều này?

Họ thường không nhận ra rằng có một quá trình được gọi là học tập đưa một người đi từ bước khởi đầu đến khi đạt được trình độ chuyên nghiệp. Chính vì vậy, khi đối mặt với thất bại, họ thường nghi ngờ về năng lực của mình.

Những thiên tài bẩm sinh có chung những đặc điểm sau:

Họ tin rằng mọi người sinh ra đều có đủ tài năng và kỹ năng cần thiết.

Họ dễ thất vọng và có thể nhanh chóng thay đổi sở thích.

Họ thấy rằng mọi người xung quanh đều thành công, trong khi mình là người duy nhất thất bại.

Cách khắc phục: Để vượt qua sự "ám ảnh thiên tài" này, hãy thử trau dồi tư duy cầu tiến.

Những người có tư duy cầu tiến sẽ tin rằng chỉ cần nỗ lực, mình sẽ có thể cải thiện những khả năng, kỹ năng cũng như tài năng của bản thân. Và trái lại, những người với tư duy cố định tin vào việc mọi người được sinh ra với tài năng hoặc kỹ năng thiên bẩm hơn là tích lũy chúng.

Khi bạn có tư duy cầu tiến, bạn sẽ bắt đầu tin vào sức mạnh của việc tập trung nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Cùng tìm hiểu thêm về tư duy phát triển tại đây.

# 3: Chuyên gia

Các chuyên gia thường nỗ lực để ngày càng có thêm nhiều kiến ​​thức, kinh nghiệm cũng như giải thưởng hơn. Ngay cả khi họ có được sự thành công và nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, họ vẫn nghĩ rằng những điều đó là chưa đủ.

Trên thực tế, thuật ngữ “hiện tượng kẻ mạo danh” được sử dụng lần đầu vào năm 1978 để kiểm tra những phụ nữ có năng lực chuyên môn giỏi, nhưng lại liên tục cảm thấy mình kém cỏi và chỉ đang đánh lừa người khác.

Các chuyên gia sẽ luôn cố gắng để trở nên hoàn hảo vì muốn làm hài lòng người khác. Họ cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh bởi suy nghĩ rằng ngoài kia sẽ luôn có ai đó tốt hơn mình.

Nếu bạn thuộc kiểu người này, giống như tôi, bạn có thể có những biểu hiện sau:

Bạn có xu hướng chuẩn bị đầy đủ cho mình bằng cách tìm hiểu kỹ các sách, khóa học, khóa đào tạo, v.v. trước khi thực hiện một dự án hoặc bài thuyết trình lớn.

Bạn sẽ không nộp đơn xin việc khi cảm thấy bản thân không đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn.

Ngay cả khi bạn đã giảng dạy hoặc làm việc trong lĩnh vực của mình trong nhiều năm, bạn vẫn cảm thấy mình chưa đủ kinh nghiệm.

Cách khắc phục: Các chuyên gia nên nhận ra rằng kiến ​​thức là vô hạn! Vì vậy, thay vì luôn tích lũy thêm nhiều kiến ​​thức/kỹ năng, hãy cố gắng chỉ tích lũy chúng khi cần thiết.

Điều này có nghĩa là bạn nên tập trung để trau dồi một kỹ năng nhất định thay vì học mọi thứ. Ví dụ: nếu bạn quan tâm đến lập trình máy tính, rèn luyện khả năng lãnh đạo hay kỹ năng kỹ thuật, nhưng hiện giờ bạn sắp được thăng chức lên vị trí quản lý, thì có lẽ bạn nên tập trung hết công lực cho việc rèn luyện khả năng lãnh đạo.

# 4: Người theo chủ nghĩa cá nhân 

Người theo chủ nghĩa cá nhân tin rằng họ có thể tự mình làm mọi thứ và thích làm mọi việc mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ. Đối với họ, hỏi người khác là một biểu hiện của sự yếu đuối. Và rốt cuộc, họ vẫn không biết mình đang làm gì sao?

Là một người theo chủ nghĩa cá nhân, bạn sẽ:

cảm thấy như mình cần thêm thời gian để chuẩn bị

thích làm việc cá nhân hơn làm việc nhóm

không yêu cầu sự giúp đỡ, ngay cả khi bạn cần nó

Cách khắc phục: Có thể sẽ khá khó, nhưng có thể, việc bạn không thể hỏi được người khác là do bạn chưa tìm được người phù hợp. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân: "5 người mà mình dành thời gian nhiều nhất cho họ là ai?" Nếu họ là một người "xây dựng ước mơ" thay vì một người "dập tắt ước mơ", thì rất có thể bạn sẽ muốn học hỏi từ họ.

Tôi khuyên bạn nên tham gia một nhóm các quân sư hoặc nhóm hỗ trợ khác để tìm ra những con người vĩ đại mà có thể bạn muốn tìm kiếm lời khuyên từ họ.

# 5: Người phụ nữ/người đàn ông siêu phàm

Những người này thường thích đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Họ rất khó để nói lời từ chối và thường làm việc chăm chỉ hơn đồng nghiệp của mình. Một nữ hay nam siêu nhân thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ một lúc, thậm chí đến mức kiệt sức.

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của kiểu người này:

Bạn phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, nào là việc nhà, việc học, công việc chính, công việc phụ, v.v.

Bạn thường phải làm việc ngoài giờ, thậm chí là vượt quá giờ làm việc bình thường của nhóm.

Bạn bỏ bê bạn bè, gia đình hoặc sở thích của mình để có thể làm việc nhiều hơn.

Cách khắc phục: Rất có thể, khi làm việc hết mình như vậy, bạn sẽ dễ làm hài lòng mọi người. Bạn sẽ nỗ lực để làm những điều tốt không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác. Bạn muốn gây ấn tượng tốt, và do đó cố gắng ôm vào mình thật nhiều công việc.

Vậy thì, hãy xem qua bài viết của chúng tôi về cách dừng lại việc cố gắng làm hài lòng mọi người, hoặc làm bài trắc nghiệm bên dưới để tìm hiểu xem bạn có phải là kiểu người thích làm hài lòng mọi người hay không!

Cách đối phó với hội chứng kẻ mạo danh trong 6 bước

Bây giờ, hãy cùng xem qua 6 mẹo hàng đầu của chúng tôi có thể giúp bạn đánh bại tất cả các loại hội chứng kẻ mạo danh.

  1. Phương pháp Coué

Bạn muốn thay đổi cách nói chuyện với bản thân? Vậy thì còn ai tốt hơn ngoài hỏi Émile Coué, nhà tâm lý học và đồng thời là người tạo ra Phương pháp Coué?

Phương pháp Coué là một phương pháp giúp bạn thay đổi cách độc thoại, để từ đó điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc cũng như hành vi của bản thân trong 3 bước đơn giản:

Đặt ra những câu nói, những lời khẳng định tích cực của riêng mình. Các cụm từ quen thuộc của tôi là "Tôi hiểu rồi!" hay "Những chiến thắng nhỏ."

Chọn một không gian an toàn, nơi không có gì làm bạn phân tâm. Đó có thể đơn giản là một chiếc đệm nhỏ trong góc phòng. Tôi thích hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự nể sợ và lượng oxy thực sự giúp tôi bình tĩnh. Khi đang trong giai đoạn hội chứng này phát triển mạnh, tôi thường hay đi dạo hoặc ngồi bên ngoài vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày.

Tạo ra một hình ảnh tưởng tượng. Đây là một điều rất quan trọng. Để có thể tạo ra một hình ảnh tượng tượng độc đáo của riêng mình, bạn có thể hình dung và kết hợp cùng với những câu nói đã chọn của mình. Và mỗi khi nghĩ đến hình ảnh này, bạn sẽ nhớ đến những biểu cảm độc đáo của riêng mình. Tôi thích nghĩ về hình ảnh của một chú bướm, một loài vật tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc. Trong vòng hai ngày, hãy vừa lặp đi lặp lại những câu nói quen thuộc đã chọn ở trên, vừa tưởng tượng ra hình ảnh ấy.

Theo thời gian, bộ não của bạn sẽ tự nhiên trở nên tin vào suy nghĩ của mình hơn.

Vì vậy, nếu bạn luôn nghĩ mình là một kẻ mạo danh, hãy thử phương pháp này, và sau vài tuần, bạn sẽ nhận thấy hội chứng kẻ mạo danh dần biến mất bên trong mình như thế nào.

Và tôi nhận thấy phương pháp Coué này đã rất hữu ích đối với riêng bản thân mình!

Lời khuyên từ chuyên gia: Nếu trong đầu bạn cứ hiện lên những câu đại loại như: “Ôi, tôi thấy mình không xứng đáng với điều này” hoặc “Đó chẳng qua chỉ là may mắn”, hãy ngồi xuống và ghi chúng lại trong đầu hoặc trong nhật ký. Sau đó, lặp đi lặp lại những câu nói quen thuộc, đồng thời nghĩ đến hình ảnh tưởng tượng của bản thân. Nghĩ đến lúc bạn bắt gặp bản thân mình đang nói một điều gì đó tiêu cực. Nghĩ đến thời điểm trước những buổi phát biểu hay những cuộc họp. Tất cả những điều này sẽ giúp cho Phương pháp Coué trở nên hiệu quả hơn.

  1. “Nổi điên” trong 30 phút

Tôi không biết bạn là ai, nhưng tôi có thể hứa với bạn rằng bạn không hề kỳ lạ như mình nghĩ. Chúng ta đều là con người, và ai cũng có những điểm tốt và những điểm không tốt của riêng mình.

Và tất nhiên, tất cả chúng ta đều sẽ có những điều mà bản thân muốn che giấu.

Khi mắc phải hội chứng này, một điều quan trọng mà bạn cần làm là nhanh chóng tìm ra đâu là nguyên nhân của vấn đề, tức những điều bạn đang che giấu mọi người. Nghe có vẻ khá vô lý, nhưng đối mặt trực tiếp với chúng lại có thể là một cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề.

Để làm điều này, hãy chuẩn bị một tờ giấy, một cây viết, và sau đó viết ra tất cả những gì bản thân đang che giấu: niềm tin vô lý nhất, những tính xấu nhất cùng tất cả những điều khiến bạn cảm thấy mình như một kẻ lừa đảo .

Mặc dù phương pháp này sẽ không thể giúp loại bỏ những điều tồi tệ này, nhưng ít nhất, việc thể hiện chúng ra bên ngoài có thể giúp bạn có cơ hội nhìn nhận và cảm nhận chúng tốt hơn.

Bạn sẽ cảm thấy nhẹ người hơn.

Nếu có đủ dũng khí, bạn thậm chí còn có thể chia sẻ những điều này với một người bạn thân, người có thể nói với bạn về một số suy nghĩ của bạn. Ví dụ: bạn có thể viết rằng bạn cảm thấy mình thật ích kỷ khi không đến thăm người thân thường xuyên như dự định ban đầu, hoặc thật nhàm chán và không mấy hài hước. Tuy nhiên, khi nói những điều này với một người bạn, họ có thể sẽ nhắc bạn rằng bạn vẫn đang quan tâm đến người thân của mình và thực ra, bạn cũng rất hài hước.

Những cuộc trò chuyện như thế này có thể giúp bạn cảm thấy được thấu hiểu hơn, đồng thời khám phá ra những điểm tích cực trong tính cách của bản thân mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến.

  1. Sức mạnh của những trận thắng nhỏ

Vào ngày hôm trước, một sinh viên đã hỏi tôi rằng: "Em có nên mạo hiểm hơn không?"

Đó là một câu hỏi mà nhiều người mắc hội chứng kẻ mạo danh có thể tự hỏi mình, có thể vì họ cảm thấy mình làm chưa đủ, hay mình nên làm việc chăm chỉ hơn.

Vậy lúc đó, tôi đã trả lời như thế nào? Không một chút do dự, tôi đáp rằng: "Vâng, nếu chúng là điều nên làm!"

Lý do là vì: Khi chúng ta chấp nhận rủi ro và sự thành công, chúng ta thường có cảm giác "vội vàng của người chiến thắng" hoặc tràn ngập dopamine khiến chúng ta cảm thấy hài lòng về bản thân. Và khi càng có cảm giác của sự thành công, cơ hội thành công của chúng ta cũng theo đó mà trở nên cao hơn! Đây là một "vòng lặp thành công" đang phát triển!

Tuy nhiên, việc không đạt được nhiều như mình mong đợi lại dễ đưa chúng ta đến những cảm giác của một người hội chứng kẻ mạo danh hơn!?

Và đó là một điều chắc chắn có thể xảy ra nếu bạn không nắm bắt được những kết quả mình đạt được một cách chính xác.

Thành công là một điều tốt, nhưng trên thực tế, chúng ta cần một khoảng thời gian để có thể thực sự gặt hái được những thành công này. Và đó cũng chính là lý do tại sao 70% người trúng xổ số đã phá sản sau một vài năm. Họ đã không bao giờ phát triển những thứ cần thiết để trở nên thành công ngay ở những bước đầu.

Trên thực tế, một nghiên cứu lớn được thực hiện trên 12.000 quyển nhật ký từ 238 nhân viên đã phát hiện ra rằng việc giành được những chiến thắng nhỏ có thể giúp chúng ta có thêm động lực và sự tự tin. "Nhật ký thành công", "Nhật ký về lòng biết ơn", tại sao không?

  1. Tạo "Tệp thành công"

Sẽ không có gì khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn là viết ra những điều mình cảm thấy biết ơn.

Viết đã được chứng minh là một phương thuốc tuyệt vời cho hội chứng kẻ mạo danh. Khi cảm thấy nghi ngờ bản thân, bạn có thể lấy nhật ký ra và viết ra 5 điều mình biết ơn. Hoặc nếu không, bạn cũng có thể chụp ảnh màn hình và lưu lại ảnh trong thư mục mang tên “Tệp thành công”.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi lại khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong ngày hoặc bất kỳ chiến thắng nhỏ nào mà bản thân đã đạt được. Tất cả những điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sự tích cực.

Khi đang cố gắng cải thiện hội chứng kẻ giả mạo của mình, bạn cũng có thể tạo một tệp có thể giúp bạn trong việc nâng cao tinh thần. Hãy viết về những gì người khác nói về bạn cùng những thành tích mình có để chứng minh cho những điều đó. Đó có thể là một sự khen thưởng tại nơi làm việc, một bình luận trên Facebook của một người nói rằng họ thích một sự kiện mà bạn tổ chức gần đây, hoặc hơn nữa, cũng có thể là một bức thư tình lãng mạn từ người ấy.

Đôi khi chúng ta quên rằng bản thân mình thật đáng giá.

Nếu bạn nghĩ mình có thể đã mắc phải hội chứng này, thì tôi muốn bạn bắt đầu thu thập những "lời nhắc về thành công" để đưa vào nhật ký. Đó có thể là email, là những bức thư tay từ đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, hay cũng có thể là những hình ảnh về "một thời vàng son".

  1. “Cai nghiện” mạng xã hội

Nếu liên tục kiểm tra mạng xã hội, bạn sẽ rất dễ để so sánh mình với người khác một cách không công bằng.

Mạng xã hội có thể là một cái bẫy khiến mọi người cảm thấy như mình không đủ tiêu chuẩn. Những người ảnh hưởng, người mẫu hay những người đang tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của họ không phải là những điều hay để xem xét, đặc biệt nếu chúng không phù hợp với cuộc sống của bạn.

Và, để ngừng việc so sánh này lại, tôi đã đặt ra mục tiêu "cai nghiện mạng xã hội" hằng năm hoặc hai năm một lần. Khi đó, tôi sẽ không đụng đến mạng xã hội cũng như email trong một thời gian, chẳng hạn như 10 ngày. Và bạn có thể làm việc này tại nhà hoặc thậm chí là trong kỳ nghỉ nếu bạn là một người làm việc từ xa.

Sau khi trở lại sau quá trình "sống ẩn" này, bạn có thể nhận thấy mình trở nên ít so sánh bản thân với người khác hơn, từ đó cảm thấy hạnh phúc hơn. Hãy cùng xem qua video này để tìm hiểu về cách "cai nghiện mạng xã hội"!

  1. Đặt "Có" thành câu trả lời mặc định

Nếu bạn KHÔNG phải gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm, thì…

Hãy thử nói “có” thường xuyên hơn. Nếu mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn có thể cảm thấy mình không đủ tự tin để làm điều này. Nhưng  nếu mắc sai lầm trong một dự án lớn, bạn sẽ không còn nhiều việc phải làm nữa.

Hãy nộp đơn cho công việc mới đó, ngay cả khi bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu.

Thực hiện một dự án mới mà sếp đưa ra, ngay cả khi bạn không hề biết cách thực hiện.

Cho phép bản thân thất bại, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bị người ấy từ chối.

Lưu ý bên lề: Nếu bạn là một người luôn có suy nghĩ phải làm hài lòng tất cả mọi người, mẹo này có thể sẽ KHÔNG dành cho bạn. Thay vào đó, bạn cần phải làm ngược lại bằng cách học cách nói "không".

Hãy cùng xem qua video TED Talk tại đây nếu bạn mắc hội chứng kẻ giả mạo danh

Vâng, có lẽ bạn đang mắc hội chứng kẻ mạo danh.

Nhưng hãy yên tâm, đây không hoàn toàn là một điều xấu. Mike Cannon-Brookes, một tỷ phú người Úc kiêm Giám đốc điều hành của Atlassian, đã chia sẻ câu chuyện về hội chứng kẻ mạo danh của chính mình và cách ông đã biến nó thành sức mạnh:

Hiện tượng đối lập của Hội chứng kẻ mạo danh

Có một hiện tượng trái ngược với hội chứng kẻ mạo danh được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger.

Có thể, bạn đã từng nghe về điều này trong một tiết học tại trường đại học: hiệu ứng Dunning-Kruger là một hiệu ứng trong đó bạn nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi thứ và phủ nhận lời khuyên của người khác.

Những người mắc hội chứng này thường rất tự tin và thậm chí là kiêu ngạo. Thế nhưng thực tế là, tất cả chúng ta có lẽ đều đã từng trải qua cảm giác này.

Ví dụ: một sinh viên ngành kỹ thuật quyết định sẽ không học bài chuẩn bị cho bài kiểm tra vì họ nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời. Và thế là, họ đã không đạt được kết quả tốt vì không chuẩn bị trước.

Một người có khả năng mắc cả 2 hội chứng này không?

Có thể, đối với một số việc, bạn có thể cảm thấy mình thuộc hội chứng kẻ mạo danh, trong khi đó, ở một số việc khác, bạn lại thể hiện sự tự tin quá mức.

Tuy nhiên, cả hai đều sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực nếu không được giải quyết đúng cách. Và nếu cảm thấy bản thân đang mắc phải hội chứng này, hãy thử xem qua phần Thiên kiến kẻ sống sót.

Từ bỏ suy nghĩ rằng mình là một kẻ gian lận

Nếu bạn cũng đang chiến đấu với hội chứng kẻ mạo danh, thì hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn!

Nếu được, hãy xem qua video với nội dung về hội chứng kẻ mạo danh và cách để thôi suy nghĩ rằng mình là một kẻ mạo danh của tôi tại đây.

Hãy nhớ rằng việc đôi khi bạn cảm thấy mình là một kẻ mạo danh là điều hoàn toàn bình thường, nhưng tuyệt đối đừng để nó chi phối mình. Những lời khuyên trên đây có thể giúp ích cho bạn, không chỉ trong việc khắc phục hội chứng kẻ mạo danh, mà còn trong việc rèn luyện sự tự tin và lòng tự trọng của bản thân. Những điều này sẽ có thể mang lại cho bạn một nền tảng cảm xúc tốt hơn để tiếp tục phát triển bản thân. Và tất nhiên, bạn cũng sẽ không bao giờ cô đơn, bởi xung quanh cũng có rất nhiều người giống bạn mà!

Nếu có thể, hãy chia sẻ cho tôi biết về câu chuyện của riêng bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!

---------------------------

Tác giả: Lejla Skrijlej

Link bài gốc: The 5 Types of Imposter Syndrome (And How to Overcome It!) 

Dịch giả: Hải My - ToMo - Learn Something New

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  10

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  8

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  10

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  10

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 
Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?

Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?  9

 26/03/2024 10:44:31 SA

Những giấc mơ không phải vô cớ mà có thể tiết lộ về những khao khát đã qua và mong muốn ở hiện tại của một người.

Xem chi tiết 
Như thế nào là

Như thế nào là "người xấu" - hãy nhìn 8 dấu hiệu sau đây  9

 26/03/2024 10:44:30 SA

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2592
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2485
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3151
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2587
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2565
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...