Tội Phạm Bài viết

8 lý do khiến người nhạy cảm sợ sự thân mật

 01/09/2020 10:35:55 CH |  Admin |   848 lượt xem

(toipham.net) - 6 nỗi sợ đầu tiên liệt kê bên dưới được đặt tên bởi nhà tâm lý học xã hội, Elaine Hatfield, người nổi tiếng với những nghiên cứu tiên phong về tình yêu.

6 nỗi sợ đầu tiên liệt kê bên dưới được đặt tên bởi nhà tâm lý học xã hội, Elaine Hatfield, người nổi tiếng với những nghiên cứu tiên phong về tình yêu. Sáu nỗi sợ hãi của Elaine có thể áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng tôi đã chỉ ra điểm đặc biệt đúng với người nhạy cảm. Sau đó, với tư cách một người nhạy cảm nhận thức rõ vấn đề cụ thể của chúng ta, tôi đã thêm vào hai nỗi sợ hãi cùng một vài đề xuất về cách giảm cảm giác đó mỗi khi chúng bị phóng đại quá mức.

  1. Sợ tiết lộ bản thân và cảm giác bị từ chối

Mỗi khi mở lòng và sống thật với chính mình, bạn đều mạo hiểm tiết lộ một thứ gì đó mà người khác có thể cảm thấy không hấp dẫn. Con người có quyền sợ việc để lộ nhiều thứ: lòng tham, sự đố kỵ, sự ngu xuẩn, những khoảnh khắc không thành thật, gượng gạo, sự bốc đồng... Nỗi lo âu mãnh liệt tới mức kéo theo sự hoảng loạn. Và có một số điều người nhạy cảm đặc biệt sợ tiết lộ: sự nhạy cảm và con người cốt lõi của mình. Nhiều người nhạy cảm xuất chúng từ chối để tôi trích dẫn lời của họ trong vai trò một người nhạy cảm, bởi họ sợ công chúng cho rằng họ có khiếm khuyết.

Đôi lúc cảm giác mang khiếm khuyết đến nặng nề ấy được thể hiện qua đặc điểm khuôn mặt hay đường cong của cơ thể mà ta không ngừng nỗ lực che giấu hoặc loại bỏ, ví dụ không để người khác quan sát khuôn mặt mình, không để họ nhìn thẳng vào mắt hay thấy mình trong tình trạng chưa ăn mặc kín đáo…

Loại bỏ cảm giác bản thân mang khiếm khuyết tới mức không dám bộc lộ con người thật với bất kỳ ai là một việc khó khăn, cũng giống đào một gốc cây với phần rễ đã tỏa đi khắp nơi vậy. Các mối quan hệ là một nhân tố thiết yếu để vượt qua nỗi sợ tiết lộ bản thân.

Ngay cả khi chưa thể bộc lộ khuyết điểm của mình, mỗi khi nghĩ tới những người mình hiểu rõ, chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng khiếm khuyết của mình chẳng hề đáng sợ hơn khiếm khuyết của họ, tất cả đều ở phạm vi bình thường. Bạn có thể tha thứ cho khiếm khuyết của người khác, vì thế bạn có thể tin rằng những người yêu thương bạn chắc chắn sẽ khoan dung với khiếm khuyết của bạn, nếu bạn dám thừa nhận điểm yếu của mình. Có lẽ họ còn thở phào nhẹ nhõm và thừa nhận những mảng “tối” trong con người mình.

Bạn có thể thấy đấy, hành động tiết lộ bản thân sẽ làm gia tăng sự thân mật.

Rủi ro sẽ còn cao hơn ở những mối quan hệ lâu dài. Những gì bạn tiết lộ có thể thay đổi niềm tin của đối phương hoặc quan niệm về con người bạn. Điều này có thể thay đổi mối quan hệ mãi mãi, thậm chí là đặt dấu chấm hết. Nhưng hãy hỏi bản thân xem liệu bạn có muốn một mối quan hệ mà bạn không thể là chính mình, con người thật của bạn không được chấp nhận. Với cách nghĩ này, bạn sẽ không phải đánh đổi quá nhiều.

Nếu bạn tin rằng nửa kia sẽ phản ứng tiêu cực trước những gì mình sắp sửa tiết lộ, hãy cân nhắc việc tiết lộ với sự xuất hiện của bên thứ ba mà bạn tin tưởng, tốt nhất là một người bạn từng gặp.

  1. Sợ những đợt tấn công trong giận dữ

Giận dữ là một trạng thái cảm xúc dễ gây kích thích. Người nhạy cảm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều này ngay cả khi ta chỉ là người quan sát. Khi là người bộc lộ hoặc đón nhận cơn giận, rõ ràng ta sẽ bị kích động vượt ngưỡng thích hợp: tim đập nhanh, tâm trí trở nên rối loạn. Nếu cơn giận nhằm vào mình, ta đón nhận một cách nghiêm túc những chỉ trích và sẽ xử lý sâu mọi lời buộc tội. Nỗi sợ những đòn tấn công trong giận dữ còn tăng lên gấp bội ở người nhạy cảm trưởng thành trong một gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã. Ta cần phân biệt giữa “giận dữ đạo đức” và giận dữ kéo theo tấn công, giành chiến thắng và hủy diệt đối phương - kiểu giận giữ này không nên xuất hiện trong một mối quan hệ gần gũi; nó phá hủy lòng tin, đặc biệt đối với người nhạy cảm.

Những thứ tôi gọi là “giận dữ đạo đức” lại là một hình thức suy ngẫm, phù hợp với đạo lý và thỉnh thoảng cần có trong những mối quan hệ gần gũi. Hành động đó bao gồm việc để đối phương biết rõ những ranh giới không thể vượt qua mà vẫn không phạm phải những điều quan trọng với người đang giận dữ.

Ví dụ, nửa kia hoặc chính bạn có thể nói: “Hãy gọi điện cho em nếu anh về muộn hơn một tiếng, bởi em yêu anh và lo lắng rất nhiều.” Nếu trong lần tiếp theo bạn vẫn không nhận được cuộc điện thoại nào, nổi giận là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết để nhấn mạnh tầm quan trọng của ranh giới.

Tôi không chắc liệu bạn có thể hoàn toàn né tránh giận dữ đạo đức trong một mối quan hệ gần gũi hay không, vì thế nếu bạn sợ sự giận dữ tới mức không dám bộc lộ cảm xúc thật của mình chỉ vì e ngại phản ứng của đối phương, bạn cần tìm hiểu thêm.

Thông thường, người nhạy cảm không cần phải nghe đối phương vạch ra ranh giới bằng chất giọng giận dữ. Một lời yêu cầu đơn giản là đủ rồi. Nhưng với người không nhạy cảm thì khác, bạn cần dùng một chút giận dữ hoặc từ ngữ mạnh mẽ và nghe như giận dữ đối với bạn nhằm đạt mục đích vạch ra ranh giới rõ ràng. Để đón nhận những thông điệp kiểu này, người không nhạy cảm thường áp dụng mức độ cảm xúc đủ mạnh mẽ trong lời nói, vì thế, bạn cũng cần làm rõ rằng giận dữ là điều không cần thiết với bạn, nếu không họ sẽ nghĩ rằng phải tỏ ra giận dữ đôi chút để truyền thông điệp đến cho bạn.

Tôi nghĩ một phần giả thuyết đằng sau nỗi sợ những đợt công kích trong giận dữ chính là bạn buộc phải cho đi và nhận lại sự giận dữ. Nhưng có lẽ bạn không cần làm vậy. Tại sao không yêu cầu đối phương bộc lộ nhu cầu và phàn nàn nhưng đừng tỏ ra giận dữ, bởi “làm thế chẳng có tác dụng gì với tôi”? Nếu họ không thể làm vậy, tại sao không nói bạn cần thời gian tạm lắng cho đến khi họ bình tĩnh lại? Tại sao không dừng vĩnh viễn một mối quan hệ chỉ toàn những đợt tấn công quá mức chịu đựng, chỉ khiến bạn tổn thương, chứ không hề giúp ích?

Nhưng trước khi quyết định rút lui, hãy phân biệt rõ những cơn giận với mục đích làm tổn thương người khác và “giận dữ đạo đức”, cũng như cơn giận dữ có tính tự vệ hoặc với mục đích tránh cho một trong hai bạn phải chứng kiến những điều không chịu nổi. Liệu bạn có vượt qua ranh giới mà bạn không nên vượt qua? Liệu bạn có khuấy động cảm giác hổ thẹn trong lòng người bạn vốn rất hiểu lý lẽ của mình? Giờ người ấy đang sợ hãi điều gì? Hãy xem liệu bạn có thể tận dụng trí thông minh nhạy cảm của mình để giải quyết nhu cầu trở nên giận dữ ở người khác.

  1. Sợ bị bỏ rơi

Tất nhiên chúng ta đều sợ bị bỏ rơi. Khi nửa kia rời đi hoặc qua đời, ta thấy mình ở trong trạng thái hoàn toàn bị khước từ. Người nhạy cảm thường không sử dụng sự khước từ làm lá chắn. Ý nghĩ người thân yêu của bạn sẽ từ giã cõi đời là một điều vô cùng ghê gớm. Nỗi sợ này ảnh hưởng nặng nề hơn những gì ta có thể nhận thức.

Khi một mối quan hệ đổ vỡ, mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở mức đó. Hai cuộc sống vốn hòa quyện giờ đã phân tách và cảm giác thật tệ. Người nhạy cảm thường phản đối chia tay cũng bởi lẽ này. Mọi cái kết đều đem đến đau thương. Rồi còn cả nỗi sợ bị phản bội đầy quỷ quyệt, sợ rằng một nửa mà bạn ngỡ hết mực yêu thương mình lại đi ngoại tình với người khác. Ta đều biết có những người phải chờ đợi hàng năm trời hoặc cả cuộc đời để lấy lại niềm tin vào người khác sau những trải nghiệm như vậy. Còn cả những lần đố kỵ đầy hổ thẹn được sinh ra và có thể lẩn trốn nhiều năm sau đó.

Một dạng của nỗi sợ bị bỏ rơi chính là cảm giác e sợ ta sẽ trở nên “quá phụ thuộc” vào người khác. Tất nhiên ta muốn có thể sống tự lập khi cần thiết, nhưng ngoài ra, tôi nghĩ nỗi sợ sự phụ thuộc thực chất là nỗi sợ những gì sẽ xảy đến một khi đánh mất đối phương. Nếu ta từng trải qua mất mát, bị bỏ rơi hoặc bị phản bội ở thời thơ ấu, trước khi bản thân đủ mạnh mẽ để đương đầu, cảm giác bất an ăn sâu bám rễ này có thể thâm nhập vào toàn bộ tính cách.

Đối với người nhạy cảm, những nỗi sợ này trở nên mạnh mẽ hơn và cần được giải quyết trực diện. Bạn có thể lảng tránh sự thân mật để không phải chịu tổn thương từ sự mất mát, nhưng mạo hiểm để thân mật mỗi ngày là một chiến lược thông minh hơn, vì bạn không bao giờ biết cơ hội sẽ bị tước đi lúc nào. Ý nghĩ đối phương sẽ phản bội bạn đặc biệt khó loại bỏ nếu bạn từng nếm trải điều này. Là một người nhạy cảm, bạn sẽ vô cùng cảnh giác, bạn nghi ngờ cả những người xung quanh và phán xét xem ai là người đáng tin tưởng.

Điều tôi sắp nói nghe có vẻ rất khó chấp nhận, nhưng tôi nghĩ đây chính là mục tiêu: Bạn không thể dự đoán hoặc chặn lại sự bùng nổ trong bộ não vô thức của đối phương, thứ có thể khiến một người tưởng chừng như lý tưởng nhất cũng đột nhiên bỏ rơi bạn, đồng thời, bạn cũng không thể kiểm soát hoàn toàn bộ não vô thức của mình. Đây chính là một phần bất ngờ của cuộc sống và của tâm lý loài người.

Điều tồi tệ nhất liên quan tới nỗi sợ bị phản bội là bản thân bạn nghĩ rằng bạn đáng bị như thế, bạn vô dụng, đáng ghét, không có quyền năng hay tiềm lực. Ít yêu thương bản thân chính là “nhiên liệu” của những suy nghĩ tăm tối ấy. Vì thế, để có thể vượt qua sự phản bội và dám mạo hiểm yêu lần nữa, cần nhớ lại xem mình là ai trước khi quen biết đối phương. Nếu khi ấy bạn không hề vô dụng, tương lai bạn cũng sẽ không vô dụng dù đối phương chọn rẽ theo một hướng bất ngờ.

  1. Sợ mất kiểm soát

Khi còn nhỏ, bạn có từng bị người khác cù? Hoặc tung lên không trung? Hành động ấy thật vui, nhưng tới một mức độ nào đó sẽ trở thành kích thích quá mức. Những đứa bé nhạy cảm chạm đến ngưỡng ấy sớm hơn. Việc kiểm soát kích thích là điều thiết yếu với mọi sinh vật sống. Nhưng việc mất kiểm soát ở trẻ nhỏ còn đau đớn hơn rất nhiều bởi chúng không cách nào ngừng lại những gì đang diễn ra, đồng thời không nhận thức rõ bản thân mình. Trải nghiệm thời thơ ấu này thường hằn lên một nỗi sợ hãi mạnh mẽ, nguyên thủy ở tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành, cảm giác “đây là tôi, đây không phải tôi” lớn dần và trở thành một ranh giới với những cách thức chặn lại sự vật, bằng cách nhắm mắt, từ chối, quay đi. Người nhạy cảm đặc biệt cần đến ranh giới đó.

Tuy nhiên, việc sa vào lưới tình cũng giống như bị một thứ to lớn hơn ta rất nhiều nắm gọn trong lòng bàn tay và hất tung lên không trung; cũng giống như phạm phải ranh giới trên một chút. Nghiên cứu do vợ chồng tôi thực hiện đã chỉ ra rằng những người trong một mối quan hệ gần gũi thường bối rối không biết đâu là đặc điểm tính cách của mình, đâu là đặc điểm tính cách của đối phương. Ranh giới tôi-không-phải-tôi đã trượt mất. Một khi để ranh giới đó trôi đi hoàn toàn, kết quả sẽ là tình trạng “gián đoạn thần kinh”, cũng chính là trạng thái nhầm lẫn không biết hình ảnh đang diễn ra bên trong hay bên ngoài, tiếng nói là của chính ta hay của một người khác. Gián đoạn thần kinh thật sự rất hiếm, bởi tất cả chúng ta đều mang trong mình một nỗi sợ vừa đủ để tránh vứt bỏ hoàn toàn ranh giới.

Dù vậy, thỉnh thoảng người ta vẫn thích những lần thoát khỏi ranh giới đầy thư thái để chiến thắng mọi ngăn cách, ví dụ như thông qua tình dục, sự nhập định trong tôn giáo… Một trong những cách đập đổ ranh giới tôi-không-phải-tôi nhẹ nhàng nhất chính là tiếp xúc thân mật và hòa vào với người khác trong một khoảng thời gian. Khi không sợ hãi, người nhạy cảm chúng ta dễ dàng làm được điều này, bởi ta đã quen với ranh giới đầy linh hoạt trong bộ não vô thức và chỉ cần tính đến suy nghĩ có ý thức cùng vô thức ở người khác. Nhưng trải nghiệm này cũng thường khiến ta lo lắng.

Người nhạy cảm sống chung với bộ não vô thức giống như người nông dân sống ven bờ con sông lớn, trên sườn của ngọn núi lửa hoặc bên bờ biển. Khi nước lũ dâng lên, núi lửa phun trào hoặc bão táp quét qua bờ biển, nếu bạn sống cạnh đó, bạn buộc phải chuẩn bị sơ tán. Nhưng bạn đã dự liệu trước điều này, thậm chí biết rằng một thời gian sau, lớp bùn hoặc tro núi lửa sẽ giúp cánh đồng của bạn càng thêm màu mỡ, một điều may mắn mà người nông dân ở các vùng an toàn không sao có được. Vì thế, đừng để nỗi sợ hãi ngăn không cho bạn sống trên mảnh đất tổ tiên để lại. Thậm chí sau trận lũ, núi lửa phun trào hoặc trận bão kinh khủng nhất, người dân sẽ quay về, bắt tay làm lại từ đầu. Sau khi bị bộ não vô thức làm cho choáng ngợp, cái tôi có ý thức sẽ sớm trở lại thôi.

  1. Sợ những thôi thúc muốn “tấn công và phá hủy”

Đặc biệt trong cuộc tình đầu tiên, tôi nghĩ một phần nào đó trong chúng ta hy vọng trở nên toàn vẹn thông qua tình yêu. Tình yêu đem đến cảm giác trọn vẹn, nó tiếp thêm năng lượng và hợp nhất mọi phần trong ta. Nhưng sự trọn vẹn cũng đồng nghĩa với việc hợp nhất mọi cơn giận và sự tàn phá vốn bị kìm nén và chia tách. Vì thế, lần đầu tiên ta cảm nhận sự thôi thúc mãnh liệt, đầy sức tàn phá và thô bạo (một phần tự nhiên của tình yêu trọn vẹn) nhắm đến đối phương, ta có thể hoảng loạn. Trong vô thức, ta lùi lại, né tránh sự thân mật để chắc chắn không khiến người thương phải chịu khổ đau từ những thôi thúc bị kìm nén. Trong mối quan hệ lâu dài, cảm giác sợ sự thôi thúc này có thể được biện hộ một cách hợp lý hơn. Khi bắt đầu bộc lộ những vấn đề cần thảo luận nhưng chắc chắn sẽ khiến đối phương tổn thương, sẽ thế nào nếu cảm giác sung sướng vì khiến người khác khổ đau chợt thoáng qua trong bạn?

Người nhạy cảm có thể cảm nhận những khao khát bản năng sâu sắc nửa vô thức (khao khát muốn tấn công và tổn thương người khác), rồi tàn nhẫn đè nén hay gạt bỏ toàn bộ chủ đề dẫn tới những cảm xúc trên. Khi cảm giác cáu giận, tức tối thuần túy ập đến, hãy nhớ bạn có thể bộc lộ cơn thịnh nộ trước khi mọi thứ trở nên choáng ngợp hoặc tìm hiểu xem vì sao bạn không thể. Nếu cơn giận của bạn mang mục đích tự vệ do đối phương tấn công ác liệt và khiến bạn hổ thẹn tới mức chỉ muốn phá hủy người này trước khi họ có thể phá hủy con người cốt lõi bên trong bạn, vậy thì có lẽ con người cốt lõi của bạn quá yếu ớt và cần học cách trở nên mạnh mẽ thông qua việc cải thiện nội tâm và tâm lý trị liệu. Nếu không, đối phương hẳn là quá giỏi tìm kiếm điểm yếu ớt nhất của bạn rồi làm bạn tổn thương; hành động này chẳng có tác dụng và không thể dung thứ trong một mối quan hệ thân mật.

Nếu bạn e sợ bản năng tàn phá, hiếu chiến sẽ dần chồng chất trong con người mình, hãy nhớ sự hiện diện của nó không có nghĩa bạn buộc phải hành động theo cách nó xuất hiện trong thế giới tưởng tượng của mình. Trên thực tế, là một người nhạy cảm dễ giao thiệp với xã hội, bạn ít có khả năng bộc lộ điều đó mà không suy nghĩ kỹ càng. Tuy nhiên, thừa nhận khía cạnh này trong con người mình cũng có thể dẫn đến sự hợp nhất, khiến bạn ít hành động theo vô thức và ít tận dụng trực giác nhạy bén đó theo những cách hữu ích. Ngược lại, việc thừa nhận với đối phương và chấp nhận trực giác trong mỗi người có thể mang lại tình yêu, sự tôn trọng, nguồn năng lượng và mức độ mãnh liệt hơn bao giờ hết nhờ tính toàn vẹn mà sự hợp nhất ấy đem lại.

Thừa nhận những cảm xúc đó cũng đồng nghĩa với việc nhận thức rõ cơn thịnh nộ bị dồn nén từ thời thơ ấu, khi sự giận dữ dường như đang nhấn chìm bạn dưới vực thẳm. Những đứa trẻ nhạy cảm có thể thực sự “mất bình tĩnh” khi bị kích động, chúng thường xuyên nổi cơn tam bành cho tới khi học được cách tự bảo vệ và kiềm chế bản thân. Nhưng khi cảm nhận được rằng những người xung quanh sẽ không thể hoặc không sẵn lòng tha thứ cho cơn giận của mình, bạn sẽ kìm nén những khoảnh khắc cáu giận, chỉ một thôi thúc giận dữ dù nhỏ nhất cũng thực sự nguy hiểm với bạn và với người khác.

Tuy nhiên, với những ai tốt bụng, dù là trẻ em hay người lớn, việc dành thời gian thân mật bên người khác cũng có nghĩa bạn phải đặc biệt thận trọng trước nhu cầu của họ, bởi bạn luôn tử tế và biết suy nghĩ. Thật mệt mỏi làm sao. Nhưng bù lại, giấc mơ của bạn luôn ngập tràn những con quái vật khát máu cùng những kẻ tội phạm giết người máu lạnh. Những giấc mơ ấy có thể mang mục đích, thông điệp khác nhau, rằng phần con người hiếu chiến bị kìm nén trong ta muốn xuất hiện ở vùng ý thức, cũng có nghĩa đứa trẻ ngây thơ, bất lực, luôn che giấu sự công kích giờ đã biến mất.

Giờ là lúc để bạn kiểm tra lại giả thuyết về những gì sẽ xảy đến một khi sự hung hăng của mình được bộc lộ. Có thể đối phương sẽ không phản ứng giống như những người từng xuất hiện trong tuổi thơ của bạn. Đối phương có thể nhanh chóng vượt qua, thấu hiểu rằng những cảm xúc ấy rất đỗi bình thường, yêu bạn nhiều hơn, thậm chí còn hào hứng muốn được chứng kiến con người năng động, không-hề-vô-vị trong bạn. Có thể bạn đang đánh giá quá cao khả năng phá hủy thực sự của mình. Dù sao bạn cũng chia tách nó khỏi vùng ý thức quá lâu rồi, tới mức tất cả những gì bạn biết là dường như nó sắp sửa nổ tung. Một khi bắt đầu khám phá, bạn sẽ nhận ra nó không phải thứ tồn tại vĩnh viễn, cũng chẳng hề thiếu mục đích hoặc giá trị.

  1. Sợ cảm giác bị kìm kẹp

Người nhạy cảm thấu hiểu nhu cầu của người khác và bộ não vô thức của mình tới mức dễ nảy sinh cảm giác sợ hãi rằng ta sẽ đánh mất toàn bộ cá tính, bị cuốn vào nhu cầu cùng nỗi đau của người khác hoặc lòng trắc ẩn của ta bị lợi dụng, trừ khi tạo dựng được một ranh giới vững vàng.

Thực tế, có thể ta đã gặp phải chuyện này trong quá khứ, đặc biệt ở thời thơ ấu, khi người khác cảm nhận được sự háo hức muốn làm hài lòng mọi người và khuyến khích ta đáp ứng nhu cầu của họ. May thay, tâm hồn bạn không thể chịu đựng sự kìm nén cá tính ấy quá lâu. Trên thực tế, cũng giống như nỗi sợ việc mất kiểm soát, nỗi sợ bị kìm kẹp sẽ tồn tại mạnh mẽ nhất nếu cá tính, cảm giác an toàn và lòng tự trọng của bạn yếu. Bạn cảm thấy mình sẵn sàng hy sinh những điều này dưới áp lực làm hài lòng người khác để chiếm lấy một khoảnh khắc yêu thương. Nhưng thứ bạn tìm kiếm là tình yêu thực sự, một tình yêu không đòi hỏi bạn hy sinh những điều trên.

Người nhạy cảm cũng sợ cảm giác bị kìm kẹp, trong khi với người khác, đó chỉ là sự gần gũi, bởi ta cần nhiều thời gian tạm lắng hơn những người không nhạy cảm. Dường như một người bạn đời không nhạy cảm có thể làm nảy sinh nỗi sợ sự kìm kẹp khi sự gần gũi của họ vượt quá sức chịu đựng bình thường của một người nhạy cảm.

Mức độ nhẹ của nỗi sợ cảm giác kìm kẹp chính là sợ mình bị ảnh hưởng quá mức bởi người khác. Dù vô thức hay có ý thức, người nhạy cảm chúng ta đều cảm nhận được mình dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt bởi người yêu và người hiểu rõ ta. Khi họ thẳng thắn chỉ trích hoặc tranh cãi, ta cảm thấy mình như đã hoàn toàn đánh mất quan điểm cá nhân. Nhưng những lời khen ngợi cũng ảnh hưởng đến ta. Giả sử đối phương tự hào về thành tích trong công việc của bạn nhưng bạn lại muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn sẽ cảm thấy khó lòng bước chậm lại trên con đường sự nghiệp chỉ bởi những lời khen ngợi từ nửa kia.

Nói ta không nên để người khác ảnh hưởng đến mình thì rất dễ, nhưng những ảnh hưởng từ xã hội tồn tại một cách mạnh mẽ, tế nhị và thường bị mọi người đánh giá thấp một cách vô thức. Nhưng người nhạy cảm thì không. Ta biết yêu đồng nghĩa với việc bước vào từ trường của người khác, biết tình yêu sẽ thay đổi ta. Vì thế tất nhiên ta phải cân nhắc thật cẩn thận trước khi đặt chân vào. Nhưng làm thế nào để thân mật và yêu người khác nếu ta cứ tách biệt hoàn toàn bản thân? Đây chính là một câu hỏi lớn.

Giả sử bạn định ghép bể cá của mình với người khác. Đây dường như là ý tưởng tuyệt vời bởi hai bể cá cạnh nhau sẽ đem đến nhiều không gian và nhiều cá hơn. Nhưng giả sử bể của đối phương có nhiều loại cá đẹp mắt, còn bể của bạn chỉ lèo tèo vài chú cá nước ngọt màu xám. Khi ghép lại, những chú cá của bạn sẽ sớm bị phớt lờ hoặc ăn thịt. Nỗi sợ cảm giác bị kìm kẹp khiến bạn cho rằng mình chỉ có một bể cá nhỏ và một khi cho phép người khác tháo bỏ bức tường giữa hai người, bạn sẽ biến mất. Vì thế, bạn cần thêm nhiều cá – chúng ta sẽ quay trở lại chủ đề này sau, dù có lẽ bạn đã đoán ra cần thêm nhiều cá là thế nào. Đồng thời, hãy kiểm tra số lượng và kích cỡ của những chú cá trong bể của đối phương. Liệu bạn có “phóng chiếu” những chú cá kém phát triển, bị khước từ trong lòng mình vào bể cá đó, trong khi chúng vốn thuộc về bạn?

Một giả thuyết khác chính là đối phương muốn nhấn chìm và ăn tươi nuốt sống những chú cá nhỏ của bạn tới mức nào. Hãy cẩn thận nghiền ngẫm lại những người đòi hỏi điều đó ở bạn và tự hỏi bản thân xem mình có đang phóng chiếu điều này vào đối phương không. Nếu thực sự yêu bạn, sẽ không ai đòi hỏi bạn làm thế. Liệu đối phương có yêu bạn chân thành? Hay họ chỉ muốn gần gũi, muốn thấy những chú cá của bạn cùng tung tăng bơi lội?

  1. Sợ sự gắn bó

Ta thường xuyên nghe đến nỗi sợ này, nhưng lại quên đi nó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Những người từng chịu tổn thương trong quá khứ có thể sợ sự gắn bó, những người bị bố mẹ kìm kẹp quá mức cũng sẽ có chung cảm nhận. Người tự luyến sợ sự gắn bó bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ cần đến người khác. Người tìm kiếm kích thích sợ sự gắn bó bởi nó tước đi tự do của họ; họ sợ sự nhàm chán. Người nhạy cảm có toàn bộ lý do trên để sợ sự gắn bó, nhưng thêm vào đó, ta thường sợ đưa ra lựa chọn sai lầm. Đúng là nỗi sợ hợp lý. Bạn biết mình sẽ bị cuốn theo người yêu khi mở lòng đón nhận niềm vui cùng nỗi đau mãnh liệt. Bạn muốn chung thủy với đối phương cả đời. Bạn sẽ suy nghĩ rất lâu trước khi cam kết gắn bó với ai đó.

Người nhạy cảm cũng sợ gắn bó bởi ta sợ phải chịu trách nhiệm với người khác. Liệu ta có làm đối phương thất vọng? Phản bội hoặc khiến họ tổn thương? Nhỡ họ trở nên quá phụ thuộc vào ta thì sao? Nếu không thể đảm nhận những trách nhiệm này, liệu người khác có xem ta là kẻ thất bại? Cảm thấy thất bại?

Cách duy nhất giải quyết nỗi sợ này là chấp nhận việc có thể không chắc chắn trước những lựa chọn mình đưa ra. Với bất kỳ quyết định quan trọng nào, tới một thời điểm nào đó, bạn buộc phải tiến về phía trước, bởi không hành động cũng đem đến những hệ quả. Ghi nhớ lối thoát hiểm ở đâu: Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện mình phạm phải một sai lầm kinh khủng? Phá vỡ sự gắn kết này rất đau khổ và chẳng ai mong muốn, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được khi cần.

Còn về nỗi sợ phải chịu trách nhiệm với người khác, vấn đề ranh giới lại được áp dụng ở đây. Hãy nhắm vào điểm cân bằng giữa sự tách biệt và sự toàn vẹn, sự độc lập hữu ích và sự phụ thuộc lẫn nhau. Hãy hưởng thụ điểm mạnh của nhau, nhưng đừng đòi hỏi đối phương sở hữu những điều ấy. Giúp đỡ nhau khi có thể, chứ đừng buộc bản thân làm vậy.

Bạn có thể dùng cảm xúc để khiến đối phương thoải mái hơn, tuyệt thật. Nhưng việc giúp khôi phục cảm xúc tích cực trong mọi tình huống không phải trách nhiệm của ta hoặc quyền lợi của họ. Câu hỏi chính là: Nếu cảm thấy mình không có khả năng hoặc không sẵn lòng giúp đỡ, liệu bạn có đủ xa cách để chịu đựng cảnh đối phương giải quyết mọi chuyện mà không có sự can thiệp của bạn? Bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện đối phương hoàn toàn bình tĩnh khi bạn không phản ứng ngay lập tức, trái lại họ thấy nhẹ nhõm vì bạn không lảng vảng xung quanh, giúp đỡ, trong khi bạn không thực sự muốn hoặc chỉ giúp đỡ để giảm cảm giác khó chịu trong mình.

  1. Sợ sẽ ghét đối phương vì những hành động khó chịu rất nhỏ

Người nhạy cảm để ý và khó chịu trước mọi chi tiết nhỏ, dù là nhỏ nhất, đâu đó trong thâm tâm, ta biết điều này và e sợ tác động của nó tới đối phương cùng tình yêu của mình. Nếu không yêu hoặc chỉ yêu thầm, ta chẳng bao giờ phải đối mặt với mùi hương phát ra từ cơ thể đối phương, thói quen nhỏ như tiếng ho trong lo lắng hoặc tiếng loạt xoạt của chùm chìa khóa, một chút mỡ thừa ở bụng… Một người nhạy cảm thừa nhận cô không thể chịu nổi tiếng động phát ra khi ăn của gia đình mình. Một người nhạy cảm khác cho biết khi anh chuẩn bị kể với nửa kia về giấc mơ của mình, cô bắt đầu chải tóc hoặc pha cà phê, phá hỏng hoàn toàn bầu không khí trang trọng của câu chuyện, đồng thời khiến anh hổ thẹn vì đã nghiêm trọng hóa những giấc mơ của mình.

Thông thường, người nhạy cảm nhầm lẫn những phản ứng “nhỏ” với sự bất lực khi không thể “yêu thực sự” và từ bỏ bản thân trong vai trò người yêu, bởi sự gần gũi luôn đẩy ta vào thế khó xử. Nếu không nói ra những điểm khó chịu này, ta như bị kéo ra khỏi hiện tại và giữ trong lòng cảm giác dối trá. Nhưng nếu nói ra, ta ngờ rằng mình sẽ phải đối mặt với cảm giác hoài nghi rằng ta luôn quan trọng hóa vấn đề. Hơn nữa, ta sẽ cảm thấy tệ hại trước sự nhỏ mọn và không chấp nhận của mình. Vì vậy, ta lựa chọn tha thứ một cách đầy trìu mến và trở nên nguội lạnh. Nhưng đó không phải một mối quan hệ gần gũi, vậy nên ta nghĩ rằng mình có vấn đề. Có lẽ ta không thể yêu người khác. Phải làm sao đây? Hãy thừa nhận bạn có lý do thích đáng để trở nên khó chịu trước những chi tiết nhỏ nhặt: Bạn là một người đặc biệt nhạy cảm.

Chồng tôi thường bị tôi nhiếc móc vì cứ tạo tiếng động loạt xoạt trong lúc thiền, nói chuyện quá to, đặt quá nhiều câu hỏi và cả tá những chuyện khác nữa. Anh nói rằng anh rất sẵn lòng làm theo nếu lời yêu cầu được đưa ra trên tinh thần yêu thương. Đây quả là những lời rất đỗi quan trọng mà người nhạy cảm cần nghe. Một khi đối phương thấu hiểu và trân trọng sự nhạy cảm của bạn, bạn thực sự có thể yêu thương và bộc lộ cảm giác phiền lòng trước những điều thực chất “rất nhỏ” nhưng tưởng như vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, tôi có một lời cảnh báo dành cho bạn. Dường như đôi lúc chồng tôi vẫn nghĩ dù anh thay đổi đến nhường nào, tôi vẫn sẽ không hạnh phúc. Ta đều biết đây là khoảng thời gian khi tôi tự chán ghét bản thân và vì thế, chán ghét chính anh, bởi anh là một phần con người tôi. Một khi chấp nhận được tính cách của chính mình, tôi có thể chấp nhận tính cách của anh. Vậy nên hãy chắc chắn sự khó chịu của bạn không phải một phần của cảm giác chán ghét bản thân. Chính cảm giác chán ghét bản thân khó có thể nhổ bỏ đó là liều thuốc độc dành cho hai bạn.

Làm sao để một người nhạy cảm vượt qua được những nỗi sợ hãi và tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn? Nếu bạn quan tâm, có thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách tội phạm học “Nhạy cảm trong tình yêu - thăng hoa hay bi kịch”.

 8 ly do khien nguoi nhay cam so su than mat

Bài viết trích từ cuốn sách tội phạm học Nhạy cảm trong tình yêu - thăng hoa hay bi kịch

Sách sale 50% tại Shopee từ 01-10/09:

https://shopee.vn/S%C3%A1ch-Nh%E1%BA%A1y-C%E1%BA%A3m-Trong-T%C3%ACnh-Y%C3%AAu-%E2%80%93-Th%C4%83ng-Hoa-Hay-Bi-K%E1%BB%8Bch--i.104288726.4543831638

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'

Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'  6

 23/04/2024 11:22:53 SA

Hội chứng con vịt nổi mô tả việc che giấu những khó khăn và căng thẳng đằng sau vẻ ngoài thành công và điềm tĩnh.

Xem chi tiết 
Tại sao nhiều người hay than vãn?

Tại sao nhiều người hay than vãn?  6

 23/04/2024 11:22:52 SA

Nhiều người tưởng rằng than vãn giúp cảm thấy nhẹ nhõm nhưng thực tế hành động này lại gieo rắc đau khổ cho chính bản thân và người xung quanh.

Xem chi tiết 
Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?

Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?  8

 22/04/2024 11:22:02 SA

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy, 52% người Mỹ thường cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc và 60% cảm thấy quá bận để tận hưởng cuộc sống.

Xem chi tiết 
Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?

Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?  11

 21/04/2024 11:20:00 SA

Không phải bất cứ tình yêu nào cũng sẽ có kết thúc có hậu.

Xem chi tiết 
3 hậu quả của 'cố giữ hôn nhân vì con'

3 hậu quả của 'cố giữ hôn nhân vì con'  11

 20/04/2024 11:16:27 SA

Ly hôn là một quyết định khó khăn, đặc biệt khi có con nhỏ nhưng nếu cố duy trì một cuộc hôn nhân tồi tệ với lý do "vì con" sẽ khiến cuộc đời trẻ buồn nhiều hơn vui.

Xem chi tiết 
Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  19

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2638
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2532
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3199
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2628
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2612
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...