1. MÔI TRƯỜNG Ở NHÀ KHÔNG LÀNH MẠNH
Khi bị người thân lạm dụng, trẻ có nhiều khả năng thích bắt nạt người khác và thể hiện sự hung hăng, bạo lực. Trẻ làm như vậy để có cảm giác được kiểm soát người khác – điều mà chúng không thể có khi ở nhà.
2. THÍCH THỂ HIỆN
Chắc hẳn nhiều người đã xem các bộ phim về thanh thiếu niên nổi tiếng hay đi bắt nạt người khác và cho rằng chúng làm điều đó để giải trí. Nhưng thực ra đó là một cách thể hiện địa vị xã hội, uy quyền của trẻ.
Việc bắt nạt người khác thường xuyên sẽ giúp trẻ cảm thấy có sức mạnh, nhưng nó cũng mang đến nhiều tác dụng phụ.
3. DẤU HIỆU CỦA SỰ YẾU ĐUỐI
Trẻ cảm thấy thoải mái với vị trí của mình trong một nhóm và không sợ mất vị trí lãnh đạo. Ngược lại, những đứa trẻ tỏ ra hung hăng thường cảm thấy yếu đuối, không yên tâm về vị trí của mình và phản ứng bằng cách bắt nạt người khác để che giấu đi điểm yếu.
4. ÁP LỰC TỪ NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÁC
Để khẳng định phù hợp với một nhóm bạn nào đó, đôi khi trẻ không còn lựa chọn nào tốt hơn là đi bắt nạt một đứa trẻ yếu đuối khác vì nghĩ rằng kẻ yếu đuối nhất sẽ bị bắt nạt và bị loại bỏ. Chỉ khi đó, chúng mới cảm thấy bản thân ngang hàng với các thành viên khác trong nhóm.
5. TRẢ THÙ
Khi là nạn nhân của vụ bắt nạt "hội đồng" (bị một nhóm bắt nạt tập thể), trẻ có xu hướng bắt nạt những đứa trẻ khác yếu thế hơn mình ở một nơi khác như sự hoàn trả. Một số thanh thiếu niên và trẻ em từng là nạn nhân của những vụ bắt nạt thường muốn tìm cách trả thù. Những đứa trẻ này cảm thấy hành động của chúng là chính đáng và thậm chí nhẹ nhõm khi có thể bắt nạt ai đó.
Sau khi một đứa trẻ bắt nạt bạn yếu hơn, bạn đó lại tiếp tục đi bắt nạt người yếu hơn nữa và một vòng luẩn quẩn hình thành từ đó.
6. THIẾU SỰ ĐỒNG CẢM
Một số trẻ thậm chí thích bắt nạt và làm những trò đùa gây khó dễ với người khác vì thiếu sự đồng cảm. Trẻ đơn giản không hiểu cảm giác làm người khác bị tổn thương là như thế nào. Đó là lý do tại sao việc nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc của trẻ là rất quan trọng.
7. THIẾU SỰ QUAN TÂM
Trẻ em cần tình yêu thương và sự quan tâm từ người lớn. Khi cảm thấy như vô hình trong mắt bố mẹ, trẻ sẽ trở nên tiêu cực, hung hăng hơn và dễ có cảm giác muốn bắt nạt người khác bởi việc này giống như một trò đùa vui. Nó cũng là cách để những đứa trẻ thu hút sự chú ý của bố mẹ, nhưng chúng thực sự không biết chính xác nên làm gì.
8. ĐỊNH KIẾN
Bắt nạt dựa trên khuôn mẫu và định kiến có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Trẻ em có thể bắt gặp việc bắt nạt ở trường, trên Internet hay trong quán cà phê bởi nó xuất phát từ suy nghĩ rằng mỗi nhóm người nhất định được cư xử khác nhau.
Ai cũng muốn bản thân trở nên đặc biệt và khi đứa trẻ nghĩ rằng mình tốt hơn người khác vì địa vị xã hội hay một lý do nào khác, nó tạo ra một kiểu hành vi như bắt nạt.
Ảnh: Bright Side
Dương Tâm dịch (Theo Bright Side)
Theo tamlyhoctoipham.com