Tiến sĩ Randi Gunther, một nhà tâm lý học lâm sàng và cố vấn hôn nhân, 40 năm kinh nghiệm, đang làm việc ở Nam California, chỉ ra 9 thách thức mà cuộc hôn nhân phải đối mặt:
Bị hấp dẫn bởi người khác: Chúng ta nghĩ khi chọn được bạn đời sẽ không bao giờ bị hấp dẫn với người khác nữa. Đó là một sai lầm tội phạm nguy hiểm. Nhiều người từng yêu trước đây có thể yêu lại nếu mối quan hệ không tốt đẹp.
Khả năng mới luôn cám dỗ và đe dọa nhưng những người yêu nhau không muốn mạo hiểm lợi dụng chúng vì mối quan hệ của họ quan trọng hơn. Vợ chồng nên nói chuyện cởi mở về một mối quan tâm bên ngoài trước khi nó thành hiện thực.
Mất mát: Không ai đoán trước được tương lai và không gì đảm bảo những kỳ vọng luôn được đáp ứng. Ngay cả những cặp vợ chồng hết lòng vì nhau cũng có thể chệch hướng khi đau buồn ập đến, chẳng hạn mất người thân, sự nghiệp xuống dốc, không thể có con, bệnh tật hiểm nghèo hoặc vỡ nợ.
Nếu những mất mát đó được chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, có thể giúp vợ chồng gần nhau hơn.
Không thể chịu đựng nhau: Khi tình yêu bắt đầu, mỗi người đều có thái độ và hành vi gây khó chịu cho người còn lại, nhưng sự ngọt ngào thuở ban đầu lớn hơn nhiều so với chúng.
Bước vào đời sống vợ chồng, những tật xấu dần lộ ra: trễ hẹn, không giữ lời hứa, không chăm sóc bản thân chu đáo. Những gì từng có thể chịu đựng được đến một lúc trở nên không thể chịu được.
Phát triển nhanh hơn nhau: Mong muốn và ưu tiên của mọi người có thể thay đổi. Một người có sự nghiệp tốt hơn có thể làm đảo lộn mối quan hệ, đòi hỏi người kia phải hy sinh và sau đó bị bỏ lại phía sau. Một người cố gắng bước ra thế giới trong khi người kia hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Bí mật từ quá khứ: Nhiều người không kể cho bạn đời tương lai mọi thứ về quá khứ, hy vọng những quyết định xấu hổ và đau đớn đó không bao giờ trở lại. Nhưng có thể trong mối quan hệ của hai bạn, một đứa con từ mối quan hệ trước đột nhiên xuất hiện. Một lịch sử tội phạm về căn bệnh có khả năng di truyền được tiết lộ. Một mối tình nồng cháy kết thúc quá nhanh giờ được đưa ra ánh sáng. Tổn thương nghiêm trọng từ thời thơ ấu giờ đây ảnh hưởng đến hiện tại của vợ hoặc chồng.
Xung đột gia đình mở rộng: Tùy vào sự gần gũi, kỳ vọng về văn hóa và sự khác biệt tội phạm kinh tế xã hội, các thành viên trong gia đình có thể gây áp lực buộc một cặp vợ chồng phải đưa ra quyết định ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chăm sóc lẫn nhau của hai người.
Vợ hoặc chồng có thể bị kẹt ở giữa, thấy mâu thuẫn giữa trách nhiệm với người khác và trách nhiệm duy trì những ranh giới lành mạnh để đảm bảo mối quan hệ chính họ được nguyên vẹn.
Thay đổi ước mơ: Những gì có vẻ là hy vọng và cam kết chung vào giai đoạn đầu của một mối quan hệ có thể nhường chỗ cho những ưu tiên mới mà trước đây chưa từng biết đến, như một sự thay đổi lớn trong sự nghiệp hoặc một gia đình lớn hơn, nhỏ hơn so với những gì đã thỏa thuận. Bạn có thể theo đuổi một cơ hội vừa có và kéo bạn đời vào thế giới mới của ham muốn, đam mê và tập trung.
Thay đổi thứ tự ưu tiên trong mối quan hệ: ''Chúng ta'' trong một mối quan hệ thành công phải được giữ nguyên vẹn, ngay cả khi nó được đặt ở chế độ chờ. Mọi mối quan hệ đều phải song song khi những yêu cầu bên ngoài cao và khiến các đối tác không thể nuôi dưỡng nhau, giữ được sự riêng tư và thân mật.
Khi nuôi dạy con, hy sinh sự nghiệp, những thách thức bất ngờ, nhu cầu duy trì cuộc sống hàng ngày và bệnh tật trở thành tâm điểm. Những cặp đôi quên mất nuôi dưỡng mối quan hệ của họ, dẫn đến mất cam kết.
Phân bổ tài nguyên: Mọi mối quan hệ đều có rất nhiều nguồn lực tại chỗ tại một thời điểm nào đó. Tiền bạc, năng lượng và sự sẵn có chỉ là một yếu tố. Căng thẳng xảy ra khi nhu cầu cuộc sống lớn hơn nguồn lực mà một cặp vợ chồng phải đáp ứng.
Một cặp vợ chồng xa đại gia đình hoặc các nguồn hỗ trợ khác có thể mất nhau chỉ vì không nhận ra những gì họ cần từ nhau hoặc từ bên trong bản thân để gắn bó.
Nhật Minh dịch/VNE
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/rediscovering-love/202406/the-9-challenges-couples-are-most-likely-to-face
Theo tamlyhoctoipham.com