Nhà triết học Emrys Westacott từng viết rằng “khái niệm ‘nhu cầu cơ bản’ rất dễ thay đổi vì nó liên quan đến lịch sử tội phạm và văn hóa”. Việc sống một cuộc sống đơn giản đã trở nên khó khăn hơn, những thứ từng là xa xỉ thì lại được xem như thứ thiết yếu. Trên thực tế, chúng ta cần phải tự quyết định nhu cầu của mình là gì, và ghi nhớ rằng khi ta cảm thấy mình cần một thứ gì đó thì không có nghĩa là ta thực sự cần đến nó. Có thể chỉ là ta thực sự, thực sự muốn nó mà thôi. Bất cứ ai nếu thành thật hỏi bản thân về điều này thì đều có ích cho chính mình.
Trong cuộc thảo luận của Aristotle về điều kiện cần có của một cuộc sống tốt đẹp rất đáng đưa ra đây để tham khảo, vì quan điểm của ông rất cân bằng và rõ ràng. Ông đã kết luận vô cùng ngắn gọn thế này:
1. Những thú vui xác thịt có chỗ nhất định trong cuộc sống tốt đẹp, nhưng ở mức độ vừa phải. Tập trung quá nhiều vào chúng khiến cho con người sống cuộc đời “chỉ dành cho gia súc.” Nhìn chúng, những thú vui đến từ việc học tập hoặc các hoạt động đáng giá khác vẫn tốt hơn.
2. Tiền bạc là quan trọng nhưng không nên là mục tiêu quá quan trọng, bởi vì nó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích. Chúng ta “có thể sống đức hạnh ngay cả trong điều kiện thanh hàn nhất.” Người khôn ngoan giống như một người thợ giàu “tạo ra đôi giày đẹp nhất từ bất kỳ loại da nào được trao cho cho anh ta.”
3. Không nên quá coi trọng thành công và danh vọng, vì chúng quá phụ thuộc vào việc những yếu tố không đáng tin cậy bên ngoài, và dù sao, chúng ta không chỉ muốn được vinh danh, chúng ta còn muốn được tôn vinh bởi những người mà mình tôn trọng và vì những lý do tốt đẹp.
4. Mối quan hệ giữa người với người là điều cần thiết để phát triển: “Không ai muốn cuộc sống không có bạn bè, ngay cả khi anh ta có mọi điều tốt đẹp khác.” Tình bạn có nhiều mức độ khác nhau, và thứ tình bạn có ý nghĩa nhất được dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
5. Thành phần quan trọng nhất của một cuộc sống tốt đẹp là hành động đi kèm lý trí. Đó chính là điều minh định con người rõ nhất. Mặc dù để sống trọn vẹn phải đặt lý trí lên hàng đầu nhưng chúng ta cũng nên quan tâm tới những nhu cầu nặng tính sinh học hơn của mình, bởi vì “con người không thể tự chiêm nghiệm, mà phải có cơ thể khỏe mạnh, được cung cấp thức ăn và những sự chăm sóc khác.”
Thông qua những quan điểm trên của Aristotle, chúng ta có thể đi đến một kết luận dứt khoát hơn rằng mặc dù lý trí là đặc trưng nhất của con người nhưng cuộc sống phong phú của con người là cuộc sống phải đáp ứng đầy đủ, chứ không phải là chịu đựng những khía cạnh cảm xúc của chúng ta. Tuy nhiên, những cảm xúc không phù hợp và sự gắn bó quá mức là điều chúng ta cần phải cố gắng thay đồi.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về những điều khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn?
(Các luận điểm trên được trích từ tựa sách tội phạm học HƠN CẢ HẠNH PHÚC của tác giả Antonia Macaro)
Mời bạn đặt sách tội phạm học tại:
https://shope.ee/hG4dFZtu
Theo tamlyhoctoipham.com