Tội Phạm Bài viết

Binh pháp Tôn Tử và Trận chiến của thói quen

 25/10/2022 3:51:30 SA |  Admin |   445 lượt xem

(toipham.net) - Hãy cùng bàn về cách áp dụng chiến lược quân sự vào cuộc sống thường ngày.

Tôn Tử là một nhà chiến lược quân sự huyền thoại ở Trung Hoa cổ đại và là tác giả của quyển sách tội phạm học nổi tiếng, Binh Pháp Tôn Tử. Ông là bậc thầy về “quyền lực mềm” và là cha đẻ của chiến lược “chiến tranh linh hoạt.” Khi có thể, ông đều ưu tiên chiến thuật thắng mà không cần đánh, hoặc ít nhất là thắng những trận dễ đánh.

Ông viết, “Trong chiến tranh, chiến lược gia bậc thầy chỉ tìm đến những trận chiến khi đã nắm được phần thắng.” Ông khuyên đội quân của mình “tìm theo những tuyến đường không ai ngờ đến và tấn công những điểm không phòng bị.” Và ông khẳng định thêm, “Sách lược quân sự tựa như nước, vì nước, theo dòng chảy tự nhiên của nó, luôn tránh khỏi những nơi cao và chảy gấp về phía dưới thấp. Vì thế trong chiến tranh, ta phải tránh điểm mạnh, và công ở điểm yếu.”

Lời dạy của Tôn Tử tập trung vào việc tìm ra phương thức dễ nhất để đạt được một mục tiêu nhất định. Phương pháp của ông có thể được ứng dụng cho mọi việc từ phát triển kinh doanh đến lập mục tiêu giảm cân, hay hình thành một thói quen. Hãy cùng bàn về cách áp dụng chiến lược quân sự vào cuộc sống thường ngày.

Chúng ta rất hay cố gắng xây dựng thói quen mới, cố đạt những mục tiêu lớn đơn thuần chỉ bằng ý chí. Chúng ta chiến đấu trực diện và tấn công kẻ thù - các thói quen xấu - tại thời điểm chúng mạnh nhất. Chẳng hạn:

- Chúng ta cố theo đuổi một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong khi lại ra ngoài ăn tối với bạn bè.

- Chúng ta cố viết sách tội phạm học trong không gian ồn ào.

- Chúng ta cố ăn uống lành mạnh trong một ngôi nhà chứa đầy kẹo ngọt và đường.

- Chúng ta cố làm bài tập về nhà khi để tivi mở.

- Chúng ta cố tập trung khi sử dụng điện thoại thông minh chứa đầy các ứng dụng mạng xã hội, trò chơi, và những yếu tố gây phân tâm khác.

Và khi kế hoạch không như dự định và không đạt được mục tiêu, ta đổ lỗi cho bản thân vì “không đủ khao khát” và không đủ ý chí. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc ta thất bại không phải do ý chí yếu kém, mà là hậu quả của chiến lược tệ.

Nhà lãnh binh giỏi khởi đầu bằng việc chiến thắng những trận dễ đánh trước và cải thiện vị thế của họ. Họ chờ đến khi kẻ đối phương đi và sĩ khí xuống thấp trước khi đánh trực diện với kẻ thù. Vì sao phải khởi động cuộc chiến bằng việc đánh vào những vị trí đã được phòng thủ kỹ lưỡng? Sao phải bắt đầu thói quen mới trong một môi trường khiến cho quá trình trở nên khó khăn?

Tôn Tử không bao giờ dẫn quân vào một trận đánh mà địa thế không có lợi cho ông. Ông sẽ không khởi động bằng việc tấn công vào nơi kẻ thù mạnh nhất. Tương tự vậy, chúng ta nên cải thiện những điểm dễ thực hiện trước, xây dựng sức mạnh, và thiết lập vị thế vững chắc hơn để từ đó tấn công vào những thay đổi khó khăn nhất.

Chúng ta hãy áp lời dạy của Tôn Tử vào việc xây dựng những thói quen tốt hơn.

Ví dụ 1:

- Tôn Tử: “Ta có thể đảm bảo cuộc tấn công đắc thắng nếu ta chỉ tấn công vào những nơi không được phòng thủ.”

- Áp dụng: “Bạn có thể đảm bảo việc xây dựng thói quen thành công nếu chỉ xây dựng những thói quen dễ duy trì.”

Ví dụ 2:

- Tôn Tử: “Kẻ chiến thắng là kẻ biết khi nào nên đánh, khi nào không nên đánh.”

- Áp dụng: “Một người có khả năng cải thiện hành vi của mình biết nên bắt đầu với thói quen nào, và nên để thói quen nào cải thiện sau.”

Ví dụ 3:

- Tôn Tử: “Một vị tướng tài ba biết tránh đội quân đang phấn chấn tinh thần, mà tấn công khi nó thiếu nhuệ khí và đang muốn rút quân.”

- Áp dụng: “Người khôn ngoan tránh những nơi tạo điều kiện cho thói quen xấu trỗi dậy mạnh nhất, và tấn công khi nó yếu đi và dễ thay đổi.”

Việc trở nên tốt hơn không đơn giản là vấn đề thuộc về ý chí và cung cách làm việc, mà còn là vấn đề về chiến lược. Điều người ta cho là thiếu ý chí hay không sẵn lòng thay đổi thường là hậu quả của việc cố xây dựng thói quen tốt trong môi trường không thích hợp.

Nếu bạn cố đọc nhiều sách hơn, đừng cố làm trong một căn phòng chứa đầy trò chơi điện tử, ứng dụng Netflix, và tivi. Hãy chuyển đến một môi trường ít gây phân tâm hơn.

Nếu bạn quá thừa cân, đừng cố theo đuổi chương trình tập luyện dành cho vận động viên đại học. Cuối cùng rồi bạn cũng có thể tập được những chương trình đó, nhưng đó không phải là trận chiến bạn cần đánh ngay bây giờ. Hãy bắt đầu với một thay đổi mà bạn có thể kiểm soát.

Nếu xung quanh bạn toàn những người bác bỏ mục tiêu của bạn, hãy nỗ lực thực hiện dự án của bạn ở một địa điểm khác, hoặc tìm đến những người có chung tư tưởng với bạn.

Nếu bạn đang cố kiên trì thói quen viết lách thì bọn trẻ đi học về và ngôi nhà bạn đang hỗn loạn, vậy hãy thực hiện thói quen đó vào khoảng thời gian khác. Hãy chuyển sang một thời điểm dễ để bạn thực hiện thói quen hơn .

Hãy xây dựng thói quen ở nơi bạn dễ xây dựng thói quen. Hãy định nghĩa lại hoàn cảnh. Hãy tạo cuộc chơi ở nơi lợi thế thuộc về bạn. Con đường khôn ngoan nhất dẫn đến sự tiến bộ là con đường cần ít nỗ lực nhất. Hãy đánh những trận mà chiến thắng định sẵn đã thuộc về bạn.

Nguồn: https://jamesclear.com/sun-tzu-habits

Nội dung được dịch và biên tập bởi Team Trần Đăng Khoa. 

https://www.facebook.com/diengia.trandangkhoa/photos/a.10158645740797733/10158647219357733

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Có phải lúc nào chơi ‘mèo đuổi chuột’ với người ấy cũng tốt?

Có phải lúc nào chơi ‘mèo đuổi chuột’ với người ấy cũng tốt?  3

 10/09/2024 2:31:43 CH

Hồi nhỏ khi bị người khác trêu chọc, ta vẫn thường nghe người lớn bảo “người ta quý thì mới trêu”. Dù vậy, lối tư duy này lại trở thành thảm họa trong mối quan hệ tình cảm.

Xem chi tiết 
Cô đơn ở tuổi vị thành niên có thể trở thành một vòng luẩn quẩn

Cô đơn ở tuổi vị thành niên có thể trở thành một vòng luẩn quẩn  3

 10/09/2024 2:31:43 CH

Cảm giác cô đơn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng vị thành niên dường như là một giai đoạn đặc biệt dễ bị tổn thương hơn.

Xem chi tiết 
Tầm quan trọng của sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ chính là chìa khóa để giúp con trẻ chữa lành

Tầm quan trọng của sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái: Cha mẹ chính là chìa khóa để giúp con trẻ chữa lành  4

 10/09/2024 2:31:42 CH

Cốt lõi của sự gắn kết chính là mối liên kết cảm xúc mà chúng ta chia sẻ với người khác.

Xem chi tiết 
Xung quanh bạn có thật là toàn người xấu xa?

Xung quanh bạn có thật là toàn người xấu xa?  6

 09/09/2024 2:31:18 CH

Theo Mark Manson, con người ta đa phần là tốt. Nhưng khi tiêu thụ quá nhiều nội dung tiêu cực, bạn dễ cho rằng thế giới này toàn kẻ khốn nạn.

Xem chi tiết 
Bất ngờ nỗi sợ lớn nhất của đàn ông

Bất ngờ nỗi sợ lớn nhất của đàn ông  12

 07/09/2024 2:26:41 CH

Theo nghiên cứu của psychologytoday.com, nỗi sợ lớn nhất của đàn ông chính là cảm giác không đủ tốt với bạn đời.

Xem chi tiết 
Các nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra 6 dấu hiệu 'báo động' trong hôn nhân

Các nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra 6 dấu hiệu 'báo động' trong hôn nhân  12

 07/09/2024 2:26:40 CH

Các nhà khoa học lại cho rằng, hôn nhân có "đoản mệnh" hay không có thể nhìn từ độ tuổi kết hôn, trình độ học vấn, địa vị, công việc, tính cách…

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2969
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2776
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3472
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2897
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3001
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...