Tội Phạm Bài viết

Bộ não không hoạt động như cách mà bạn vẫn tưởng

 18/11/2021 2:04:43 CH |  Admin |   445 lượt xem

(toipham.net) - Một cuộc trò chuyện với nhà khoa học thần kinh Lisa Feldman Barrett về cách xử lý thực tại lạ thường của tâm trí—và tại sao hiểu được điều này có thể giúp bạn bớt đi vài phần lo âu.

Ngay phần đầu cuốn sách tội phạm học mới của bà, Seven and a Half Lessons About the Brain (tạm dịch: Bảy bài học rưỡi về Não bộ), giáo sư tâm lý Lisa Feldman Barrett viết rằng mỗi chương sẽ trình bày “một vài thông tin khoa học hấp dẫn về bộ não của bạn và xem xét những thứ mà chúng tiết lộ về bản chất con người.” Cũng tựa như nâng nắp ca-po xe hơi lên để quan sát động cơ, ngoại trừ việc chiếc xe hơi là bạn và bạn phát hiện thấy động cơ không vận hành như cách bạn vẫn nghĩ. 

Bo nao khong hoat dong nhu cach ma ban van tuong

Chẳng hạn, khi xét bài học thứ tư, Your Brain Predicts (Almost) Everything You Do [Bộ não dự đoán (hầu như) mọi việc bạn làm]. “Các nhà khoa học thần kinh muốn nói rằng trải nghiệm hằng ngày của bạn là một ảo giác được kiểm soát cẩn thận, bị ràng buộc bởi thể giới và cơ thể bạn, nhưng rốt cuộc đều bị não bộ dàn dựng,” tiến sĩ Barrett viết, bà là giáo sư danh dự tại Đại học Northeastern có các cuộc hẹn nghiên cứu tại trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts. “Đó là một loại ảo giác hằng ngày tạo ra mọi trải nghiệm của bạn và dẫn dắt mọi hành động của bạn. Đó là cách thông thường mà não bộ mang đến ý nghĩa cho các thông tin đầu vào cảm giác đến từ cơ thể bạn và từ thế giới (được gọi là “dữ liệu giác quan”), và bạn hầu như không ý thức được điều đó đang diễn ra.”

Con người có khuynh hướng nghĩ rằng chúng ta đang phản ứng lại những gì đang diễn ra trên thực tế. Nhưng điều thực sự đang diễn ra là não bộ của bạn đang dựa vào khối lượng kinh nghiệm và ký ức dự trữ sâu kín của bạn, tạo dựng nên thứ mà nó tin là thực tại của bạn, kiểm tra-chéo nó với các dữ liệu giác quan đến từ tim, phổi, trao đổi chất, hệ miễn dịch, cũng như thế giới xung quanh và điều chỉnh nếu cần. Nói cách khác, trong một quá trình mà ngay cả tiến sĩ Barrett cũng thừa nhận là “trái lẽ thường,” bạn hầu như luôn hành động dựa theo những dự đoán mà não bộ đưa ra về những gì sẽ xảy ra tiếp theo, không phải là phản ứng trước trải nghiệm khi nó đang diễn ra. (Michael Pollan trình bày tỉ mỉ tiến trình thần kinh tương tự trong cuốn sách tội phạm học của ông How to Change Your Mind.)

“Những dự đoán biến đổi những tia sáng thành những đối tượng mà bạn nhìn thấy. Chúng biến những thay đổi trong áp suất không khí thành các âm thanh dễ nhận biết, và dấu vết của các chất hóa học thành mùi và vị. Các dự đoán cho phép bạn đọc được những nét chữ nguệch ngoạc trên trang này và hiểu được chúng như các chữ cái, từ ngữ và ý tưởng,” Barrett viết.

Trong cuốn sách đầu tiên của bà, How Emotions Are Made (tạm dịch: Cách cảm xúc được tạo thành), Barrett trích dẫn nghiên cứu cho thấy một điều gì đó tương tự cũng xảy ra với cảm xúc. Chúng ta trải nghiệm những thứ như tức giận hay lo âu là cảm giác do các sự kiện bên ngoài gây ra. Nhưng thực tế thì, theo tiến sĩ Barrett, “Cảm xúc không xảy đến với bạn—mà chúng được não bộ tạo ra khi bạn cần chúng.” Nghe thật rối rắm, nhưng hệ quả thì khá sâu sắc: bạn càng hiểu về cảm xúc, bộ não của bạn càng có thể tạo ra chúng chính xác hơn, vì vậy bạn sẽ cảm nhận và hành xử theo những cách thức rất đặc thù với tình huống. Chúng ta hay nói đến việc “xử lý” cảm xúc sau khi chúng nảy sinh (điều này được gọi là điều chỉnh cảm xúc), nhưng hiểu về cảm xúc như một thứ mà bạn tạo dựng được cho phép bạn ảnh hưởng đến cách chúng phát sinh ngay từ đầu.

Tất nhiên, điều này làm đảo lộn quan điểm về cách chúng ta trải nghiệm thực tại và đưa đến một số câu hỏi thú vị. Tại sao chuyện này xảy ra? Nếu chúng ta tạo dựng nên thực tại xung quanh mình, bao gồm cả cảm xúc của chúng ta, vậy nghĩa là chúng ta có thể thay đổi được cách mà ta cảm nhận ư? Chúng ta nên làm gì với nỗi âu lo và căng thẳng do coronavirus gây ra? Nếu hành động của chúng ta phụ thuộc vào kinh nghiệm quá khứ, liệu chúng ta có kiểm soát được những việc mình làm không? Chúng ta có suy nghĩ gì về trách nhiệm—chẳng hạn, trong cuộc trò chuyện được nối lại xoay quanh vấn nạn bạo lực ở cảnh sát—trong một thế giới như thế? Làm sao ta có thể áp dụng bảy bài học rưỡi này để sống tốt hơn trong cuộc đời? Tạp chí GQ đã phỏng vấn tiến sĩ Barrett để hỏi về những câu đó và thêm nhiều điều nữa.

GQ: Bài học đầu tiên của bà, mà thực ra là nửa bài học, đó là: não bộ không phải dành để suy nghĩ. Thế thì: não bộ dành để làm gì?

Lisa Feldman Barrett: Nhiệm vụ quan trọng nhất của não bộ không phải để suy nghĩ, hay nhìn ngắm, hay cảm nhận, hay làm bất cứ điều gì mà chúng ta cho là quan trọng với con người. Nhiệm vụ chính của nó là điều hành một ngân sách dành cho cơ thể bạn—giữ cho bạn còn sống, và sống khỏe mạnh. Vì vậy, từng ý nghĩ của bạn, từng cảm xúc của bạn, từng hành động của bạn cuối cùng đều nhằm phục vụ cho việc kiểm soát cơ thể bạn. Chúng ta không trải nghiệm đời sống tinh thần theo cách này, nhưng đây là thứ đang diễn ra ‘dưới nắp ca-po’.

Thuật ngữ chuyên môn cho ngân sách cơ thể là allostasis. Về cơ bản có nghĩa: công việc của não bộ là dự đoán những nhu cầu của cơ thể bạn và đáp ứng chúng trước khi chúng đến. Lập ngân sách các nguồn lực như glucose, oxy, muối và tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để bạn có thể thực hiện công việc quan trọng nhất theo quan điểm tiến hóa: truyền lại gen của bạn cho thế hệ sau. 

Đó là những nguồn lực có hạn [trong cơ thể bạn] và mỗi hành động mà bạn thực hiện—mọi cử động bạn thực hiện, mọi điều mới mẻ bạn học—đều phải trả một cái giá nào đó. Vì vậy mỗi khi não bộ chuẩn bị để di chuyển cơ thể bạn hay học điều gì mới mẻ, não bộ đang tự hỏi chính nó, theo nghĩa bóng, đây có phải là một khoản đầu tư tốt không? Có đáng bõ công không?  

Đây là một trong những tiết lộ gây bất ngờ nhất, và cũng gây lo ngại trong cuốn sách, quan điểm cho rằng bộ não là một cỗ máy dự đoán. Thay vì thụ động quan sát thực tại—trong những thứ mà chúng ta xem như là một mô hình kích thích-phản ứng—nó quả thực đang xây dựng thực tại của chúng ta sao?

Chúng ta có thể dùng một ví dụ về bóng chày. Người đập bóng đi vào gôn. Anh ta vào thế cùng cây gậy bóng chày. Một cầu thủ ném bóng ném với vận tốc từ 80 đến 100 dặm/giờ, khiến người đập bóng chỉ có 400 đến 500 mili giây để phản ứng. Như vậy không đủ thời gian để nhìn thấy bóng, rồi quyết định vung gậy, lên kế hoạch hành động và thực hiện. Nhưng một bộ não hoạt động bằng cách dự đoán lại đủ nhanh để biến môn bóng chày thành một trò chơi.

Đây là những gì thực tế đang diễn ra: dựa trên mọi thông tin mà cầu thủ đánh bóng có về tình huống, bộ não anh ta tự động tính toán cú xoay người, đưa ra một dự đoán, ngay lúc này, về vị trí của trái bóng. Và trong chớp mắt, bộ não anh ta dự đoán hành động, rồi sau đó dự đoán về những cảm giác của anh ta. Nói theo nghĩa bóng thì bộ não anh ta đang dự đoán: “Ngay lúc này, tôi sẽ làm gì? Và lần cuối cùng tôi hành động theo cách này trong tình huống này, tôi đã thấy điều gì? Tôi sẽ có cảm giác gì ở các khớp? Khi cây gậy đánh trúng bóng, tôi sẽ nghe tiếng gì?” Bộ não anh ta đang tự động thay đổi việc bắn điện của các nơ-ron của nó nhằm dự đoán những thay đổi về cảm giác do âm thanh va chạm của quả bóng với cây gậy.

Vậy chuyện gì xảy ra? Thông tin đang đến thông qua tai mắt và các giác quan còn lại của anh ấy. Nếu thông tin mới phù hợp với dự đoán thì khi ấy phản ứng vận động của anh được hoàn tất, anh vung gậy theo kế hoạch và có thể đánh bóng. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, nếu não bộ của anh không dự đoán gì, giả sử có một cơn gió mạnh hay chuyện gì đó xảy ra với gân chân của anh, thì não bộ của anh có thể tiếp nhận thông tin mới đó và tự động điều chỉnh dự đoán của nó. Nhưng việc điều chỉnh đó có thể kéo dài khá lâu đến mức anh bỏ lỡ quả bóng.

Dự đoán và chỉnh sửa là một cách hiệu quả hơn nhiều để điều hành một hệ thống hơn là lúc nào cũng phản ứng. Vậy những việc não bộ của bạn thường làm đó là dự đoán, rồi sau đó so sánh chúng với dữ liệu giác quan đến từ cơ thể bạn và từ thế giới liên tục đến, như một cách để giảm sự bất định/không chắc chắn, mà hóa ra, đó lại là việc hiệu quả nhất xét về mặt trao đổi chất.

Ví dụ khiến tôi tò mò trong sách đó là thực tế phải mất 20 phút để nước ngấm vào máu của bạn, vì vậy khi bạn uống một ly nước và có cảm giác cơn khát của mình ngay lập tức tan biến, thì đó không phải là một thực tế sinh học, mà chỉ là một trò lừa của thần kinh.

Đây lại là một điều khác mà tôi học được. Bạn biết cảm giác khi trời sắp mưa như thế nào, và bạn có thể cảm nhận được một giọt nước trên da mình, và bạn có thể biết trời sắp mưa hay không? Bạn không có cảm biến độ ẩm trên da. Vậy làm sao bạn cảm nhận được những giọt nước ấy? Làn da của bạn có các cảm ứng chạm và cảm biến nhiệt độ, và bộ não của bạn đang thực hiện động tác tính toán bên trong này, tích hợp thông tin về xúc chạm với thông tin về nhiệt độ để tạo ra một dự đoán về nước trên da bạn. Cho nên khi bạn cảm thấy ẩm ướt ở nách hay bạn cảm thấy ẩm ướt trên da vì bất cứ lý do gì, về cơ bản thì nó là một sự xây dựng của não bộ của bạn, đang lấy hai nguồn thông tin đó và kết hợp chúng với nhau. 

Mọi điều bạn làm và mọi điều bạn cảm nhận và suy nghĩ—về cơ bản là mọi thứ mà bạn trải nghiệm—là sự kết hợp giữa những gì đang diễn ra trong não bộ và những gì đang diễn ra bên ngoài hộp sọ của bạn. Bộ não không biết chắc được những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn. Nó chỉ nhận dữ liệu giác quan mà thôi.

Dữ liệu giác quan đó là kết quả của một vài tập hợp nguyên nhân đang diễn ra trong cơ thể bạn. Nhưng bộ não không biết nguyên nhân là gì. Nó phải đoán. Cũng như thế, bộ não của bạn không biết điều gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài. Tất cả những gì nó nhận được là những bước sóng ánh sáng, những thay đổi trong áp suất không khí, nồng độ hóa chất, v.v... Một lần nữa, chúng là những kết quả của một vài tập hợp nguyên nhân. Đây là cái mà các triết gia gọi là một vấn đề suy luận đảo ngược. Vậy bộ não của bạn đang sử dụng thứ gì để giải quyết vấn đề suy luận đảo ngược, để đoán các nguyên nhân của dữ liệu giác quan sẽ đến trong khoảnh khắc này? Những kinh nghiệm trong quá khứ.

Khi bộ não tìm cách giải quyết vấn đề suy luận đảo ngược, nó không tự hỏi chính mình, nói theo nghĩa bóng, rằng “Cái gì đây?” Thay vào đó, nó hỏi câu giống với “Cái này giống với thứ gì?” “Điều này tương tự với điều gì trong kinh nghiệm quá khứ của tôi?” Bộ não của bạn đang phỏng đoán về những chuyện sẽ xảy ra tiếp theo, vì vậy nó biết tiếp theo nên hành động như thế nào để giữ cho bạn còn sống và khỏe mạnh. Nó liên tục dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để tạo ra hiện tại của bạn. Điều thú vị về chuyện này là gì? Con người rất khó để thay đổi quá khứ của họ. Nhưng, bằng cách thay đổi hiện tại của bạn, bạn đang vun trồng một tương lai khác. Bằng cách thay đổi những gì bạn nói và làm, và cảm nhận, bạn đang gieo mầm mống cho não bộ của mình dự đoán khác đi trong tương lai.

Điều này khiến chúng ta phải đối mặt với đủ loại câu hỏi hóc búa về trách nhiệm và tự do ý chí

Điểm mấu chốt là chúng ta có trách nhiệm với bản thân nhiều hơn ta tưởng, và như tôi đã thảo luận trong cuốn sách, chúng ta cũng có trách nhiệm với người khác nhiều hơn ta nghĩ. Hoặc muốn. Bạn biết đấy, đôi lúc bạn có trách nhiệm với điều gì đấy không phải vì tình huống nào đó là lỗi của bạn—bạn chịu trách nhiệm cho điều gì đó vì bạn là người duy nhất có thể thay đổi tình hình. Đó không phải là vấn đề có tội hay vô tội. Những hành động và trải nghiệm mà bộ não của bạn tạo ra ngày hôm nay trở thành những dự đoán của bộ não bạn cho ngày mai. Vì vậy, nỗ lực trau dồi kinh nghiệm mới và học hỏi những điều mới ngày hôm nay là một khoản đầu tư vào con người bạn của ngày mai. Một số người có thể kiểm soát nhiều thứ trong cuộc sống của họ, nhưng một số khác thì lại có ít quyền kiểm soát hơn vì hoàn cảnh sống của họ, nhưng ai ai cũng có thể kiểm soát được điều gì đó.

Có một ví dụ trong sách của chị về người đàn ông nhầm cậu bé chăn chiên đang cầm một cây gậy chăn gia súc thành một chiến binh du kích đang cầm súng trường, và suýt bắn cậu bé. Trong thực tại chủ quan của anh ta, do bộ não của anh dựng nên, anh ấy đang nhắm bắn một chiến binh. Trong thực tại khách quan, anh ta đang nhắm bắn một đứa trẻ cùng mấy con bò. Chúng ta nghĩ như thế nào về việc quy trách nhiệm cho anh ta?

Trong trường hợp này, vấn đề trách nhiệm rất phức tạp vì anh ta bị chính phủ gọi nhập ngũ. Song những gì đúng với anh ta thì cũng đúng với tất cả chúng ta: những gì chúng ta nhìn thấy là một sự kết hợp của những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài và bên trong cơ thể chúng ta, cũng như những gì đang diễn ra trong đầu chúng ta. Tôi đã viết về điều này trên The New York Times. Theo như tôi biết, đây là những gì mà bằng chứng khoa học cho thấy: Một người hoàn toàn có thể nhìn thấy một khẩu súng ở nơi không hề có súng. Do đó, nếu não bộ của người lính dự đoán rằng kẻ khác đang cầm súng, và tim anh ta đang đập với tốc độ 180 nhịp mỗi phút thì bộ não anh ta sẽ gặp khó khăn trong việc lấy mẫu thông tin thị giác từ thế giới một cách hiệu quả. Và kết quả là bộ não anh ta sẽ đi theo dự đoán của anh ta—và anh ta nhìn thấy súng—thay vì chỉnh sửa lại dự đoán với thông tin truyền từ thị giác của một cây gậy, đến từ thế giới. Hãy nghĩ về ý nghĩa của điều này đối với cơn sóng thần của những vấn đề về cảnh sát mà chúng ta đang phải đương đầu lúc này.

Một xem xét quan trọng ở đây là: những dự đoán của não bộ đến từ đâu? Những dự đoán đó không chỉ đến từ kinh nghiệm trong quá khứ của bạn, mà còn từ những gì bạn đọc và xem trên tivi, báo chí và mạng xã hội. Những dự đoán của bạn đến từ đó—từ một thế giới mà người khác sắp xếp cho bạn. Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn có một số lựa chọn trong việc kiểm duyệt thế giới đó bằng những gì mà bạn cho phép mình tiếp xúc (và không tiếp xúc). Chúng ta đi đến Bài học thứ bảy trong sách: chúng ta là những động vật xã hội và chúng ta học hỏi lẫn nhau. Chúng ta không chỉ học bằng cách làm, mà ta còn học bằng cách kể những câu chuyện và lắng nghe câu chuyện của người khác. Chúng ta truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác và người khác cũng học hỏi từ những kinh nghiệm đó. Vì vậy chúng ta không cần phải trải qua quá trình đau thương của việc tự mình học hỏi mọi thứ. Việc học tập xã hội này có những lợi ích lớn, nhưng cũng tiềm ẩn một vài rủi ro. Đây là một khía cạnh của ý chí tự do mà ít ai nói đến: Bạn có thể mở rộng trải nghiệm của mình ngày hôm nay để dự đoán khác đi vào ngày mai. Việc kiểm soát hiệu quả hành vi của bạn đòi hỏi bạn phải mở rộng chân trời thời gian. Kiểm soát được những hành động của bạn không chỉ là về khả năng tránh né một số hành động nào đó  “trong lúc nóng giận”—mà đó còn là gieo mầm mống cho não bộ trở nên linh hoạt hơn trong việc tạo dựng những dự đoán của bạn trước ‘lúc nóng giận.’

Điều quan trọng là hiểu được bằng chứng khoa học nào liên quan đến cách não bộ kiểm soát các hành động của bạn. Bạn không nhìn mọi thứ trong cuộc đời này rồi sau đó rút súng. Căn cứ theo hiểu biết tốt nhất của não bộ của bạn về nhân sinh cuộc đời vào lúc này, bộ não chuẩn bị cho những hành động tiếp theo của bạn, như rút súng ra, nhắm vào mục tiêu v.v… và điều đó khiến bạn có nhiều khả năng sẽ nhìn thấy một số thứ theo nghĩa đen, như một khẩu súng, nếu bộ não của bạn đã học được những mối liên kết đó trong quá khứ. Đó là cách não bộ của bạn hoạt động.

Bo nao khong hoat dong nhu cach ma ban van tuong

Rõ ràng thì đây là thời điểm đầy lo âu với việc bầu cử và đại dịch coronavirus. Tôi tò mò muốn biết chị nhìn nhận về nghiên cứu của mình trong cuốn sách đầu tiên, How Emotions Are Made, giao thoa ra sao với thời điểm đầy căng thẳng này.

Để hiểu rõ hơn về cảm giác lo lắng, căng thẳng, chúng ta cần quay lại với nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ não: kiểm soát các hệ thống trong cơ thể bạn theo cách hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Bạn có thể nghĩ về sự tiết kiệm năng lượng giống như một ngân sách. Một ngân sách tài chính theo dõi dòng tiền thu và chi. Một ngân sách cho cơ thể bạn cũng tương tự thế, theo dõi các nguồn lực như nước, muối và glucose khi bạn nạp vào và mất đi. Mỗi lần não bộ phải học điều gì mới lạ thì cũng giống như một lần rút tiền từ ngân sách cơ thể của bạn. Những hành động bổ sung nguồn lực, như ăn uống và ngủ nghỉ, cũng giống như ‘gửi tiền’. Stress là gì? Đó là khi não bộ của bạn rút một khoản tiền từ ngân sách cơ thể. Căng thẳng/stress tích cực là sau ‘rút tiền’ là ‘nạp tiền’. Căng thẳng/stress mãn tính là khi bộ não của bạn cứ liên tục chi tiêu và chi tiêu, mà nạp tiền thì không đủ, đẩy ngân sách cơ thể rơi vào tình trạng thâm hụt. Đây là một giải thích được giản lược, nhưng nó nắm bắt được quan điểm then chốt đó là việc vận hành một cơ thể đòi hỏi các nguồn lực sinh học. Mỗi hành động bạn thực hiện (hoặc không thực hiện) là một lựa chọn về tội phạm kinh tế—bộ não của bạn đang dự đoán khi nào thì chi tiêu nguồn lực và khi nào nên tiết kiệm chúng. Cũng như trên, đối với mọi thứ bạn học (hoặc không học). (Thuật ngữ khoa học để chỉ việc lập ngân sách cơ thể là allostasis.)

Mọi điều bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành động là một hệ quả của sứ mệnh trọng yếu của não bộ là giữ cho bạn còn sống và khỏe mạnh bằng cách quản lý ngân sách cơ thể của bạn. Chúng ta không xem từng ý nghĩ của mình, từng cảm giác lo âu, vui vẻ, hay tức giận, hay kinh ngạc của mình, từng cái ôm mà ta cho đi hay nhận lại, từng cử chỉ tử tế ta nhận được, và từng câu xúc phạm mà ta phải chịu đựng như một lần ‘nạp tiền’ hay ‘rút tiền’ trong ngân sách trao đổi chất của ta, nhưng ‘dưới nắp ca-po’ thì đó là những gì đang diễn ra.

Khi bộ não của bạn không thể dự đoán tốt—ví dụ, khi có quá nhiều thứ bất định, thiếu chắc chắn—bộ não của bạn có thể cố gắng học hỏi những điều mới lạ để nó có thể dự đoán tốt hơn vào lần sau. Việc học hỏi bao gồm việc giải phóng một loạt hóa chất, một số chất trong đó có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng. Trong ngắn hạn, học tập là một sự đầu tư năng lượng tốt, vì nó có thể ‘trả cổ tức’ trong tương lai. Mấu chốt là bổ sung những ‘khoản tiền’ bạn đã chi tiêu, để giữ cho ngân sách cơ thể của bạn có thể trả được nợ.

Nếu sự bất định tiếp tục kéo dài quá lâu, có thể do nỗi sợ hãi trước COVID, hay sự bất định của kinh tế— nếu ngân sách cơ thể của bạn đang bị rút cạn—kết cuộc là bạn có thể điều hành một ngân sách thâm hụt, khiến bạn cảm thấy liên tục bức bối và khó chịu. Trong nền văn hóa của chúng ta, chúng ta đã học cách lý giải về những cảm xúc như lo âu. Cố gắng hiểu được kích thích tăng cao, không thoải mái như lo âu có thể khiến chúng ta hành xử theo những cách chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách cơ thể của chúng ta, hơn là tìm cách trả nợ bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, cho đi và nhận lại sự hỗ trợ từ những người yêu thương v.v... Cuối cùng, điều này đôi lúc có thể dẫn đến vấn đề lớn hơn. Ý tôi là, bạn sẽ làm gì khi tài khoản ngân hàng của bạn đang bị thâm hụt?

Dừng tiêu tiền.

Đúng vậy. Điều này có ý nghĩa gì với một bộ não? Nó có nghĩa là bạn dừng vận động cơ thể và bạn ngừng học hỏi. Hãy nghĩ về thực trạng xã hội hiện nay. Tại sao người ta cảm thấy tốt hơn khi ở bên những người có cùng tư tưởng với họ trong một buồng vang thông tin (echo chamber)? Mạng xã hội có thể giúp xây dựng buồng vang đó, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Tại sao không có nhiều người tìm kiếm thông tin mới lạ nhưng mâu thuẫn với niềm tin của họ? Có lẽ vì nó tốn kém, đắt đỏ về phương diện trao đổi năng lượng. Và khi ngân sách cơ thể của bạn vốn đã trĩu nặng vì bạn thiếu ngủ hay vì gặp nhiều bất ổn kinh tế hay bạn lo sợ mình không đủ khả năng nuôi con, hay bạn lo mình bị ốm, … Kết cuộc là theo thời gian, bạn đang rút ra nhiều khoản tiền nhỏ mà không được bù lại bằng những khoản tiền gửi vào—nó cũng tựa như việc phải thanh toán rất nhiều khoản thuế nho nhỏ cộng dồn theo thời gian. Và cuối cùng, bạn có thể đạt đến một điểm mà bạn đang bơi trong một biển những điều bất định/không chắc chắn hoặc đang lướt qua cơn sóng thần căng thẳng. Đối với hệ thần kinh của con người thì sự không chắc chắn kéo dài dai dẳng rất kinh khủng.

Quan điểm về “mức độ chi tiết về cảm xúc” bù đắp cho điều đó như thế nào? Ý tưởng cho rằng nếu chúng ta hiểu thế giới của mình thông qua những khái niệm mà ta có, thì khi ấy, chúng ta càng có nhiều khái niệm, chúng ta càng hiểu rõ hơn cảm xúc của mình.

Một cảm xúc là một giai đoạn mà trong đó não bộ sử dụng những điều bạn biết về cảm xúc – các khái niệm về cảm xúc – để hiểu được những thay đổi trong cơ thể bạn (những thay đổi về nhịp tim, hơi thở v.v...) bằng cách liên kết những dữ liệu cảm giác đó và những cảm xúc mà chúng làm nảy sinh với những gì đang diễn ra xung quanh bạn trong thế giới. Đây là cách mà bạn có thể xem một cơn tức ngực chính là cảm giác lo lắng, xung huyết, hoặc những triệu chứng thể chất của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn càng biết nhiều khái niệm, bộ não của bạn càng có khả năng dự đoán một cách linh hoạt về nguyên nhân gây ra dữ liệu cảm giác đến từ cơ thể của bạn trong một tình huống cụ thể.

Chắc chắn là các khái niệm giúp bạn hiểu được cảm xúc sau khi chúng xuất hiện, nhưng chúng cũng là một thành phần chính của việc tạo ra cảm xúc ngay từ đầu. Cảm xúc không xảy đến với bạn—mà chúng được bộ não tạo ra khi bạn cần. Chúng không được tích hợp sẵn trong não bộ của bạn khi mới sinh. Chúng được tạo ra bởi bộ não của bạn bằng cách sử dụng những khái niệm về cảm xúc mà bạn đã học. Sử dụng các khái niệm về cảm xúc, bộ não điều hành ngân sách cơ thể của bạn bằng cách dự đoán nguyên nhân của những sự kiện sắp xảy ra trong cơ thể bạn theo cách được liên kết với tình huống mà bạn đang có mặt trong đó, với mục đích hành động theo một cách cụ thể. Vậy rốt cuộc, các khái niệm là công cụ để tạo ra cảm xúc. Nói chung, các khái niệm là công cụ để tạo ra ý nghĩa mới về những cảm giác vật lý đến từ cơ thể bạn, trong bối cảnh mà bạn đang hiện diện, để hướng dẫn bạn hành động theo một cách riêng. Và kết quả đôi lúc là một cảm xúc. Vì vậy mức độ chi tiết về cảm xúc không chỉ là nhận biết rõ hơn về cảm xúc của mình. Mà nó còn có nghĩa là bạn xây dựng những cảm xúc của mình một cách phù hợp chính xác hơn với tình huống mà bạn đang có mặt trong đó.

Vậy điều đó làm thay đổi kinh nghiệm của chúng ta về thế giới ra sao? Ví dụ, nếu tôi nói, “Tôi không buồn, mà tôi đang thất vọng.”

Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta cần nói về tâm trạng (affect). Bộ não liên tục kiểm soát ngân sách cơ thể của bạn, còn cơ thể bạn thì liên tục gửi dữ liệu cảm giác về bộ não. Điều này đang xảy ra ngay lúc này, dù bạn có lẽ không nhận ra. Và đó là vì bạn không được thiết lập để trải nghiệm có ý thức về bản giao hưởng liên tục này của dữ liệu giác quan. Tuy nhiên, Tiến hóa đã cho bạn một giải pháp: những cảm giác đơn giản như thoải mái hoặc dễ chịu, không thoải mái hoặc khó chịu, cảm giác căng thẳng hoặc mệt mỏi. Bạn có thể gọi những cảm giác đơn giản đó là tâm trạng. Các nhà khoa học gọi chúng là affect.

Giả sử bạn đang điều hành một ngân sách cơ thể đang thâm hụt. Bạn cảm thấy tồi tệ. Rồi giả sử bạn không phải là một người rất tỉ mỉ chi tiết, đối với bạn thì tức giận, buồn phiền, sợ hãi đều đồng nghĩa với “Tôi thấy chán như c*t.” Vậy tiếp theo bạn nên làm gì để đối phó với tình huống này? Bộ não của bạn chưa đưa ra một phỏng đoán cụ thể nào. Bạn đã uống nước chưa? Bạn có quát tháo ai đó không? Bạn có chạy bộ không? Thật khó mà biết được vì bộ não của bạn chưa tạo ra một khái niệm cho phép nó dự đoán một hành động cụ thể.

Nhưng nếu bộ não của bạn học được rằng buồn bã có nghĩa là bạn đã đánh mất thứ gì đó quý giá với mình, còn thất vọng có nghĩa là những hy vọng hay kỳ vọng của bạn đã vỡ tan—tức là, khi bạn biết rằng buồn bã và thất vọng không đồng nghĩa với nhau, mà là những khái niệm riêng biệt bao hàm những hành động khác biệt—khi ấy làm cho tâm trạng của bạn trở nên ý nghĩa với một khái niệm về sự buồn bã sẽ dẫn đến những hành động khác biệt so với nếu bộ não tạo ra một khái niệm về nỗi thất vọng.

Đây là một ví dụ nhỏ: giống như nhiều người ở quốc gia này, tôi cũng thấy mệt mỏi và căng thẳng. Dưới nắp ca-po, bộ não của tôi đang xây dựng các khái niệm để dự đoán và hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể tôi liên quan đến tình huống mà tôi đang có mặt. Bộ não của tôi có thể tạo ra một trải nghiệm lo lắng, hay trầm cảm, hoặc tuyệt vọng. Nhưng thay vào đó, nó xây dựng một khái niệm về ngân sách cơ thể đang đầy gánh nặng. Và điều này chỉ dẫn hành động của tôi. Tôi cần đảm bảo rằng mình ngủ đủ giấc và uống đủ nước. Tôi cần đảm bảo rằng mình có tập thể dục, dù không thích. Tôi cần đảm bảo giữ liên lạc với những người thân yêu.

Mức độ chi tiết về cảm xúc cũng biết khi nào thì không nên tạo ra một cảm xúc. Thay vào đó, bộ não của tôi đang tạo ra ý nghĩa về dữ liệu giác quan, và những cảm xúc tâm trạng mà chúng gây ra, như một hiện tượng vật lý. Và mức độ chi tiết này giúp gì cho bạn? Nó giúp bạn có được sự linh hoạt uyển chuyển để lý giải về những cảm giác của mình và hành động theo chúng một cách khác biệt tùy thuộc vào ngữ cảnh, điều chỉnh hành động của bạn cho phù hợp với tình huống mà bạn đang hiện diện. 

 

Hình ảnh minh họa: C.J. Robinson

Nguồn: https://www.gq.com/story/lisa-feldman-barrett-interview

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  12

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 
Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức

Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức  18

 15/04/2024 11:11:17 SA

Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối nhữ

Xem chi tiết 
6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?

6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?  17

 15/04/2024 11:11:16 SA

Các nghiên cứu khoa học thần kinh đã phát hiện ra những tác động phức tạp của stress lên não và cơ thể.

Xem chi tiết 
Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?

Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?  23

 14/04/2024 11:10:43 SA

Việc không liên lạc với người yêu cũ có thể giúp cả hai bước tiếp theo những cách lành mạnh.

Xem chi tiết 
Cách làm dịu cơn giận dữ

Cách làm dịu cơn giận dữ  31

 12/04/2024 11:09:18 SA

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, viết ra phản ứng tiêu cực lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi thực sự có thể làm giảm cảm giác tức giận.

Xem chi tiết 
Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?

Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?  31

 11/04/2024 11:08:43 SA

Một bí mật mà ít ai nói cho bạn biết nhưng lại rất quan trọng, đó là tuổi hai mươi đôi khi thật tệ!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2632
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2526
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3193
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2621
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2605
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...