Tội Phạm Bài viết

Cách để Cha Mẹ thấu hiểu và phản hồi những cảm xúc khó chịu của con.

 03/07/2024 1:02:52 CH |  Admin |   103 lượt xem

(toipham.net) - Cảm xúc của trẻ em là khác hoàn toàn với cảm xúc của người lớn, và chúng tồn tại là có lý do.

Ý chính trong bài

  • Lắng nghe và thừa nhận cảm xúc là chìa khoá để mở cánh cửa cho sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ.
  • Cảm xúc của trẻ em là khác hoàn toàn với cảm xúc của người lớn, và chúng tồn tại là có lý do.
  • Cha mẹ có thể áp dụng các chiến lược mà bài viết gợi ý để phản hồi với những cảm xúc tự nhiên của trẻ và giúp trẻ phát triển tốt hơn.

1: Vai trò của cha mẹ trong việc giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc

Một trong những động lực lớn nhất của các bậc cha mẹ là bảo vệ con mình khỏi đau đớn và khổ sở, cũng như tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, sợ hãi và đau đớn, cũng như mất mát và đau khổ. Thế nhưng những điều này không hẳn là hoàn toàn xấu.

Mức độ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực của con trẻ có thể mang lại những lợi ích tiềm năng phụ thuộc vào khả năng tự điều chỉnh của chính trẻ. Ở trẻ nhỏ, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Vỏ não trước trán của trẻ em, vùng não kiểm soát cảm xúc và thực hiện các chức năng như "giám đốc điều hành" còn rất non nớt. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ là "giám đốc điều hành" của một công ty nằm trong danh sách tội phạm học xếp hạng 500 công ty lớn nhất đất nước (giống như bộ phim Chú bé tỷ phú - Richie Rich). Điều này thật sự là một thảm họa!

May mắn thay là cha mẹ có đặc quyền trở thành "giám đốc điều hành" đó cho đến khi trẻ sẵn sàng đảm nhận trọng trách này. Việc chuyển giao này sẽ xảy ra dần dần theo thời gian, thường sẽ hoàn thành ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi thanh niên. Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là điều chỉnh cốt lõi, đó là khi cha mẹ đóng vai trò giúp điều chỉnh trải nghiệm cảm xúc của trẻ.

Mặc dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng việc hiểu được cách thức hoạt động của cảm xúc cũng giống như biết giai điệu của một bài hát. Cha mẹ có thể không biết rằng bản thân biết một bài hát này cho đến khi nghe thấy giai điệu, và rồi đột nhiên, ký ức ùa về khiến cha mẹ ngân nga theo. Bài viết này cũng sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ về các cảm xúc của trẻ, biết cách phản hồi và hỗ trợ trẻ phát triển.

Cach de Cha Me thau hieu va phan hoi nhung cam xuc kho chiu cua con.

2: Bản chất của những cảm xúc khó chịu ở trẻ

Cảm xúc của trẻ em là thật và nó tồn tại là hoàn toàn có lý do. Nhưng cảm xúc của trẻ thường rất mạnh mẽ, ồn ào và không có ý nghĩa trực quan đối với người lớn. Đối với cha mẹ có con nhỏ, những tình huống này chắc hẳn sẽ rất quen thuộc:

Trẻ thường khó chịu về những điều mà người lớn cho là ngớ ngẩn nhất. Trẻ em có hệ quy chiếu hoàn toàn khác so với người lớn. Thực tế là trẻ nhạy cảm hơn người lớn. Trẻ có thể nghe thấy những âm thanh và nhìn thấy những thứ khác so với người lớn vì tầm nhìn của trẻ tốt hơn và cũng vì mắt của trẻ thường thấp hơn mắt người lớn từ 60 - 90cm. Cảm giác về thời gian của trẻ cũng khác với cảm giác của người lớn, thường là chậm hơn nhiều. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trẻ khá khó chịu về những thứ mà người lớn không để ý đến, chẳng hạn như cảm giác về chiếc áo phông hoặc lớp vỏ trên bánh mì của trẻ.

Trẻ em gặp khó khăn để đối mặt với nỗi đau. Khi trẻ buồn bã, rất khó để trẻ phục hồi. Cách trẻ xử lý đau khổ thường kém hơn người lớn. Trẻ thường dễ bị áp lực và có thể không hoạt động tốt khi gặp căng thẳng, trừ khi mọi thứ diễn ra đúng theo ý muốn của trẻ. Cảm nhận của trẻ về cảm giác cũng chưa được phát triển đầy đủ.

Trẻ thường khó chịu vào những thời điểm không phù hợp nhất. Ví dụ như trước khi ra khỏi nhà, ngay trước giờ đi ngủ hoặc trong những dịp quan trọng như lúc các buổi tiệc bắt đầu. Dù điều này có thể gây bực tức và khó hiểu đối với người lớn, nhưng thực chất là hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa đối với trẻ em.

Trẻ cảm thấy an toàn khi có người chăm sóc bên cạnh. Cha mẹ bình tĩnh sẽ là nơi trú ẩn cho cảm xúc của trẻ. Khi cha mẹ căng thẳng, trẻ sẽ cảm nhận có vấn đề gì đó không ổn. Khi cha mẹ mệt mỏi, mất tập trung, căng thẳng hoặc vội vã sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng suy sụp, dễ nổi cơn giận dữ và đưa ra những yêu cầu vô lý nhất. Vì vậy, khi cha mẹ cần sự hợp tác của con mình nhất thì cũng là lúc trẻ không chịu nghe lời nhất.

3: Phản hồi với những cảm xúc của trẻ

Làm thế nào để cha mẹ ứng phó với sự đau khổ của trẻ khi cảm xúc của trẻ khác với người lớn? Làm thế nào cha mẹ có thể dạy trẻ điều chỉnh cảm xúc trong khi chính cha mẹ cũng cần phải quản lý cảm xúc của mình? Dưới đây là một số mẹo đơn giản để cha mẹ giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe, giải quyết được những cảm xúc khó chịu của trẻ:

3.1 Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Để trở thành người hướng dẫn cho cảm xúc của trẻ, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là thừa nhận cảm xúc của trẻ, ngay cả khi trẻ không nhận thức được chính xác bản thân trẻ đang cảm thấy thế nào. Cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng trẻ đang trải qua một cảm xúc, ví dụ: "Có vẻ như điều này làm con khó chịu" hoặc "Có vẻ như con đang lo lắng về điều gì đó phải không?". Nếu cha mẹ không thực sự biết trẻ đang cảm thấy gì, nhưng cha mẹ nhận ra trẻ đang có một loại cảm xúc tiêu cực nào đó, cha mẹ có thể hỏi: "Con có đang lo lắng về điều gì không?" hoặc "Con có cảm thấy buồn không?". Cách này có thể giúp trẻ nhận diện cảm xúc và giảm bớt những cảm giác khó chịu.

Tiếp theo, cha mẹ hãy xác nhận lý do tại sao trẻ lại cảm thấy như vậy. Thay vì yêu cầu trẻ giải thích, cha mẹ nên đáp ứng và khẳng định nhu cầu của trẻ. Ví dụ: "Mẹ thấy hoàn toàn hợp lý khi con cảm thấy buồn vì bạn đã nói với con như vậy". Với tư cách là người hướng dẫn, cha mẹ nên phản ứng nhanh với trải nghiệm của trẻ, thay vì để trẻ biện minh cho trải nghiệm của mình.

3.2 Đồng cảm

Sự đồng cảm là rất quan trọng để cha mẹ có thể phản ứng nhạy cảm với sự đau khổ của con trẻ, giúp cha mẹ truyền đạt tình cảm đến trẻ: "Mẹ hiểu cảm xúc của con và mẹ xin lỗi vì đã làm con tổn thương".

Cha mẹ đôi khi gặp khó khăn trong việc thể hiện sự đồng cảm khi cha mẹ không thích cách trẻ thể hiện cảm xúc, chẳng hạn như khi trẻ cư xử hung hăng lúc tức giận. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tách biệt cảm xúc của trẻ với phản ứng khi trẻ có cảm xúc đó. Những cảm xúc luôn đáng được thấu hiểu và cảm thông. Cảm xúc có giá trị như chúng vốn có, phản ánh nhận thức của trẻ về một tình huống và cho dù bản thân trẻ nhận thức cảm xúc đó có chính xác hay không thì cảm xúc luôn là thật.

Một gợi ý hữu ích dành cho cha mẹ là thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của con, sau đó nói chuyện về phản ứng của trẻ đối với cảm xúc đó. Ví dụ, cha mẹ có thể nói:"Mẹ thấy rằng con đang cảm thấy sợ hãi. Mẹ rất xin lỗi. Sợ hãi thật kinh khủng [tạm dừng 10 giây để cho thông điệp này ngấm vào]. Khi con sợ hãi, con sẽ muốn làm điều gì đó [đồng cảm với mong muốn thực hiện một hành động nào đó của con], nhưng lần sau, thay vì chạy ra khỏi lớp học, mẹ muốn con nói với giáo viên về tình hình của con để giáo viên có thể giúp con [đề xuất một loại hành động khác]".

3.3 Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc

Tiếp theo, cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng các biểu hiện cảm xúc. Thông thường, khi trẻ có cảm xúc gì đó, chỉ cần nói tên của cảm xúc đó là không đủ để trẻ cảm thấy mình đã thể hiện cảm xúc một cách trọn vẹn. Người lớn thường sử dụng từ ngữ và mô tả sâu sắc, những phép ẩn dụ để truyền đạt trải nghiệm cảm xúc của mình. Tuy nhiên, trẻ em không thể sử dụng cách này, nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách đặt câu hỏi và gợi ý.

Ví dụ, nếu trẻ nói rằng trẻ đang rất buồn vì có chuyện gì đó đã xảy ra ở trường, cha mẹ có thể hỏi: "Con cảm thấy buồn như thế nào? Có phải con cảm thấy tức giận và muốn la hét, hay là con muốn khóc và trốn đi?". Hoặc cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ so sánh với các tình huống khác đã khiến trẻ cùng cảm thấy như vậy. Cách này giúp con trẻ cụ thể hóa cảm giác của mình một cách rõ ràng hơn.

3.4 Trò chuyện sâu sắc về cảm xúc

Vào những lần sau, cha mẹ đã có thể tập trung vào việc giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về cảm giác trước đó. Ví dụ, bằng cách hỏi trẻ rằng điều gì khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhất hoặc phần nào khiến trẻ đau đớn nhất. Hỏi về những cảm xúc này khiến trẻ muốn làm gì đó để có thể nâng cao hiểu biết của trẻ về trải nghiệm cảm xúc của mình ("Cảm giác đó có khiến con muốn ra ngoài và hét vào mặt bạn không? Mẹ nghĩ là có"). Điều quan trọng là cha mẹ có thể làm rõ với trẻ rằng việc muốn làm điều gì đó như đánh hoặc hét vào mặt ai đó khác với việc thực sự làm điều đó.

Đối với một số trẻ, lời nói không phải là hình thức diễn đạt hiệu quả nhất. Điều này thường đúng ở độ tuổi nhỏ vì kỹ năng nói của trẻ thường sẽ kém phát triển hơn hoặc ở những trẻ ít coi ngôn ngữ là phương thức diễn đạt chính. Nếu vậy, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ vẽ biểu tượng cho cảm xúc hoặc hình ảnh mô tả tình huống gây ra cảm xúc đó. Trẻ có thể chọn ra một màu sắc, một hình dạng hoặc con vật để thể hiện cảm xúc tốt nhất. Một số trẻ thích biểu đạt cảm xúc bằng cách thu mình vào góc, chạy trốn hoặc giả vờ trở thành một con vật thể hiện tốt cảm xúc đó (ví dụ: một con chuột đang run rẩy).

Sau khi trẻ đã thể hiện cảm xúc của mình, cha mẹ có thể giúp trẻ thay đổi cách hiểu về tình huống và những tác động đến cảm xúc của con. Sau một trải nghiệm khó khăn, cha mẹ có thể hỏi trẻ rằng dù gặp khó khăn, nhưng con đã học được điều gì tích cực từ trải nghiệm đó hoặc có điều gì tích cực rút ra từ trải nghiệm đó cho bản thân hay không? Những câu hỏi như vậy giúp trẻ nhìn nhận tình huống tích cực hơn và học cách ứng phó một cách hiệu quả hơn.

3.5 Thực hành sự tha thứ

Bất chấp tất cả những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ, sẽ có những lúc, cha mẹ phạm sai lầm, điều này là không thể tránh khỏi trên hành trình làm cha mẹ. Nhưng đừng quá lo lắng nếu phương pháp mà cha mẹ áp dụng chưa phù hợp với con, phản hồi từ con trẻ sẽ giúp cha mẹ tìm ra câu trả lời. Và cha mẹ hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để thử một cách tiếp cận mới.

Nếu điều này xảy ra, cha mẹ hãy cảm ơn trẻ đã phản hồi rất rõ ràng và xin lỗi trẻ vì đã hiểu sai những gì trẻ cần. Những sai lầm sẽ mang đến cho cha mẹ cơ hội bù đắp và củng cổ mối quan hệ với con. Nói với trẻ rằng cha mẹ đánh giá cao những phản hồi từ trẻ (cả tích cực lẫn tiêu cực), điều này là rất quan trọng trong việc tạo tiếng nói và trao quyền cho trẻ và thiết lập ranh giới khi cần thiết. Ví dụ:"Cảm ơn con đã nói rõ ràng với mẹ những gì con cần. Điều đó thực sự giúp mẹ biết cách tốt nhất để hỗ trợ con".

3.6 Đừng đổ lỗi cho bản thân cha mẹ

Thật dễ dàng để đánh giá cảm xúc của trẻ, cha mẹ nghĩ con cái sẽ cảm thấy tốt hơn hoặc ít khó chịu hơn nếu cha mẹ làm gì đó khác đi. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời thơ ấu là một hỗn hợp lộn xộn của những cảm xúc tích cực, phần lớn không liên quan đến cách cha mẹ hành động. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau nên không thể lúc nào cha mẹ cũng làm đúng được.

Cha mẹ dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy của cảm giác tội lỗi và lo âu trong việc làm cha mẹ. Nghĩ về những thứ khiến trẻ khó chịu, chẳng hạn như màu sắc của bình sữa, những điều này sẽ chỉ làm tổn thương cha mẹ. Cha mẹ không đáng bị đối xử như vậy, đặc biệt là từ chính bản thân mình.

Bằng cách chấp nhận cảm xúc của con cái, khuyến khích trẻ nhận thức được cảm xúc và hướng dẫn trẻ trong quá trình hiểu, thể hiện và điều chỉnh những cảm xúc này, cha mẹ đang tạo cơ hội cho trẻ được sống một cuộc sống phong phú, có ý nghĩa hơn. Đồng thời, điều này giúp cho cha mẹ luôn vững tâm trong quá trình nuôi dạy con cái.

* Bài viết gốc: Social Ecology

* Dịch thuật và biên soạn: Con Của Tui - Cộng đồng làm cha mẹ chủ động

—————————

Nguyễn Minh Thành

NCS. Tiến sĩ Tâm Lý Học

Thạc sĩ Khoa học trong Tâm lý học Giáo dục và Phát triển

Chuyên về Tâm lý Gia đình và Trẻ em

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì

Để đạt được điều mình mong muốn, trước tiên bạn phải biết mình muốn gì  0

 08/11/2024 3:54:21 CH

Trong Kinh Thánh có một chi tiết rất thú vị mà không phải ai cũng để ý. Đó là thường thì trước khi giúp đỡ hay ban phước cho ai đó, Chúa Giêsu luôn đặt câu hỏi: “Ngươi muốn gì?”

Xem chi tiết 
Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực

Mối quan hệ quan trọng hơn nghị lực  0

 08/11/2024 3:54:20 CH

Có câu nói nổi tiếng rằng mỗi người chúng ta chính là trung bình của năm người mà ta tương tác nhiều nhất.

Xem chi tiết 
Thời gian trôi nhanh lắm!

Thời gian trôi nhanh lắm!  0

 08/11/2024 3:54:19 CH

Khi đón chào một đứa trẻ vào đời, ai cũng sẽ bảo bạn: “Hãy tận hưởng khoảng thời gian này. Ngày thì dài, mà năm thì ngắn ngủi!”

Xem chi tiết 
Thế nào là “ngầu”?

Thế nào là “ngầu”?  0

 08/11/2024 3:54:18 CH

Đây là câu hỏi mà các triết gia chắc chắn đã nhiều lần nghiền ngẫm.

Xem chi tiết 
Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai

Nghiên cứu: Phụ nữ có xu hướng hào phóng hơn với đàn ông đẹp trai  0

 08/11/2024 3:54:18 CH

Ai cũng thích cái đẹp. Mà con người lại có xu hướng thích giao tiếp với người mà họ thấy dễ nhìn, thế là tạo ra hiện tượng gọi là “phần thưởng sắc đẹp.”

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  3036
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2845
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3548
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2971
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3075
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...