Hãy suy ngẫm về hai sai lầm thường mắc phải sau:
- Bạn nghĩ rằng có một con hổ trong bụi cây, nhưng thực ra không có một con nào cả.
- Bạn nghĩ rằng không có con hổ nào trong bụi cây, nhưng thực ra có một con sắp vồ lấy bạn.
Hầu hết chúng ta mắc sai lầm đầu tiên thường xuyên hơn sai lầm thứ hai, vì một số lý do:
* Sự tiến hóa đã tạo cho chúng ta một bộ não lo lắng. Để tồn tại và duy trì nòi giống, việc phạm sai lầm đầu tiên hàng nghìn lần vẫn tốt hơn là phạm sai lầm thứ hai dù chỉ một lần; cái giá phải trả của sai lầm đầu tiên là sự sợ hãi vô cớ, nhưng cái giá phải trả của sai lầm thứ hai có thể là cái chết. Khuynh hướng chung này trong bộ não người càng trở nên trầm trọng hơn do tính khí — một số người thường lo lắng hơn những người khác một cách tự nhiên — và do trải nghiệm sống (ví dụ, việc lớn lên trong một khu vực nguy hiểm, hoặc trải qua sang chấn.)
* Bị bão hòa với các phương tiện truyền thông, tin tức về những vụ tội phạm giết người, thảm họa, tội phạm kinh tế bất ổn, và những điều khủng khiếp xảy ra với người khác gieo rắc bất an vào trong tâm trí bạn — mặc dù tình hình địa phương của bạn có lẽ ít nguy hiểm hơn nhiều.
* Theo những cách thức đã được lặp đi lặp lại trong suốt lịch sử, các nhóm chính trị cố gắng giành lấy hoặc nắm giữ quyền lực bằng cách phóng đại các mối đe dọa mơ hồ.
Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều mắc chứng hoang tưởng về con hổ giấy.
Chắc chắn rằng, điều quan trọng là phải nhận ra những con hổ thực sự trong cuộc sống, chúng vẫn xuất hiện với nhiều hình dạng và kích cỡ: có thể bạn sắp bị sa thải tại nơi làm việc, một chứng ho mạn tính, một thiếu niên của bạn đang trồng thuốc phiện trên gác mái, một người bạn hoặc đồng nghiệp tiếp tục làm bạn thất vọng, hoặc những rủi ro về sức khỏe của việc hút thuốc lá. Cố gắng ghi nhận bất kỳ khuynh hướng nào bỏ qua hoặc đánh giá thấp những con hổ, và cố gắng hết sức đối phó với những con hổ thực.
Trong khi đó, hãy cố gắng nhận ra những cách thức mà bạn — giống như hầu hết mọi người — thường xuyên phóng đại những mối đe dọa trong khi lại không coi trọng các nguồn lực bên trong bạn và ở xung quanh bạn. Trên thực tế, hầu hết chúng ta cảm thấy ít an toàn hơn nhiều so với thực tế. Những kết quả đáng tiếc bao gồm những cảm giác khó chịu của lo lắng và bất an; sớm từ bỏ và không đạt được điều gì trong khả năng của mình; những bệnh tật liên quan đến căng thẳng; ít có khả năng kiên nhẫn hoặc rộng lượng với những người khác; và khuynh hướng trở nên gắt gỏng hoặc tức giận lớn hơn (động cơ của hầu hết các hành vi gây hấn là sợ hãi.) Thật không hay khi cảm thấy mình luôn luôn phải đối mặt với Mối Đe Dọa Cấp Độ Cam!
Thay vào đó, hãy cảm thấy an toàn nhất có thể.
Nhìn thấy các mối đe dọa một cách rõ ràng
Hãy chọn một điều khiến bạn lo lắng. Đó có thể là một căn bệnh, tình hình tài chính, hoặc một xung đột với ai đó. Nó cũng có thể là một lĩnh vực của cuộc sống mà bạn đang kiềm chế để giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như tránh việc phát biểu công khai hay không đòi hỏi điều mà bạn thực sự mong muốn trong một mối quan hệ. Bạn có thể thực hiện quá trình này bằng việc tự phản tỉnh, viết nhật ký hoặc nói chuyện với ai đó về nó, và bạn có thể sử dụng cách này với nhiều điều khiến bạn lo lắng.
NÓ LỚN TỚI MỨC NÀO?
Hãy rõ ràng và cụ thể về mức độ của thách thức. Thực ra, đây là việc vạch một hàng rào bao quanh vấn đề này chứ không phải là cứ để nó mơ hồ và khiến bạn choáng ngợp. Chẳng hạn, bạn thấy thế nào khi nói: “Tôi bị huyết áp cao” thay vì nói: “Sức khỏe tôi rất tệ”? Hãy giới hạn vấn đề này trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Phần nào trong cuộc sống của bạn bị nó tác động — và phần nào không? Khi nào thì nó xảy ra — và khi nào thì nó không liên quan lắm?
KHẢ NĂNG NÓ XẢY RA LÀ BAO NHIÊU?
Có thể tình cảnh khó khăn hiện tại vẫn đang trói buộc bạn, chẳng hạn như vấn đề về bệnh mạn tính. Nhưng đa phần khi chúng ta cảm thấy lo lắng, thì đó là âu lo về một chuyện tồi tệ có thể xảy ra: có nguy cơ chịu đau khổ, chứ không phải là bản thân sự đau khổ. Ví dụ, một người có thể nghĩ rằng: “Mình có thể bị ốm” hay “Nếu mình tỏ ra tức giận, sẽ không còn ai quý mến mình nữa.” Nếu điều bạn đang lo lắng chỉ là khả năng chứ chưa phải là thực tế, hãy tự hỏi: “Bạn nghĩ khả năng điều này có thể thực sự xảy ra là bao nhiêu?” Trước đây, một sự việc tồi tệ nào đó quả thực có thể đã có khả năng xảy ra, có lẽ là do những người mà bạn sống cùng hoặc quen biết vào thời điểm đó. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã khác, và khả năng xảy ra một sự việc tồi tệ có lẽ đã ít hơn nhiều.
THỰC TẾ NÓ SẼ TRẦM TRỌNG TỚI MỨC NÀO?
Bạn sẽ gặp phải điều gì nếu mối đe dọa trở thành sự thật? Cứ cho là bạn sợ ai đó từ chối bạn nếu bạn là người dễ bị tổn thương hoặc nếu bạn tỏ ra quyết đoán hơn. OK, cứ giả sử là điều bạn lo sợ xảy ra. Bạn thực sự sẽ cảm thấy điều gì nếu nó đã xảy ra? Trên thang điểm từ 0 đến 10, với 10 là mức độ khó chịu nhất có thể tưởng tượng được, bạn sẽ cảm thấy khó chịu đến mức nào? Và cảm giác tồi tệ này sẽ kéo dài trong bao lâu? Trước đây, các sự việc tương tự có thể gây nên cảm giác thực sự khủng khiếp, nhất là trong suốt thời thơ ấu thì mọi thứ được cảm nhận sâu sắc hơn trước khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Nhưng ngày nay, khi đã trưởng thành, bạn đã được chống
sốc tốt hơn từ bên trong. Có nhiều khả năng là bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khó chịu đó không kéo dài như bạn lo sợ.
TIẾP NHẬN ĐIỀU TỐT ĐẸP KHI NÓ TRỞ THÀNH SỰ THẬT
Hãy để toàn bộ điều tốt đẹp này ngấm sâu vào bên trong bạn. Nó thực sự, thực sự có thật. Bạn có thể tin tưởng vào nó. Hãy để bản thân cảm thấy nó thực sự thuyết phục và đáng tin cậy. Sử dụng các bước CHỮA LÀNH, sẵn sàng đón nhận sự nhẹ nhõm và yên tâm đến từ tin tốt lành này. Tiếp nhận nó vào sâu bên trong mình, thả lỏng và dần dần thay thế những sự hoảng sợ, căng thẳng và lo âu thái quá, không cần thiết.
Bài viết trích từ hai cuốn sách tội phạm học KHAM NHẪN và TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI của Tiến sĩ tâm lý học thần kinh Rick Hanson. Nếu bạn từng yêu thích cuốn sách Bộ não của Phật thì đừng bỏ qua hai cuốn sách thực hành này cũng của Rick Hanson.
Cuốn sách KHAM NHẪN là sự kết hợp tài tình giữa kiến thức về tâm lý học, khoa học thần kinh, não bộ và những lời dạy của Đức Phật giúp bạn trở thành con người Kham nhẫn trong thế giới hiện đại náo nhiệt, hỗn loạn ngày nay thông qua việc phát triển 12 giá trị (đáp ứng 03 nhu cầu cơ bản: an toàn, hài lòng và kết nối theo 04 cách nhận thức điều gì là sự thật; tăng cường nguồn lực cho chính mình; điều chỉnh những suy nghĩ, cảm xúc và hành động; và gắn kết một cách khéo léo với những người khác và thế giới rộng lớn hơn xung quanh mình).
Cuốn TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI hướng dẫn bạn cách chuyển hóa tâm, bộ não và từ đó là cuộc sống của mình theo hướng tích cực hơn thông qua những thực hành đơn giản hàng ngày. Bởi vì những hoạt động thần kinh tạo nên những sự thay đổi có tính tích luỹ một cách từ từ trong cấu trúc thần kinh, nên rất nhiều những thứ nhỏ nhoi có thể mài mòn hạnh phúc của bạn — và rất nhiều những điều nhỏ bé có thể khiến cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn.
Link đặt trọn bộ Thực hành Bộ não của Phật trên Tiki: https://tiki.vn/combo-kham-nhan-amp-tich-tieu-thanh-dai-p174398007.html?spid=174398008
Theo tamlyhoctoipham.com