Để nói rõ tại sao chỉ trích người khác không khác chỉ trích chính mình, tôi sẽ kể lại một kinh nghiệm của bản thân.
Mấy năm trước vào một cuối tuần, tôi đang tham gia workshop, bình thường workshop của chúng tôi đều tổ chức ở khách sạn. Trưa hôm đó sau khi kết thúc, chúng tôi tới nhà hàng trong khách sạn dùng bữa.
Sau khi tới nhà hàng thì thấy không còn bàn trống, hóa ra ở đó có một hôn lễ đang được tổ chức, chúng tôi cần đi qua khu vực khách mời đám cưới để đến bàn trong cùng.
Trên đường đi, tôi nghe thấy người chủ trì hôn lễ đang say sưa nói, còn khách khứa bên dưới đều đang chăm chăm đối phó với vịt gà cá thịt trên bàn, gần như không ai ngẩng đầu nghe anh ta nói.
Nhìn thấy cảnh này, trong lòng tôi xuất hiện một suy nghĩ: “Nói có tâm như vậy, nhưng không có mấy người nghe, công việc này đúng là chẳng có gì hay”.
Nhưng rất nhanh, tôi cảm thấy khi suy nghĩ này xuất hiện, năng lượng của tôi giảm đi một chút, tuy rất ít nhưng tôi vẫn nhận ra.
Tôi ý thức được trong suy nghĩ ấy có cảm giác vượt trội. Bởi tôi cho rằng công việc của mình có ý nghĩa hơn, khi tôi diễn thuyết, học viên của tôi đều rất tập trung lắng nghe.
Cảm giác vượt trội không phải cảm giác mạnh mẽ thực sự, cảm giác mạnh mẽ này rất giả tạo và mong manh, nếu tôi đồng ý với suy nghĩ này, thì chỉ cần khi tôi lên lớp học viên của tôi không tập trung hoặc nghe điện thoại, nghịch điện thoại hoặc rời khỏi lớp, là sẽ khiến năng lượng của tôi hao hụt.
Vì thế chỉ trong vài giây tôi lập tức dừng suy nghĩ đó lại, củng cố thêm cho niềm tin “khi nói phải có người tập trung nghe thì mới có giá trị”, tôi nhìn người chủ trì hôn lễ, chúc mừng và khen ngợi anh ta, lòng nghĩ: “Nếu có thể không để tâm người khác có tập trung nghe hay không, mà chỉ cần đơn thuần tận hưởng và đắm chìm vào quá trình, chỉ riêng điều này thôi đã rất tuyệt vời rồi”.
Tôi nhanh chóng có thể cảm nhận được năng lượng của mình tăng lên, nhờ sự coi trọng dành cho người chủ trì, tôi đã có được tâm trạng vui vẻ. Chuyện xảy ra rất nhanh, khi tôi hoàn thành quá trình thay đổi bên trong, tôi vẫn chưa đi hết quãng đường hơn chục mét.
Nhưng chỉ trong vài giây ngắn ngủi, tôi cảm nhận rõ việc giữ thái độ chê trách với người khác và bỏ thái độ ấy đã ảnh hưởng tới tôi thế nào.
Cho dù là câu chuyện con khóc khi vẽ tranh hay việc tôi và mẹ bị nhốt ở bên ngoài không vào được nhà, thật ra chỉ cần dừng phê phán là sẽ ngừng chống đối sự việc phát sinh trước mắt.
Tôi sẽ dạy mọi người một câu để ngừng chống đối, chấp nhận hiện thực: “XXX cũng có thể”. Ví dụ:
“Trẻ con cũng có thể khóc, khóc lâu một chút cũng không sao”.
“Tôi cũng có thể trở nên bực dọc vì con khóc mà”.
“Con trẻ cũng có thể cảm thấy buồn phiền, thằng bé cũng có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân”.
“Chồng làm một việc để khiến con vui, dù cũng có thể không ngờ tới những khả năng sẽ xảy ra sau đó”.
Khi có chuyện xảy ra, nếu bạn có thể kịp thời nhận ra cảm xúc của mình và sự phán xét với việc đó hoặc người đó (bao gồm cả bản thân), nếu lập tức thay đổi niềm tin từ sự phán xét này, thì bạn sẽ phát hiện ra nội tâm của bạn càng ổn định, không dễ suy sụp tinh thần vì một vài việc phát sinh bất ngờ.
Đầu tiên hãy luyện tập với việc nhỏ, đừng vừa bắt đầu đã liều mạng thách thức những đối tượng sẽ khiến bạn nảy sinh cảm xúc mạnh, tránh để bản thân cảm thấy kiệt sức vì “thần thiếp không làm được”, bởi chấp nhận cần dựa vào sức mạnh tương ứng nơi nội tâm và trạng thái năng lượng cao.
Nếu gặp phải tình huống không thể chấp nhận được, đầu tiên hãy cứ chấp nhận việc bản thân không thể chấp nhận, kiên nhẫn hơn với bản thân là điều rất quan trọng.
Trong suốt quá trình này, liên tục luyện tập trong những tình huống nhỏ khác nhau để liên tục tăng tốc độ và chiều sâu nhận thức, tích lũy năng lượng, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng năng lượng nội tại có thể đạt tới cảnh giới mới. Đồng thời có lẽ bạn sẽ có cơ hội thử thách những vấn đề cốt lõi trong cuộc sống của mình.
Ảnh: vtc
Trích từ cuốn sách tội phạm học Khi bạn yêu bản thân
https://shope.ee/4AW5aG19PZ
[Một người không biết cách yêu bản thân sẽ không biết cách yêu người khác, khi chính họ còn chưa trải nghiệm yêu bản thân là như thế nào thì thứ cho đi cùng lắm chỉ là thứ mô phỏng tình yêu, có thể là lấy lòng, trao đổi, bồi thường, dựa dẫm, say mê, nhu cầu... Sách giúp bạn yêu thương bản thân mình đúng cách.]
Theo tamlyhoctoipham.com