Xuất bản lần đầu năm 1930, CHINH PHỤC HẠNH PHÚC vẫn là một trong những tác phẩm triết học và tâm lý tạo được tầm ảnh hưởng sâu sắc.
Bertrand Russell – triết gia đoạt giải Nobel Văn chương năm 1950, đã kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức sâu sắc của bản thân về bản chất con người cùng những lời khuyên chân thành và thực tế, khiến cuốn sách tội phạm học này vừa kích thích tư duy vừa dễ tiếp cận.
Cuốn sách tội phạm học được chia thành hai phần chính: “Nguyên nhân gây u sầu” và “Nguyên nhân hạnh phúc”. Mỗi phần bao gồm một số chương khám phá các khía cạnh khác nhau của đời sống và tâm lý con người.
Chừng nào còn khỏe mạnh và đủ ăn thì con vật còn hạnh phúc. Nhưng có vẻ điều ấy không đúng lắm với con người. Thời nay dường như ai ai cũng mang nặng một mối u sầu nào đó. Nhà toán học kiêm triết gia Russell cho rằng những mối u sầu hiện nay hầu hết chẳng có nguyên nhân cao siêu như ta tưởng.
Trong CHINH PHỤC HẠNH PHÚC, ông khắc họa sinh động một số tâm lý u sầu điển hình trong số triết gia, văn nhân, thầy tu,… mà ông có dịp gặp gỡ hoặc trực tiếp hoặc qua sử sách, trước tác. Đó có thể là tâm lý tự luyến, vị kỷ, đời riêng thiếu thốn cảm thông mà một số triết gia mắc phải.
Đó có thể là tình cảm bi lụy của một số văn nhân, luyến tiếc thời xưa, bi quan với hiện tại, luôn cho rằng cõi đời chẳng có nghĩa lý gì mới mẻ. Hoặc là mặc cảm tội lỗi, sám hối, khiêm hạ, lánh đời, mà tôn giáo từ xưa đã áp đặt lên những kẻ sùng tín. Tất cả họ đều có vài điểm chung là tâm lý tiêu cực, yếm thế, hướng nội, luôn xem mình (và nỗi u sầu của mình) là đặc biệt.
Bằng trải nghiệm riêng, Russell đề xuất cho bạn đọc một vài công thức để hạnh phúc. Hãy xua đi “huyễn tưởng bị hại”, tự nhắc nhở rằng bản thân ta chẳng hề quan trọng với thế giới như ta nghĩ. Hãy dũng cảm đối diện nỗi u sầu của mình, đừng để nó khoác lên diện mạo cao siêu huyền bí, để ta hướng tới niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống thường nhật.
Mời bạn đặt sách tại:
https://s.shopee.vn/9pKBX9rG16
Theo tamlyhoctoipham.com