Nếu bạn từng được gọi là người thuộc Nhân cách loại A, người cầu toàn hoặc tham công tiếc việc, thì bạn có thể đã mắc phải chứng bệnh này. Chứng lo âu chức năng cao không phải là một thuật ngữ được công nhận về mặt y học, nhưng nó thường được sử dụng để mô tả cảm giác lo lắng của những người thành công, có tinh thần tích cực, hăng hái học tập và làm việc. Một điều nổi bật ở những người mắc chứng bệnh này chính là, thay vì khiến bản thân bị thao túng bởi nỗi sợ, thì họ luôn biết cách biến điều đó trở thành nguồn động lực để hướng đến thành công. Nhưng chỉ vì hội chứng "lo âu chức năng cao" không phải là một rối loạn được công nhận không có nghĩa là nó bình thường hay lành mạnh. Thực tế là những người mắc phải nó thường phải trả một cái giá rất lớn. Nếu bạn có nghi ngờ rằng mình đã mắc phải hội chứng này, thì có rất nhiều điều mà bạn có thể làm nhằm giảm bớt sự lo lắng mà vẫn đảm bảo được thành công.
LO ÂU CHỨC NĂNG CAO LÀ GÌ?
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần được xem là danh sách tội phạm học chính thức về các rối loạn đã được công nhận. Trong đó, có nhiều chứng rối loạn lo âu được công nhận, nhưng chứng lo âu chức năng cao lại không nằm trong số này. Sức khỏe tinh thần sẽ không phải là thứ có thể hiểu được một cách rạch ròi, phân bua trắng đen rõ ràng, mà là một lĩnh vực rất bao hàm và rộng lớn với hai điểm cực. Một đầu là sức khỏe tinh thần hoàn toàn khỏe mạnh, đầu còn lại là những căn bệnh rối loạn tâm lý. Ít nhất theo định nghĩa hiện tại, chứng lo âu chức năng cao không đáp ứng đủ tất cả các tiêu chí để có thể được xem là rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, các triệu chứng của chứng lo âu chức năng cao này lại rất giống với chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất, đó là rối loạn lo âu lan toả (GAD). GAD được định nghĩa là sự lo lắng quá mức , khó kiểm soát và không liên quan đến các đặc điểm thể chất hay rối loạn tinh thần nào khác. . Ngoài ra, để được chẩn đoán là đã mắc GAD, bạn phải thường xuyên trải qua ba hoặc nhiều triệu chứng sau trong sáu tháng qua:
- khó tập trung
- mệt mỏi
- cáu gắt
- căng cơ
- bồn chồn
- rối loạn giấc ngủ
Để bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, sự lo lắng của bạn cũng phải ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động của bạn tại nơi làm việc, trường học hoặc trong các mối quan hệ. Và đây cũng chính là lúc mà chứng lo âu chức năng cao đi chệch khỏi các tiêu chí của rối loạn tâm thần. Song chính những người này thường là những người thành công và có động lực, bởi nỗi sợ của họ càng tiếp thêm sinh lực để họ hành động. Họ biết cách sử dụng niềm đam mê của nình để đạt được những thứ mà mình mong muốn như một cách để kiềm chế nỗi sợ hãi này.
Một số chuyên gia tin rằng những người bị chứng lo âu chức năng cao đã mắc chứng một loại rối loạn lo âu mà chưa từng được chẩn đoán. Những người khác thì tin rằng chứng bệnh này là một biểu hiện thay thế của rối loạn lo âu lan toả vì cả hai tình trạng đều có chung rất nhiều triệu chứng. Danh sách tội phạm học các rối loạn chính thức và tiêu chí của chúng liên tục thay đổi, vì vậy có thể vào một ngày nào đó trong tương lai, chứng lo âu chức năng cao có thể trở thành một chứng rối loạn được công nhận.
TRIỆU CHỨNG
Nếu bạn hoặc bạn bè của bạn sử dụng những từ như tham công tiếc việc, đa nhiệm, cầu toàn, thích kiểm soát và Loại A để mô tả về bản thân bạn, thì bạn hẳn là một "ứng cử viên sáng giá" cho chứng bệnh này.
Yếu tố quyết định lớn nhất của sự lo lắng chức năng cao không phải là biểu hiện thành công bên ngoài của bạn, mà chính là những gì đang diễn ra bên trong bạn mới thực sự quan trọng. Bề ngoài, bạn có vẻ là người có tất cả, nhưng sâu bên trong bạn biết rằng thành công của bạn khó mà giành được. Những người khác sẽ không thể nào nhìn thấy được những suy nghĩ tiêu cực, những nỗi sợ đầy ám ảnh, rồi những đêm mất ngủ và những áp lực mà bạn tự đặt ra cho chính bản thân mình. Bạn luôn sống trong nỗi sợ hãi về việc mình sẽ không thể đáp ứng được những kỳ vọng mà bạn đã đặt ra cho bản thân hoặc người khác đã đặt ra cho bạn. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp luôn dựa vào bạn vì họ cho rằng bạn là người đáng tin cậy và họ biết bạn có thể làm được mọi việc.
TRIỆU CHỨNG THỂ CHẤT
Bạn có thể có, hoặc cũng có thể không xâu chuỗi lại các sự việc để thấy rằng các triệu chứng thể chất mà bạn đang gặp phải là tác dụng phụ trong sự lo lắng của chính mình. Co thắt cơ, các vấn đề về tiêu hóa, nhịp tim không đều, đau và lạm dụng các chất như rượu và tội phạm ma túy giải trí đều là những dấu hiệu của sự lo lắng.
Những thói quen thể hiện sự căng thẳng như cắn môi, giật tóc, nhịp các ngón chân ngón tay, liên tục bồn chồn hoặc đếm đi đếm lại các con số là những dấu hiệu bổ sung của chứng lo âu bị kìm nén.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TIÊU CHUẨN
Các phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn cho chứng lo âu là thuốc chống lo âu và / hoặc liệu pháp tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể cũng rất hữu ích đối với chứng bệnh này. Trong các buổi CBT, bạn sẽ kiểm tra xem những suy nghĩ và hành vi tiêu cực đã góp phần vào sự lo lắng của bạn như thế nào. Bạn sẽ học cách xác định và thách thức những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực, thực tế hơn. Thuốc biệt dược như Xanax, Valium và Ativan thường sẽ được kê đơn để điều trị chứng bệnh này, chúng thuộc về một họ thuốc gọi là benzodiazepine có tác dụng tương tự như thuốc an thần. Thật không may, những loại thuốc này có đầy tác dụng phụ bao gồm cả khả năng gây nghiện cao.
Những loại thuốc này nên được hạn chế sử dụng bởi một bộ phận lớn dân số bao gồm cả người già, trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng không nên được trộn với rượu hoặc các loại thuốc khác, dù là thuốc theo toa hoặc để sử dụng với mục đích giải trí. Và cuối cùng, phụ nữ đang mang thai, đang chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng chúng.
TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI MẮC CHỨNG LO ÂU CHỨC NĂNG CAO THƯỜNG KHÔNG THÍCH NHẬN ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ
Nếu bạn là người mắc chứng lo âu chức năng cao, bạn có thể không cảm thấy muốn làm mọi thứ rối tung lên và sau đó là tìm kiếm sự giúp đỡ. Sẽ là chính đáng khi bạn lo ngại rằng việc dùng thuốc an thần chống lo âu sẽ khiến tinh thần mình trở nên u mê hoặc bạn sẽ bị nghiện. Bạn có thể từ chối việc đi trị liệu - đó không phải là cách chữa trị nhanh chóng và sẽ tốn tương đối nhiều thời gian Những người mắc chứng lo âu chức năng cao hiếm khi muốn dành thời gian ra khỏi lịch trình bận rộn của họ để đi điều trị và chắc chắn họ càng không muốn người khác biết rằng họ cần được giúp đỡ. Bạn có thể hiểu nhầm rằng lo lắng là chìa khóa dẫn đến thành công của bạn và nếu bạn giảm bớt nó, bạn sẽ đánh mất “lợi thế” của mình.
Bởi lẽ, môi trường nơi bạn làm việc có thể coi sự “tham công tiếc việc” là một “phẩm chất” cần có của mỗi người, là một yêu cầu bắt buộc và là một tấm huy chương danh giá. Hoặc, bạn có thể cảm thấy rằng bản thân mình chẳng có gì là không ổn cả và do đó bản thân chẳng cần sự trợ giúp nào cả. Và, vì bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của bạn coi bạn là người thành công, họ cũng chẳng có lý do gì để bảo bạn phải chăm sóc bản thân tốt hơn - bởi nhìn từ bên ngoài, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang cực kỳ ổn!
Nếu bạn thể hiện nhiều đặc điểm tích cực và kỹ năng đối phó có liên quan đến chứng lo lắng chức năng cao, chẳng hạn như làm việc chăm chỉ, đúng giờ, định hướng chi tiết và có tổ chức, bạn có thể lo lắng rằng nếu bạn thư giãn một chút, bạn sẽ không thể thực hiện được những điều đó.
Mặc dù bạn có thể không cảm thấy thích điều đó, nhưng sự thật là sự lo lắng chẳng giúp gì trên con đường thành công của bạn.
CÁCH BẠN CÓ THỂ GIẢM SỰ LO LẮNG VÀ CẢI THIỆN CHÍNH MÌNH
Nếu bạn đã đọc các triệu chứng ở trên và nghĩ rằng "nghe thật giống mình", có lẽ nhiều khả năng bạn đang cần giúp đỡ. Có thể bạn lo ngại rằng nếu bạn thư giãn hay thả lỏng, bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Có thể bạn lo lắng rằng thư giãn đồng nghĩa với việc “nghỉ ngơi” và tất cả những thành quả bạn khó khăn giành được sẽ bị tuột mất. Tuy nhiên, vừa giữ được thành quả, tiến bước trên còn đường sự nghiệp, đồng thời vẫn cảm thấy thư giãn, thoải mái là hoàn toàn khả thi.
Một số những người thành công nhất thường sử dụng cùng các kỹ thuật thư giãn mà chúng ta sẽ thảo luận sau đây. Và, trên thực tế, những người sử dụng những kỹ thuật này coi chúng là chìa khóa thành công - vũ khí bí mật của họ - hơn là trở ngại. Như vậy, không có lý do gì mà việc sử dụng những kỹ thuật này sẽ không thể giúp bạn thành công. Đồng thời, bạn cũng sẽ có được sự bình yên cho tâm hồn mình. Bạn sẽ chẳng mất gì cả đúng không nào?
Thiền
Lo lắng không chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ mà còn thực sự thay đổi bộ não của bạn. Nó làm cho hạch hạnh nhân, “trung tâm sợ hãi” của não bộ, phát triển, dẫn đến một vòng luẩn quẩn khiến bạn thậm chí còn sợ hãi và lo lắng hơn. Lo lắng sẽ làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol và giảm sự hình thành các chất dẫn truyền thần kinh dễ chịu như serotonin, dopamine và GABA. Thực hành thiền định thường xuyên không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng lo lắng mà còn có thể giúp loại bỏ được những thiệt hại do lo lắng gây ra. Khi xem xét hơn 18.000 nghiên cứu về thiền, các nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã xác định rằng công dụng lớn nhất của thiền chính là giảm lo lắng. Nghiên cứu mới nhất cho thấy thiền cũng có tác dụng như các loại thuốc chống lo âu thường được kê đơn trong liệu trình điều trị chứng bệnh này. Thiền định luôn dẫn đầu trong các việc làm giúp bạn ổn định tâm trí và làm chủ các mẫu suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, nhiều người và tổ chức nổi tiếng sử dụng hoặc xác nhận rằng thiền định thực sự là một phương pháp điều trị không thể thay thế.
Các nhà môi giới Wall Street và các doanh nhân ở Thung lũng Silicon nổi tiếng cũng dựa vào đó để tránh tình trạng kiệt sức và duy trì lợi thế tinh thần của họ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng đã từng sử dụng thiền như là một cách để giảm căng thẳng trong công việc, cải thiện hiệu suất và giảm thiểu tác động của căng thẳng sau chấn thương. Các tập đoàn lớn như Google, Aetna, Target, Apple, Nike và General Mills khuyến khích nhân viên của họ thiền định để có thể đạt được hiệu suất tinh thần cao nhất. Một số người thành công nhất trên thế giới, như Oprah Winfrey, Michael Jordan, Richard Branson và Steve Jobs, đã cho rằng thành công của họ một phần là nhờ thực hành thiền định thường xuyên.
Kỹ thuật Thư giãn Tâm trí-Cơ thể
Thiền có thể là kỹ thuật thư giãn tâm trí-cơ thể phổ biến nhất, nhưng nó không phải là kỹ thuật duy nhất. Dưới đây là một mẫu các kỹ thuật khác đã được chứng minh là hữu ích đối với chứng lo âu và nhận được sự kiểm chứng của những người thành công:
Thôi miên
Thôi miên là một trạng thái não bộ tập trung suy nghĩ và không để ý đến những thứ xảy ra xung quanh, được đặc trưng bởi sự thư giãn, khả năng gợi mở và trí tưởng tượng tăng cao.
Nó được cho là hoạt động bằng cách thay đổi các mẫu sóng não. Một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học xác nhận lợi ích của thôi miên đối với các rối loạn có thành phần liên quan đến căng thẳng, bao gồm cả sự lo lắng. Trong suốt lịch sử, những người thành công và sáng tạo đã sử dụng thôi miên để nâng cao năng suất làm việc, vượt qua nỗi sợ hoặc để phát triển bản thân nói chung. Một số người thành công và sáng tạo nhất mọi thời đại - bao gồm Thomas Edison, Albert Einstein, Nikola Tesla, Sigmund Freud và Winston Churchill - được cho là đã sử dụng thuật thôi miên nhằm giúp họ đạt được một vị trí như thế trong lịch sử.
Huấn luyện tự sinh
Huấn luyện tự sinh (Autogenic Training) là một kỹ thuật tâm trí - cơ thể ít được biết đến nhưng đã được sử dụng mạnh mẽ bởi những người tìm kiếm hiệu suất đỉnh cao, bao gồm vận động viên chuyên nghiệp và Olympic, quân nhân và phi hành gia NASA. Một đánh giá của 27 nghiên cứu đã xác nhận rằng huấn luyện tự sinh đặc biệt hữu ích để điều trị chứng rối loạn lo âu.
Tưởng tượng có chủ đích
Tưởng tượng có hướng dẫn tức là viêc bạn sẽ dùng sử dụng trí tưởng tượng của mình để “nhìn thấy” kết quả bạn muốn trong trí óc của mình. Hơn 200 nghiên cứu đã chứng minh nhiều lợi ích sức khỏe của nó. Công dụng hàng đầu bao gồm giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện chất lượng cuộc sống và sự tự tin. Những nhân vật thể thao huyền thoại bao gồm Tiger Woods, Jack Nicklaus, Michael Jordan và Larry Bird đã sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao năng suất làm việc và giảm bớt sự lo lắng.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể là điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giữ cho bộ não của mình khỏe mạnh và hoạt động với hiệu quả cao nhất. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với chứng lo âu vì nó làm giảm hormone căng thẳng cortisol và tăng khả năng phục hồi đối với sự căng thẳng. Tập thể dục cũng làm tăng GABA, chất dẫn truyền thần kinh làm chậm hoạt động của não, tạo điều kiện cho một tâm trí đầy lo lắng được thư giãn. Như vậy, tập thể dục sẽ làm giảm bớt các triệu chứng lo âu và nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Richard Branson, người "tỉ phú bình dân" nhất, gọi việc tập thể dục là “bí quyết nâng cao năng suất lao động”. Ông ấy tuyên bố mình đã nhận được thêm 4 giờ năng suất mỗi ngày kể từ thời gian ông bắt đầu tập thể dục.
Qủa là một sự đầu tư có lời phải không nào?
Hay như Steve Jobs - người đã thực hiện phần lớn tư duy sáng tạo tốt nhất của mình khi đi dạo. Ông ấy thậm chí còn tổ chức các cả các "phiên họp động não" trong khi đi bộ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đi bộ có thể tăng cường khả năng sáng tạo lên 60%. Tập thể dục có thể giúp bạn thông minh hơn và làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp bạn học nhanh hơn và ghi nhớ nhiều hơn. Hơn nữa, nó còn có thể giúp bạn quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định tốt hơn.
Bỏ qua Caffeine và thay vào đó là một giấc ngủ ngắn
Không có gì là đáng ngạc nhiên khi mọi người trên thế giới này sử dụng caffeine. Nhưng caffeine trong cà phê, trà, soda và nước tăng lực có thể chính là nguồn gốc cho các triệu chứng lo âu của bạn. Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương góp phần đáng kể vào chứng rối loạn lo âu. Có bằng chứng cho thấy rằng chỉ cần bỏ caffein đã là một điều có lợi trong việc giảm sự lo lắng, thay vì phải dùng thuốc theo toa! Hiện có bốn chứng rối loạn liên quan đến caffeine được công nhận - say caffeine, rối loạn lo âu do caffeine, rối loạn giấc ngủ do caffeine và cai caffeine. Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe công nhận chứng rối loạn thứ năm, rối loạn sử dụng caffeine. Caffeine gây lo lắng đến mức các nhà nghiên cứu sử dụng nó để gây ra các cơn hoảng sợ theo yêu cầu khi nghiên cứu về chứng rối loạn hoảng sợ. Bạn có thể lo lắng khi nghĩ đến việc từ bỏ caffein - làm thế nào bạn sẽ duy trì sức cạnh tranh và làm việc hiệu quả nếu không có nó? Có một giải pháp thay thế không chứa caffein đơn giản đáng ngạc nhiên.
Tiến sĩ Sara Mednick là chuyên gia hàng đầu về giấc ngủ ngắn và là tác giả của cuốn sách Take a Nap! Change Your Life! (Tạm dịch: Chợp mắt một chút để thay đổi cuộc sống !) Cô đã thực hiện các nghiên cứu trên người về tác động của cả caffeine và giấc ngủ ngắn đối với năng suất làm việc.
Những người chợp mắt sau bữa trưa có hiệu suất tăng lên, kéo dài suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày và cả đến tối. Nhưng cô đã bị sốc khi phát hiện ra rằng những người uống cafe sau bữa trưa vẫn tỉnh táo, nhưng lại bị giảm hiệu suất tinh thần. Vì vậy, bạn có thể vừa gây ảnh hướng xấu tới tinh thần của mình, vừa gây lo lắng bằng cách uống caffeine. Do đó, thay vì nạp caffeine vào người mỗi buổi trưa, hãy ngủ một giấc ngắn.
Một số người làm việc hiệu quả và xuất chúng nhất trong lịch sử tin vào giá trị phục hồi của giấc ngủ ngắn, tiêu biểu như Thomas Edison, Winston Churchill, Albert Einstein, Leonardo da Vinci, và nhiều tổng thống Hoa Kỳ.
Ngưng tự bào chữa!
Bạn có thể đang nghĩ "Ai có thời gian để thiền, tập thể dục hoặc chợp mắt chứ?!"
Nếu vậy, bạn hãy nhìn lại những cái tên được đề cập ở đây. Nếu Richard Branson, Michael Jordan và Oprah Winfrey có thể điều hành công việc kinh doanh của họ và tìm thời gian để tập thể dục, ngủ trưa hoặc thiền, thì bạn cũng có thể làm được.
LO LẮNG CHỨC NĂNG CAO: BƯỚC TIẾP THEO
Nếu bạn tự coi mình là một người tham công tiếc việc, cầu toàn hoặc tính cách Loại A, bạn có thể đã mắc chứng lo âu chức năng cao. Lo lắng chức năng cao không phải là một rối loạn y tế được công nhận, nhưng nó vẫn có thể gây ra rất nhiều đau khổ. Để được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu lan toả, các triệu chứng lo âu của bạn phải cản trở công việc và các mối quan hệ.
Nhưng nếu trường hợp của bạn là lo lắng chức năng cao, thì nỗi sợ sẽ thúc đẩy bạn vượt trội trong mọi việc bạn làm. Những người có chứng lo âu chức năng cao thường chống lại việc tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ tin rằng sự lo lắng của họ chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Nhưng nỗi sợ hãi này là hoàn toàn vô căn cứ. Một số người thành công và xuất sắc nhất trong suốt lịch sử đã thực hiện các kỹ thuật chống lo âu, chẳng hạn như thiền định, tưởng tượng, tập thể dục và ngủ trưa, là một phần trong công thức thành công của họ.
Tác giả: Deane Alban
Link bài gốc: High Functioning Anxiety: Symptoms and Remedies
Dịch giả: Nguyễn Hải My - - Nguồn: ToMo - Learn Something New
Theo tamlyhoctoipham.com