Tội Phạm Bài viết

Con người có thực sự thích những trò tàn ác?

 20/01/2022 4:58:49 CH |  Admin |   513 lượt xem

(toipham.net) - Thích những trò tàn ác dường như giống với nghiện ngập.

Con người muốn xem phim bạo lực. Sản xuất phim để kiếm tiền, cho nên các nhà làm phim làm ra những bộ phim mà con người muốn xem. Nếu không ai muốn xem cảnh bạo lực thì sẽ có rất ít phim như vậy, vì sẽ chẳng có ai trả tiền để xem chúng. Nhưng con người muốn xem chúng. Rõ ràng là có rất rất nhiều người. Gần như bất cứ khi nào có cơ hội nhìn thấy một người bị thương hoặc ai đó đang rất đau khổ, mọi người đều dừng lại để xem. Nhiều vụ tắc đường có thể tránh được nếu mọi người không đi chậm lại để xem một vụ tai nạn. Tương tự, khi có cháy nhà, hàng xóm và người lạ tụ tập lại để…xem. Sự thu hút của bạo lực không chỉ giới hạn ở thời hiện đại. Thời Trung cổ, khán giả muốn nhìn thấy một ai đó (bất kỳ ai) bị sư tử ăn thịt. Như vậy, con người thích nhìn thấy ai đó đau khổ và chết. Nhưng điều này không chứng tỏ rằng mọi người đều thích gây tai họa và đau khổ cho người khác. Nhưng cũng khó mà cãi lại thực tế rằng họ có thể có được niềm vui khi chứng kiến người khác bị tổn thương.

Con người có thực sự thích những trò tàn ác?

Thích những trò tàn ác dường như giống với nghiện ngập. Ít ai tìm thấy vui thú ở ly bia đầu tiên, điếu thuốc đầu tiên, ly cafe đầu tiên, trải nghiệm hút tội phạm ma túy đầu tiên của họ. Hơn nữa, đa số những người uống bia không phải là người nghiện bia, và có bằng chứng cho thấy nhiều người hút thuốc lá không phải người nghiện thuốc. Do đó sự nghiện ngập chỉ làm khổ một số người dùng, và chỉ một số thủ phạm là những kẻ thích thú với trò tàn ác. Và nghiện ngập cũng giống như sadism, thường là một quá trình phát triển dần dần và leo thang theo thời gian.

Có một số dấu hiệu cho thấy sự vui thích trước những trò tàn ác được trải nghiệm như một dạng nghiện ngập, theo ý nghĩa là người đó đi đến chỗ khao khát khoái cảm đó và ham muốn nó ngày càng mạnh mẽ. Một nhà nghiên cứu phát hiện thấy một số kẻ tội phạm hiếp dâm mô tả về nó giống như sự hình thành thói quen, nói rằng “Hiếp dâm giống như hút thuốc. Bạn không thể dừng một khi bạn bắt đầu.”

Quá trình nghiện ngập

Một trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiện, được gọi là lý thuyết xử lý đối nghịch (opponent process theory) của Richard L.Solomon và John D.Corbit (những năm 1970). Lý thuyết của họ bắt đầu với khuynh hướng tự nhiên của cơ thể là duy trì một trạng thái cân bằng ổn định, được gọi là nội cân bằng (homeostasis). Để duy trì trạng thái này, cơ thể phải có những quá trình để phục hồi nội cân bằng bất cứ khi nào nó bị làm xáo trộn. Ví dụ, chạy đua sẽ làm cơ thể phấn khích khi kết thúc cuộc chạy, nhịp tim của người đó sẽ đập nhanh hơn và thở mệt nhọc hơn. Khi kết thúc cuộc chạy, tim không thể tiếp tục đập nhanh mãi mãi, do đó phải có những quá trình bên trong để làm nó chậm lại. Do đó, cơ thể vận hành theo những quá trình đối lập cơ bản một quá trình di chuyển ra khỏi nội cân bằng (tăng tốc) và quá trình khác có ảnh hưởng ngược lại (làm chậm lại).

Một điểm rất quan trọng của lý thuyết xử lý đối nghịch là quá trình phục hồi thứ hai có xu hướng trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian. Nó như thể cơ thể học được và trở nên hiệu quả hơn trước việc chống lại trạng thái khác thường. Chạy 1km sau khi không luyện tập một năm và bạn sẽ thở mệt nhọc lâu hơn, nhưng chạy 1km mỗi ngày trong một năm và sau đó bạn sẽ thở lại bình thường một cách nhanh chóng sau đó. Khi quá trình phục hồi thứ hai mạnh mẽ hơn thì quá trình đầu tiên trở nên yếu hơn. Cùng với nhau, hai xu hướng đó kéo chúng ta ra khỏi sự cân bằng.

Bây giờ hãy xem xét việc uống rượu. Rượu tạo ra những cảm xúc và niềm vui khác nhau, như thư giãn và sự khoan khoái. Nó đưa cơ thể ra khỏi trạng thái bình thường. Sau đó cơ thể có những cơ chế của nó để làm tỉnh rượu. Khi trạng thái say rượu là rất thoải mái và dễ chịu thì trạng thái tỉnh rượu là khó chịu và không thoải mái. Khi người đó tiếp tục uống rượu nhiều lần, người đó phát triển một sự chịu đựng đối với rượu, vì vậy liều lượng rượu giống nhau tạo ra ít cú hích hơn. Trong lúc ấy, tình trạng tỉnh rượu trở nên lâu hơn và trầm trọng hơn. Và người nghiện nghĩ rằng dùng thêm liều là cách duy nhất để cảm thấy tốt trở lại nhanh chóng, thay vì chờ đợi cho cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.

Với rượu và ma túy, khoái cảm nằm ở giai đoạn đầu (giai đoạn A) và quá trình phục hồi (giai đoạn B) là không thoải mái. Đang uống rượu thì cảm thấy tốt; còn tỉnh rượu thì cảm thấy tệ. Nhưng không có lý do gì để cho rằng giai đoạn đầu lúc nào cũng thú vị. Một số quá trình đối nghịch cho thấy khuôn mẫu ngược lại: Giai đoạn A có thể khó chịu và giai đoạn B là thoải mái. Ví dụ, những người nhảy dù và leo núi. Nỗi sợ bị ngã vốn là bản chất của con người, và hầu hết mọi người đều phản ứng lại với nỗi hoảng sợ. Do đó, giai đoạn A là sự cực kỳ khó chịu: hoảng sợ. Nhưng tất nhiên cơ thể sẽ không duy trì một trạng thái hoảng sợ mãi mãi. Để phục hồi nội cân bằng, cơ thể có một số quá trình để làm bản thân thấy tốt hơn, ví dụ như giải phóng một số hóa chất làm dịu nỗi sợ và bù đắp bằng sự vui thích. Chắc chắn là con người sẽ thấy nỗi sợ bị ngã ngay lập tức bị thay thế bằng sự thư giãn và khoan khoái. Bề ngoài thì có vẻ ngu ngốc khi tìm kiếm niềm vui bằng cách nhảy dù, vì dường như đó là cách chắc chắn để tạo ra cảm xúc tồi tệ; nhưng cảm xúc thoải mái mãnh liệt theo sau đó có thể đáng khao khát. Hơn nữa, khuynh hướng đối với quá trình B sẽ trở nên mạnh hơn và quá trình A trở nên yếu hơn, có nghĩa là lặp đi lặp lại theo thời gian, con người sẽ có được sự thỏa mãn nhiều hơn và nhiều hơn. Lần nhảy dù đầu tiên có thể rất đáng sợ đến nỗi sự thỏa mãn sau đó dường như không đáng. Tuy nhiên, sau hàng tá trải nghiệm như vậy, nỗi sợ biến mất và sự thỏa mãn càng mạnh mẽ hơn. Bất kỳ ai khi đạt đến điểm đó có thể thấy trải nghiệm đó là hấp dẫn và anh ấy có thể bắt đầu khao khát lặp lại nó thường xuyên hơn. Ví dụ anh ấy có thể muốn nhảy từ độ cao hơn.

Chúng ta hãy áp dụng lý thuyết xử lý đối nghịch với sự yêu thích những trò tàn ác. Chúng ta thấy phản ứng ban đầu khi gây tổn thương cho người khác thường là rất khó chịu. Con người bị sốc, ghê tởm, tức giận, mất tinh thần, mất can đảm. Nhưng họ không ở trong trạng thái đó mãi mãi; cơ thể tìm thấy một cách để quay trở lại bình thường. Vì phản ứng lúc đầu là khó chịu nên phản ứng đối lập phải là thoải mái và tích cực. Do đó, lần đầu họ gây tổn thương hoặc giết ai đó, họ sẽ cảm thấy tồi tệ nhưng cơ thể sẽ tạo ra những cảm xúc tốt một cách tinh vi để phục hồi và quay lại trạng thái bình thường.

Nếu người đó gây tổn thương người khác những lần tiếp theo thì sự cân bằng giữa tốt và xấu sẽ thay đổi theo lý thuyết xử lý đối nghịch. Cú sốc và sự ghê tởm sẽ trở nên yếu hơn và niềm vui sẽ mạnh hơn và rõ ràng hơn. Theo cách này, sự thích thú với những trò tàn ác có thể bắt đầu mang lại niềm vui. Niềm vui một người có được từ việc gây tổn thương người khác hoặc giết họ, tất cả đều ở quá trình B, không phải quá trình A. Những người thích thú trước những trò tàn ác theo thời gian sẽ trở nên độc ác hơn, để tìm kiếm nhiều niềm vui hơn.

Lý giải nụ cười của những tên sát nhân sau khi bị tuyên án

Trước hàng loạt vụ việc sát nhân cười tươi sau khi nghe tòa tuyên án, nhiều người cảm thấy rợn tóc gáy, khó hiểu và không thể chấp nhận được. Mọi người cho rằng những tên sát nhân đó có thái độ ngạo mạn, bất cần, coi thường pháp luật hay nhận thức lệch lạc. Nó còn gây thêm nỗi đau cho người thân, gia đình bị hại trong các vụ án. Có phải những tên sát nhân đó cười vì vui mừng sau khi gây tổn thương cho nạn nhân?

Các nhà tâm lý nói gì về hiện tượng này?

Tâm lý học dùng thuật ngữ Sadism (tính thích thú những trò tàn ác) để mô tả việc có được niềm vui và sự thỏa mãn từ việc gây tổn thương cho người khác cũng như khao khát có được niềm vui đó.

Hầu hết mọi người đều có một số kinh nghiệm với việc gây tổn thương cho người khác. Nó thường không phải là một trải nghiệm thú vị, trái ngược với lý thuyết sadism. Hầu hết mọi người cảm thấy khó chịu một cách sâu sắc khi gây đau đớn hoặc gây ra cái chết cho người khác. Niềm vui của sự tàn ác thường thấy trong những bộ phim, ở đó những kẻ ác cười khi bắn giết, cưỡng hiếp hoặc tra tấn những nạn nhân bất lực.Ví dụ về những người lính trong Thế chiến 2 cảm thấy khó khăn khi bắn kẻ địch, những lo lắng, trầm cảm, những cơn ác mộng ám ảnh….

Tại sao họ cười?

Satan cười khi con người đau khổ. Những bộ phim giải trí đều mô tả về những kẻ hung ác cười thích thú trước nỗi đau của những nạn nhân của chúng. Chúng ta đã thấy những phản ứng khi gây tổn thương cho người khác thường bao gồm sự ghê tởm, trầm cảm và đồng cảm. Nó rất đối lập với sự vui thích.

Vấn đề ở đây là các nạn nhân đôi lúc thông báo rằng những kẻ tra tấn họ đang cười. Một lý do chính cho việc nhấn mạnh tiếng cười đó là điều hoang đường của cái ác thuần túy (pure evil). Liệu tiếng cười chứng minh sự tồn tại của tính thích thú những trò tàn ác? Và nếu không, tại sao người ta cười trước nỗi đau khổ và cái chết của người khác?

Kết luận của riêng tôi đó là tiếng cười không phải là bằng chứng thuyết phục cho niềm vui trước những trò tàn ác, dù nó tiết lộ về cảm xúc của thủ phạm. Con người có thể cười vì nhiều lý do khác nhau. Quả thật, cười là một phòng vệ chống lại một cú sốc hoặc một nhiệm vụ ghê tởm. Ví dụ, một phần quan trọng của đào tạo y khoa là quen dần với việc nhìn thấy những cơ thể bị thương, và các sinh viên y nổi tiếng về những trò đùa và những câu chuyện cười về cơ thể của xác chết. Sự hài hước đó giúp vượt qua những phản ứng thông thường trước cú sốc và sự ghê tởm mà một bác sĩ không thể chịu đựng.

Một thực nghiệm của Bella dePaulo và Matthew Ainsville quay lại những phản ứng trên khuôn mặt của con người trước một loạt cảnh, và một trong những cảnh đó có một tấm ảnh một nạn nhân vụ tai nạn gớm guốc. Đàn ông thường đáp ứng lại cảnh tượng đó với một nụ cười (dù phụ nữ thì không). Đó không phải là một nụ cười của niềm vui mà nó cho thấy sự bối rối và một nỗ lực tạo khoảng cách giữa bản thân với cú sốc hoặc phản ứng khó chịu.

Tiếng cười có thể xuất hiện từ sự lo lắng hoặc sự không chắc chắn về việc phản ứng như thế nào. Trong những thực nghiệm của Milgram, một số người tham gia đã cười khi họ tuân theo yêu cầu để cho điện giật những người khác khi những người khác đập tường và la hét yêu cầu họ dừng lại. Milgram nhất trí rằng tiếng cười này không phải là một dấu hiệu của niềm vui hoặc sự ngạc nhiên mà tiếng cười phản ánh một số nỗ lực để đương đầu với căng thẳng của một người trước một tình huống khó chịu mà ở đó họ gây tổn thương cho một ai đó. Một phản ứng tương tự có thể là bằng chứng khi con người đôi khi cười để phá tan sự căng thẳng, trong thời điểm cảm thấy lo lắng hoặc không chắc chắn hoặc thậm chí trong suốt một bộ phim đáng sợ. Nhưng các nạn nhân thì không phân biệt được sự khác nhau giữa những tiếng cười, đặc biệt khi tiếng cười sẽ làm tăng cường sự giải thích của họ cho thấy những kẻ đang làm họ đau khổ là độc ác. 

Bài dịch từ cuốn “Evil: Inside Human Cruelty and Violence” _ Roy F.Baumeister

 Con nguoi co thuc su thich nhung tro tan ac

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  12

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 
Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức

Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức  18

 15/04/2024 11:11:17 SA

Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối nhữ

Xem chi tiết 
6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?

6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?  17

 15/04/2024 11:11:16 SA

Các nghiên cứu khoa học thần kinh đã phát hiện ra những tác động phức tạp của stress lên não và cơ thể.

Xem chi tiết 
Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?

Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?  23

 14/04/2024 11:10:43 SA

Việc không liên lạc với người yêu cũ có thể giúp cả hai bước tiếp theo những cách lành mạnh.

Xem chi tiết 
Cách làm dịu cơn giận dữ

Cách làm dịu cơn giận dữ  30

 12/04/2024 11:09:18 SA

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, viết ra phản ứng tiêu cực lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi thực sự có thể làm giảm cảm giác tức giận.

Xem chi tiết 
Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?

Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?  31

 11/04/2024 11:08:43 SA

Một bí mật mà ít ai nói cho bạn biết nhưng lại rất quan trọng, đó là tuổi hai mươi đôi khi thật tệ!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2632
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2526
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3193
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2621
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2605
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...