Tội Phạm Bài viết

Cơn Tức Giận Ái Kỷ (Narcissistic Rage) Khác Gì So Với Cơn Tức Giận Thông Thường?

 02/02/2023 7:49:47 SA |  Admin |   252 lượt xem

(toipham.net) - Cơn tức giận ái kỷ (Narcissistic Rage) là một thuật ngữ lần đầu tiên được đặt ra bởi tác giả Heinz Kohut vào năm 1972 để chỉ xu hướng những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) nổi giận bởi những thứ nhỏ nhặt nhất khiêu khích ...

Cơn tức giận ái kỷ (Narcissistic Rage) là một thuật ngữ lần đầu tiên được đặt ra bởi tác giả Heinz Kohut vào năm 1972 để chỉ xu hướng những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) nổi giận bởi những thứ nhỏ nhặt nhất khiêu khích hoặc thậm chí cả khi không có bất kỳ sự khiêu khích rõ ràng nào cả.

Những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ đòi hỏi người khác phải dành cho mình những phản hồi tích cực và sự ngưỡng mộ nhất định; khi mà điều này không xảy ra, họ có thể cảm thấy xấu hổ trong tiềm thức dẫn đến bột phát cơn tức giận và trở nên bạo lực mà không quan tâm tới cách nó tác động đến người xung quanh.

Sự mỏng manh và nhạy cảm của những người ái kỷ đã dẫn tới cơn tức giận khó kiểm soát này, và nguyên nhân sâu sa chính là nỗi sợ hãi sâu thẳm khi bị "phát hiện" rằng họ không phải là con người mà họ thể hiện ra bên ngoài.

Con Tuc Gian Ai Ky (Narcissistic Rage) Khac Gi So Voi Con Tuc Gian Thong Thuong

Dấu Hiệu

Bạn có đang tự hỏi nếu ai đó mà bạn quen đang có những dấu hiệu của cơn tức giận ái kỷ không? Hay liệu rằng bạn cũng phần nào nhận thức được rằng bản thân mình có khuynh hướng này? Nếu bạn không chắc chắn, hãy xem danh sách tội phạm học dưới đây về những dấu hiệu và triệu chứng của cơn tức giận ái kỷ. Mặc dù bạn có thể cảm thấy như thể cơn giận của bạn có sự tính toán, sắp đặt từ trước, nhưng thực tế cho thấy nó hoàn toàn là bột phát một cách bất ngờ, không lường trước.

Cơn tức giận ái kỷ xuất hiện khi có một mối đe dọa đối với ý thức về bản thân của một người và được đặc trưng bởi sự tức giận mãnh liệt. Ví dụ, trong một mối quan hệ, cơn tức giận ái kỷ có thể được thể hiện qua hành vi lạm dụng thể chất, hành vi thao túng, hoặc hành vi hung hăng thụ động.

Cơn tức giận ái kỷ không giống như những dạng thức của cơn tức giận bởi nó không phải là sự tức giận ngoài ý muốn; ngược lại nó giống như thể người này có phản ứng quá nhạy cảm. Nó hoàn toàn không phù hợp với những gì đã kích động nó và thường khiến người đối diện phải ngạc nhiên.

Cơn tức giận ái kỷ có thể là chủ động hoặc bị động với những dấu hiệu hướng ngoại hoặc hướng nội tương ứng. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng cần được chú ý.

Dấu Hiệu Hướng Ngoại

  • Nổi cơn giận khi họ không nhận được sự chú ý mà họ cảm thấy xứng đáng
  • Kêu gào và la hét
  • Tức giận hoặc bột phát cảm xúc
  • Tức giận mãnh liệt
  • Những cơn giận dữ đột ngột
  • Trở nên hung hăng qua hành vi hoặc lời nói
  • Không thể kiểm soát cơn giận 
  • Cố ý gây thương tích cho người khác (về tình cảm hoặc thể chất)

Dấu hiệu hướng nội

  • Gây sự một cách thụ động
  • Đưa ra “sự im lặng độc hại”
  • Thu mình hoặc trở nên xa cách
  • Tránh mặt ai đó
  • Oán hận tiềm ẩn
  • Bỏ bê công việc
  • Dùng lời lẽ mỉa mai để hạ thấp người khác
  • Sự phẫn nộ chính đáng
  • Ý thức về quyền lợi
  • Trở nên thù địch hoặc ghen ghét
  • Hạ thấp người khác như một phương thức để bảo vệ lòng tự trọng của họ
  • Phân ly hoặc cảm thấy bị tách rời khỏi thực tế

Nguyên Nhân

Mặc dù chúng ta không biết chính xác điều gì gây nên rối loạn nhân cách ái kỷ, nhưng nguyên nhân có khả năng tới từ sự kết hợp của gen di truyền, cách nuôi dạy và kinh nghiệm sống cũng đóng một vai trò nào đó.

Nếu bạn chưa rõ về việc liệu một người nào đó bạn biết có thể mắc rối loạn nhân cách ái kỷ hay không, thì việc tìm hiểu thêm về rồi loạn này có thể sẽ rất hữu ích. Rối loạn nhân cách ái kỷ có xu hướng phá vỡ mọi khía cạnh bình thường của cuộc sống một người và nó có thể rõ ràng nhận thấy, hoặc ẩn đi hay thậm chí được vận hành ở một cấp độ phức tạp hơn. (một người thành công trong cuộc sống dù mắc rối loạn này, chẳng hạn như một doanh nhân có năng lực cao nhưng lại được biết đến bởi những cơn giận thường xuyên).

Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ đòi hỏi cần theo dõi mô hình tính cách phổ biến và lâu dài để quan sát một số đặc điểm nhân cách nhất định, bao gồm:

  • Hoang tưởng khuếch đại
  • Cần có quyền lực và sự kiểm soát
  • Thiếu sự đồng cảm
  • Ý thức về quyền lợi
  • Đố kị với người khác
  • Ngạo mạn
  • Cần sự chú ý

Mọi người có thể phải đối mặt với những kiểu tổn thương ái kỷ này mà không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố hoặc nguyên nhân cụ thể được xác định khi nói đến rối loạn nhân cách ái kỷ nói chung và cơn tức giận ái kỷ nói riêng. Chúng ta biết rằng cơn tức giận ái kỷ xảy ra khi một người trải qua "tổn thương lòng tự ái", tương đương với cảm giác bản thân bị đe dọa.

Dưới đây là những nhân tố khác cần được xem xét:

  • Chấn thương tâm lý thời thơ ấu như lạm dụng hoặc bị bỏ mặc và vô hiệu hoá cảm xúc của người đó, điều này có thể khiến họ chôn vùi con người thật của mình đằng sau một nhân cách giả hoặc được thay thế dựa trên những lời nói dối.
  • Tính khí cực kì nhạy cảm và rất dễ phản ứng với cảm giác xấu hổ có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng của sự giận dữ.
  • Việc không phát triển các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc quan trọng có thể dẫn tới cách phản ứng như một đứa trẻ trước các tình huống.
  • Cảm giác tự tôn không ổn định khiến họ cảm thấy như thể bản thân có nguy cơ bị "phát hiện" có thể gây nên cơn giận dữ khi bị kích hoạt.
  • Đối mặt với thất bại hoặc thất vọng gây ra sự xấu hổ và phá vỡ hình ảnh bản thân của người này, sau đó điều này có thể dẫn tới sự tức giận.
  • Đố kị khi người khác có thứ mà họ không có (tức là vật chất, mối quan hệ, địa vị) có thể tạo ra phản ứng giận dữ.
  • Ký ức về những trải nghiệm ban đầu về sự xấu hổ có thể được kích hoạt bởi những sự kiện hiện tại dẫn tới sự tức giận mãnh liệt.
  • “Chia tách” (còn được gọi là tư duy nhị nguyên hay lối suy nghĩ “được ăn cả, ngã về không”) hoặc coi người khác là tốt hay xấu (tức là những người ái kỷ chuyển đổi giữa lý tưởng hoá một người nào đó và sau đó hạ thấp họ; coi ai đó là tốt và sau đó tất cả đều là xấu) có thể giải thích bản chất đột ngột của những phản ứng giận dữ.
  • Ý thức về bản thân bị chia thành hai phần (con người thật và con người giả) có thể làm phức tạp hoá khả năng quản lý các phản ứng cảm xúc của một người.
  • Ý thức về bản thân rời rạc đòi hỏi sự tôn thờ của người khác (cung ái kỷ) tạo ra một tình huống mong manh trong đó toàn bộ ý thức về bản thân của họ dựa trên những gì người khác nghĩ về họ chứ không phải là bản thân thực sự ở bên trong họ.

Phân Loại Tức Giận Ái Kỷ

Như đã được nhắc đến ở trên, cơn tức giận ái kỷ có hai loại khác nhau: hướng ngoại (bùng nổ) và hướng nội (thụ động).

  • Cơn giận bùng nổ: Người này lăng mạ, kêu gào và la hét, thậm chí có thể đe dọa người khác hoặc làm hại chính họ.
  • Cơn giận thụ động: Người này rơi vào giai đoạn hờn dỗi và từ chối gắn kết với bạn.

Một người ái kỷ có thể có cả hai loại tức giận ái kỷ thay vì chỉ là hướng ngoại hoặc hướng nội trong những hành động và hành vi của họ.

Các Giai Đoạn

Không giống như sự giận dữ điển hình, cơn tức giận ái kỷ không trải qua một loạt các giai đoạn. Ví dụ, bác sĩ tâm thần Adam Blatner đã xác định bảy giai đoạn hay mức độ tức giận điển hình như sau:

  1. Căng thẳng: Cảm giác tức giận dưới bề mặt mà không được thừa nhận hay thể hiện một cách có ý thức
  2. Lo lắng: Sự tức giận bắt đầu lộ ra với những dấu hiệu nhỏ
  3. Kích động: Bề ngoài có dấu hiệu không vừa lòng nhưng không đổ lỗi cho bất kỳ ai
  4. Khó chịu: Tỏ ra không hài lòng theo cách rõ rệt hơn để người khác phản hồi và thay đổi
  5. Bực bội: Thể hiện sự tức giận bằng vẻ mặt giận dữ hoặc dùng những lời lẽ khó nghe
  6. Tức giận: Tăng âm lượng lời nói và biểu cảm rõ ràng hơn
  7. Cơn giận: Mất bình tĩnh và nổi cơn giận

Ngược lại, trường hợp của cơn tức giận ái kỷ không hề có sự tiến triển nào qua một loạt các bước cả. Thay vào đó, cơn tức giận của họ có bản chất giống như đứa trẻ con và đi thẳng từ cảm giác căng thẳng tới biểu hiện giận dữ bột phát ra bên ngoài hoặc bên trong.

Ví Dụ

Liệu bạn vẫn chưa chắc chắn rằng những gì bạn đang trải qua có phải là cơn tức giận của lòng tự ái? Hãy xem một vài ví dụ dưới đây.

Không theo ý muốn

Sếp của bạn có thể đưa ra một yêu cầu vô lý, chẳng hạn như yêu cầu bạn làm việc nhiều giờ vào cuối tuần cho một dự án vào phút cuối. Nếu bạn từ chối yêu cầu vô lý này, họ có thể nổi giận với cơn tức giận ái kỷ.

Không có đủ sự chú ý

Một người bạn có thể luôn hướng cuộc trò chuyện quay lại việc nói những điều về bản thân họ, ngay cả khi câu chuyện ban đầu đang nói vè một vấn đề quan trọng mà đáng lẽ họ nên lắng nghe. Họ thậm chí có thể trở nên ghen tị và hờn dỗi hay nổi giận nếu mọi người chú ý đến vấn đề của người khác và phớt lờ họ.

Cảm thấy như thể họ đang mất kiểm soát con người/tình huống

Một người nào đó có thể chửi mắng bạn nếu họ cảm thấy như thể họ đã mất kiểm soát đối với bạn hoặc tình hình.

Phản ứng với những lời chỉ trích

Cơn tức giận ái kỷ có thể xuất phát từ những lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất vì lòng tự trọng của họ không ổn định.

Bị phát hiện làm điều gì đó

Nếu bạn chỉ ra rằng ai đó đang nói dối hoặc lừa dối và họ phản ứng bằng cách lật ngược tình thế để khiến bạn cảm thấy như thể mình đang sai hoặc nhầm lẫn, đó có thể là dấu hiệu của cơn tức giận ái kỷ.

Hậu Quả

Hậu quả của cơn tức giận ái kỷ là gì và tại sao nó lại là một vấn đề lớn như vậy? Sự thật là cơn tức giận ái kỷ có những tác động tiêu cực đối với người mắc phải vấn đề này cũng như những người khác đang phải hứng chịu cơn tức giận đó.

Dưới đây là một vài những kết quả tiêu cực có thể xảy ra của cơn tức giận ái kỷ:

  • Rạn nứt trong gia đình
  • Kết thúc những mối quan hệ
  • Người khác không muốn ở gần bạn
  • Có được thành công nhưng phải trả giá bằng tình bạn
  • Khó khăn về tài chính
  • Các vấn đề về việc duy trì công việc hoặc học hành
  • Gặp vấn đề liên quan đến luật pháp
  • Gây tổn hại về thể chất (ví dụ: đối xử với người khác bằng bạo lực và với bản thân bằng hành vi tự làm hại như cắt, đốt hoặc đập đầu)
  • Cảm giác mất mát, tội lỗi và cảm thấy vô dụng
  • Không có khả năng thích ứng với sự thay đổi
  • Trầm cảm và lo âu
  • Các vấn đề về sức khỏe thể chất
  • Sử dụng chất kích thích và nghiện ngập
  • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát

Cách Đối Phó 

Nếu bạn là người gặp vấn đề trong việc kiểm soát cơn tức giận ái kỷ, bạn có thể nhận thức được những gì đang xảy ra bên trong bản thân. Hy vọng rằng nếu như bạn đã đọc đến đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn và quan tâm tới những cách để tương tác với thế giới theo một cách lành mạnh và vẹn toàn hơn.

Cơn tức giận ái kỷ có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay vào thời điểm nó bột phát, bởi nó giúp giảm bớt cảm giác sợ hãi và xấu hổ, nhưng về lâu dài, nhưng nó chắc chắn sẽ khiến những người tốt rời xa bạn, cản trở thành công của bạn, khiến bạn trở nên yếu ớt và dễ gặp rủi ro hơn mà thôi.

Mặc dù việc điều trị các tình trạng ái kỷ có thể là một thử thách, nhưng đây là một số điều bạn nên thử nếu như bạn muốn xử lý cơn tức giận ái kỷ của mình.

Trị liệu 

Tới gặp nhà trị liệu để hiểu rõ hơn về hành vi của bạn, giảm bớt sự xáo trộn nội tâm mà bạn đang phải trải qua, giải quyết các nguyên nhân cơ bản và chuẩn bị các chiến lược đối phó tốt hơn để đối mặt với các tình huống trong tương lai. Nhà trị liệu có thể giúp bạn một vài hoặc tất cả những điều sau:

  • Trở nên sẵn sàng để trải qua quá trình hiểu bản thân và hướng tới con người thật của bạn thông qua trị liệu
  • Quyết định rằng cái giá phải trả nếu bạn không thay đổi lớn hơn chi phí thực hiện để bạn có thể trở nên tốt hơn
  • Phát triển ý thức về bản thân một cách kiên cường hơn và cảm thấy tốt đẹp hơn về con người thật của bạn bất kể những nguồn xác nhận bên ngoài
  • Đối mặt với những ký ức đau buồn trong quá khứ hoặc trải nghiệm xấu hổ bị kích hoạt khi cơn tức giận ái kỷ của bạn trở thành vấn đề
  • Hỗ trợ bạn khi bạn đối phó với cuộc sống mà không sử dụng các chiến lược tự lạm dụng và thao túng cũ 
  • Hiểu rằng cơn tức giận của bạn bị thúc đẩy bởi nỗi sợ bị từ chối và đây thực sự là một vòng luẩn quẩn tạo nên sự chối bỏ thực sự
  • Phát triển ý thức cá nhân của riêng bạn, là một con người toàn diện và quyền lực
  • Học cách có những mối quan hệ lành mạnh, bao gồm cả bạn và những người khác
  • Vượt qua nỗi đau khi đối mặt với cảm giác kém cỏi và hình ảnh yếu ớt của bản thân 

Đối Phó Với Cơn Tức Giận Ái Kỷ Của Người Khác 

Bạn có thực sự là người đang phải hứng chịu cơn tức giận ái kỷ từ người khác, và liệu bạn có muốn biết cách xử lý tình huống tốt hơn hay không? Nếu đúng như vậy, dưới đây là một số mẹo để đối phó với những cơn tức giận ái kỷ, cho dù đó là từ một thành viên trong gia đình, vợ/chồng, bạn bè, đồng nghiệp hay người lạ.

Lời Khuyên Chung

Những điều sau đây bao gồm những lời khuyên chung để điều hướng cơn tức giận ái kỷ của người khác:

  • Làm quen với rối loạn nhân cách ái kỷ để bạn có thể nhận ra các yếu tố khởi phát và kết quả.
  • Tìm kiếm trị liệu cho bản thân dựa trên các sự kiện trong quá khứ.
  • Tránh đưa ra những lời chỉ trích hoặc phản hồi trực tiếp có thể kích hoạt phản ứng tự ái.
  • Không làm leo thang xung đột bởi điều này có thể dẫn đến tổn hại cá nhân.
  • Đừng cá nhân hoá vấn đề hoặc tìm cách trả thù.
  • Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân vì nó có thể được sử dụng để chống lại bạn.
  • Nếu bạn cảm thấy người đó là mối đe dọa cho chính họ hoặc bất kỳ ai khác (kể cả bạn), hãy gọi số khẩn cấp trong khu vực của bạn.
  • Nhận thức rằng bạn không đáng trách và không chịu trách nhiệm về tâm trạng hay hành vi của họ.
  • Nhận thức rằng họ không cư xử hoặc hành động theo lý trí, khả năng phán đoán của họ bị suy giảm và họ đang không suy nghĩ đúng đắn.
  • Đừng cố sử dụng logic hoặc tranh luận với người đó hay nói rằng họ đang phản ứng thái quá.
  • Đừng xin lỗi hoặc chấp nhận hành vi của họ, điều này có thể dẫn tới việc họ sẽ lạm dụng nhiều hơn.
  • Đừng tức giận bản thân; hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
  • Nếu bạn nhận được “sự im lặng độc hại”, hãy cố gắng hết sức để bỏ qua nó.
  • Nếu sự tức giận của họ trở nên mất kiểm soát, hãy thoát khỏi tình huống để bảo vệ sự an toàn của chính bạn.
  • Xác thực cảm xúc của họ mà không hùa theo hành vi xấu; ví dụ, bạn có thể nói "bạn có quyền cảm thấy như vậy".
  • Đặt ranh giới cá nhân để họ hiểu rõ về hành vi có thể chấp nhận được đối với bạn.
  • Tìm sự hỗ trợ cho bản thân như là một nhóm hỗ trợ hoặc người mà bạn có thể tâm sự.
  • Nếu bạn cảm thấy mình có thể bị thao túng tâm lý, hãy tìm tới góc nhìn của một người ngoài cuộc.
  • Bảo vệ lòng tự trọng và giá trị bản thân khỏi bị ảnh hưởng bởi kẻ ái kỷ.
  • Nhận ra những phẩm chất có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của những kẻ ái kỷ (ví dụ: quá dễ đồng ý và dễ dàng chấp nhận).
  • Cơn tức giận sẽ có xu hướng xuất hiện khi kẻ ái kỷ bị căng thẳng bởi tình huống, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh họ trong những khoảng thời gian này như một hình thức tự bảo vệ.

Lời Khuyên Dành Cho Người Lạ

Nếu cơn tức giận ái kỷ mà bạn phải trải qua là từ một người mà bạn không quen biết:

  • Tránh xa họ và không tham gia vào thêm.
  • Nhận ra rằng sự tương tác không phải lỗi của bạn và bạn không bắt buộc phải ở lại để tranh luận.

Lời Khuyên Dành Cho Đồng Nghiệp

Nếu bạn đang phải hứng chịu cơn tức giận ái kỷ từ đồng nghiệp:

  • Xác minh những điều họ nói với bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu được toàn bộ câu chuyện.
  • Nếu công việc của bạn đang bị ảnh hưởng, hãy nói chuyện với người quản lý của bạn hoặc giám đốc nhân sự để chia sẻ những gì đã xảy ra.
  • Báo cáo bất kỳ trường hợp quấy rối nào tại nơi làm việc ngay lập tức.
  • Lưu hồ sơ về sự tương tác của bạn với người đó để bạn có thể tìm lý lẽ bảo vệ cho trường hợp của mình.
  • Tránh ở một mình với người đó.

Lời Khuyên Dành Cho Vợ/Chồng Hoặc Thành Viên Gia Đình

Nếu chính vợ/chồng của bạn hoặc một thành viên khác trong gia đình là người có những cơn tức giận ái kỷ:

  • Tham gia vào liệu pháp cặp đôi để được bảo đảm về kỹ năng giao tiếp.
  • Đặt ra ranh giới cá nhân về hành vi nào có thể chấp nhận được đối với bạn trong mối quan hệ.
  • Tạo khoảng cách giữa bạn và các thành viên trong gia đình- những người có cơn tức giận ái kỷ; cho họ thời gian để bình tĩnh trước khi trò chuyện lại.
  • Tham gia vào liệu pháp gia đình để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề và giúp người thân của bạn hiểu hơn về bản thân họ.
  • Chấm dứt mối quan hệ nếu bạn cảm thấy bị đe dọa về thể chất, tinh thần hoặc tình cảm.

Lời Kết 

Nếu bạn biết một người ái kỷ hoặc cảm thấy mình có thể là người đó và đang gặp vấn đề với cơn tức giận ái kỷ, những lựa chọn tốt nhất thường là phản ánh bản thân và nhận thức, hiểu vấn đề, nhận biết các tình huống kích hoạt nó và phát triển các kỹ năng đối phó. Chỉ khi người có vấn đề về cơn tức giận ái kỷ muốn thay đổi thì sự thay đổi đó mới xảy ra.

Thông thường, sự thay đổi sẽ chỉ xảy ra khi có một điểm đột phá nào đó, chẳng hạn như sự phát triển của một vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Tuy nhiên, bạn đừng nên đợi tới lúc bản thân đạt tới điểm đột phá trước khi thực hiện các bước hướng tới sự thay đổi có ý nghĩa.

Bất kể hoàn cảnh của bạn là gì, hãy liên hệ để được giúp đỡ. Cho dù bạn là người gây ra hay nạn nhân của cơn tức giận ái kỷ, nhận được sự giúp đỡ sẽ có lợi cho những người xung quanh cũng như hoàn cảnh cuộc sống của chính bạn.

 

Nguồn bài: What Is Narcissistic Rage?- VeryWell Mind

Dịch bởi Tâm lý Việt Pháp

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  8

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  7

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  8

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  8

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 
Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?

Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?  7

 26/03/2024 10:44:31 SA

Những giấc mơ không phải vô cớ mà có thể tiết lộ về những khao khát đã qua và mong muốn ở hiện tại của một người.

Xem chi tiết 
Như thế nào là

Như thế nào là "người xấu" - hãy nhìn 8 dấu hiệu sau đây  7

 26/03/2024 10:44:30 SA

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2591
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2484
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3150
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2586
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2564
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...