Tội Phạm Bài viết

Giấc mơ và thôi miên

 07/09/2020 10:48:08 CH |  Admin |   819 lượt xem

(toipham.net) - Khi con người ở trong một tập thể, sự phòng bị sẽ giảm xuống rất thấp. Thôi miên tập thể tưởng như không nhằm vào cá nhân nào, nhưng thực chất vẫn có.

Khách đến thăm: “… Nói vậy anh chọn công việc thôi miên hoàn toàn vì ngẫu nhiên?”

Tôi cười cười: “Đúng vậy.”

Khách đến thăm: “Anh có từng hối hận không?”

Cộng sự ở bên cạnh bật cười thành tiếng.

Khách đến thăm quay sang hỏi cộng sự: “Có chuyện gì vậy?”

Cộng sự: “Câu hỏi này chỉ có các cơ quan truyền thông nhàm chán mới hay hỏi thôi.”

Khách đến thăm: “Tôi thực sự tò mò.”

Cộng sự nín cười: “Được thôi…” Nói rồi, anh ấy quay sang tôi.

Tôi: “Ờ… Buộc phải thừa nhận là tôi cũng cảm thấy câu hỏi này rất kỳ quái, nhưng nếu anh thực sự muốn biết, tôi nghĩ mình chưa từng hối hận, về lý do vì sao… ừm… tôi cũng không nói rõ được, tóm lại công việc
rất thú vị.”

Khách đến thăm: “Vì có thể nhìn trộm nội tâm người khác sao?”

Tôi: “Công việc bắt buộc tôi phải làm vậy.”

Khách đến thăm: “Thế nên tôi có phần ngưỡng mộ các anh.”

Cộng sự: “Về việc nhìn trộm đời tư á?”

Khách đến thăm: “Không, vì có thể đọc hiểu giấc mơ và những điều sâu thẳm trong nội tâm người khác.”

Cộng sự: “Nó thực sự không thú vị như anh nghĩ đâu, tôi nói thật đấy.”

Khách đến thăm nghĩ ngợi: “Nghĩ kỹ lại cũng có thể… Được rồi, chúng ta quay lại chủ đề chính đi, tiếp tục nói về giấc mơ nhé. Tôi cho rằng những gì giấc mơ thể hiện thật quá thần kỳ.”

Cộng sự: “Phần nào?”

Khách đến thăm: “Tất cả!”

Cộng sự: “Đó là vì anh không hoàn toàn hiểu hết về giấc mơ, lại bị ảnh hưởng bởi mấy bộ phim điện ảnh với các tác phẩm nghệ thuật thổi phồng giấc mơ đấy.”

Khách đến thăm: “Tôi không đọc nhiều tiểu thuyết về giấc mơ lắm nên cũng không rõ, còn phim điện ảnh và truyền hình… có một số bộ phim tôi không thích lắm…”

Cộng sự: “Ừm, tôi cũng không thích hình thức các giấc mơ được miêu tả trong mấy tác phẩm điện ảnh truyền hình, vì hoàn toàn mờ tịt về giấc mơ nên các nhà biên kịch đã tùy tiện khắc họa giấc mơ thần bí quá mức.”

Khách đến thăm: “Nói thì nói vậy… Tuy tôi không thích cách xây dựng quá mức khoa trương đó, nhưng anh cũng phải thừa nhận các giấc mơ rất thần bí, đúng không? Ví dụ như giấc mơ luôn bất chấp thời gian”

Vẻ mặt cộng sự đầy nghi hoặc: “Tôi chưa hiểu ý anh muốn nói.”

Khách đến thăm: “Là thế này, nhiều khi rõ ràng chúng ta chỉ ngủ mấy phút thôi, nhưng lại mơ giấc mơ rất dài. Giấc mơ hoàn toàn bất chấp thời gian, lẽ nào đây không phải điều kỳ bí của giấc mơ?”

Cộng sự thở dài, quay sang nhìn tôi: “Anh nói với anh ấy đi.”

Tôi gật đầu: “Cảnh trong mơ đều xuất phát từ ký ức. Cũng tức là những khung cảnh, sự vật anh gặp trong mơ chỉ là sự chắt lọc, gia công ký ức thực tại thôi, mà ký ức đương nhiên có thể vượt qua ngàn dặm trong nháy mắt, qua cả thời gian và không gian. Khung cảnh, sự vật xuất hiện trong giấc mơ thực tế do tiềm thức rút từ ký ức ra tạo thành, vì vậy giấc giống như khi anh mở video tội phạm lưu sẵn trong máy tính sẽ không cần thời gian xử lý dữ liệu ấy…”

Cộng sự tiếp lời: “Vậy mới nói, tôi không thích các giấc mơ được xây dựng trong tác phẩm điện ảnh truyền hình. Đặc biệt là quan điểm giấc mơ bất chấp thời gian anh mới nhắc tới, mỗi lần xem những bộ phim cố tình hư cấu vấn đề này, tôi đều không nhịn được cười.”

Khách đến thăm: “Tuy mở video lưu trữ trong máy tính không mất thời gian, nhưng xem video vẫn mất thời gian mà, anh giải thích thế nào?”

Tôi: “Anh định vị sai rồi. Máy tính tôi nói tới chính là anh.”

Khách đến thăm: “À… Ra là như vậy… Nhưng tôi vẫn có thắc mắc.”

Tôi: “Là?”

Khách đến thăm: “Anh vừa nói cảnh tượng trong giấc mơ xuất phát từ ký ức về cảnh tượng trong hiện thực, tôi thừa nhận mình chưa từng nghĩ tới điều này, nhưng anh nói cũng đúng, thế còn sự việc xảy ra trong giấc mơ thì sao? Tất cả đều bắt nguồn từ ký ức sao? Có những sự việc tôi chưa từng trải qua mà? Ví dụ giấc mơ như trong phim kinh dị ấy? Anh có thể lý giải nó bắt nguồn từ những bộ phim, cuốn tiểu thuyết tôi từng xem, nhưng trong mơ tôi vẫn có phán đoán của mình, phải không? Tôi vẫn có những suy nghĩ của mình, đúng chứ? Không phải từ ký ức mà? Cần thời gian đúng không? Vấn đề này giải thích thế nào?”

Tôi: “Vẫn nên lấy ví dụ vậy. Giả sử anh đang lái xe, khi gặp đèn đỏ hoặc sự cố trên đường, anh có suy nghĩ lâu không? Không hề. Anh sẽ nhanh chóng đưa ra phán đoán, đúng chứ?”

Khách đến thăm: “Ý anh là bản năng?”

Cộng sự: “Không phải bản năng, mà là phản xạ có điều kiện hình thành sau khi anh lớn lên, trải qua quá trình huấn luyện. Thực tế, tất cả hành vi, suy nghĩ của anh trong giấc mơ cũng giống như việc lái xe trên đường, phản ứng của anh trong mơ chỉ là phản xạ có điều kiện anh dựa vào kinh nghiệm để phán đoán và lựa chọn mà thôi, phản ứng này

Khách đến thăm cẩn thận suy xét: “Ồ… Tôi hiểu ý các anh rồi… Nên nhà thôi miên mới bước vào giấc mơ của người khác để lấy ký ức ra, đúng chứ?

Tôi: “Không hoàn toàn vậy, thôi miên và ngủ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng thôi miên đúng là mô phỏng trạng thái ngủ mơ.”

Khách đến thăm: “Ý? Thôi miên không phải làm người ta ngủ à?”

Tôi: “Hả… không …”

Khách đến thăm: “Vậy tại sao lại gọi là thôi miên?”

Cộng sự: “Hà mã không phải ngựa, cá sấu cũng chẳng phải cá.”

Khách đến thăm: “… Thôi được rồi, tôi cứ tưởng thôi miên là đưa người ta vào trạng thái ngủ mơ, sau đó sẽ hỏi các vấn đề bản thân muốn biết nhân lúc đối phương ngủ cơ đấy…”

Cộng sự vừa cười vừa nhìn tôi.

Tôi: “Thôi miên khiến người bị thôi miên giao một phần ý thức ra, như vậy có thể nắm bắt được một số suy nghĩ, ký ức trong tiềm thức của người bị thôi miên.”

Khách đến thăm: “Giao một phần ý thức? Nghĩa là sao?”

Cộng sự: “Anh ấy muốn nói tới quyền khống chế. Người bị thôi miên sau khi bước vào trạng thái thôi miên sẽ tiếp nhận chỉ dẫn của nhà thôi miên, thực ra đây chính là trao quyền khống chế ý thức.”

Khách đến thăm: “Lúc bị thôi miên sẽ không còn khả năng tư duy nữa à?”

Tôi: “Không, cái mất đi lúc đó không phải khả năng tư duy, mà là một phần khả năng phòng bị.”

Khách đến thăm: “Tức là người ta hỏi cái gì mình sẽ trả lời cái đó, đúng không?”

Tôi: “Đại khái là vậy.”

Khách đến thăm: “Vậy những câu trả lời có qua suy nghĩ không?”

Tôi: “Ừm… Thay vì nói là trả lời, chi bằng nói là phản xạ có điều kiện. Anh hiểu chứ?”

Khách đến thăm: “Tôi hiểu rồi, phản xạ có điều kiện là trực tiếp nhất, không có bất cứ sự phòng bị nào… Vậy khi nãy anh nói thôi miên là mô phỏng giấc mơ, có phải là ý này không? Phản ứng trực tiếp khi đối diện với dòng ký ức.”

Cộng sự: “Thực tế còn một tầng sâu hơn, việc đối diện qua thôi miên thuộc một phần tiềm thức người bị thôi miên.”

Khách đến thăm: “Vấn đề tiềm thức tôi sẽ tìm hiểu thêm sau. Tôi có hai câu hỏi, một là không thể ý thức được tiềm thức sao? Hai là tôi muốn biết vì sao phải làm như vậy?”

Cộng sự: “Đương nhiên không thể, vậy mới gọi là tiềm thức. Còn vì sao lại làm như vậy… Bởi vì tuy chúng ta không ý thức được tiềm thức, nhưng mỗi cử chỉ, lời nói của chúng ta cơ bản đều bị tiềm thức tác động.”

Khách đến thăm: “Vậy bản năng thì sao? Bản năng không thể điều khiển được hành vi à?”

Cộng sự: “Bản năng là điểm xuất phát ban đầu. Ví dụ khi đói anh sẽ tìm thức ăn, nhưng tiềm thức lúc anh đang tìm thức ăn lại thêm một số đặc điểm chủng loại. Giả sử tiềm thức của anh có xu hướng thiên về ăn uống điều độ, khi tìm thức ăn anh sẽ chú ý tới các loại thức ăn hàm lượng calo thấp, chất béo thấp. Nếu anh từng có trải nghiệm đặc biệt đối với một loại động thực vật làm thực phẩm nào đó, ví dụ anh từng bị lợn đuổi theo chẳng hạn, ký ức này đã lưu lại bóng đen trong tâm lý anh, khi lựa chọn thức ăn một là có thể anh sẽ thích thịt lợn hơn, bởi tâm lý trả thù, hai là có thể anh sẽ kỳ thị thịt lợn, bởi tâm lý liên tưởng muốn tránh xa tội phạm nguy hiểm. Động cơ hành vi của anh đã trở nên rất phức tạp, nhưng hình thức thể hiện bên ngoài lại đơn giản, khi đói anh sẽ lựa chọn thịt lợn đầu tiên hoặc không lựa chọn thịt lợn.”

Khách đến thăm cười: “Có anh hồi nhỏ mới bị lợn đuổi ấy! Nhưng tôi hiểu ý anh rồi, cũng đúng nhỉ.”

Tôi: “Bởi vậy nhà thôi miên mới lấy thông tin trong tiềm thức của người bị thôi miên, mục đích chính là để giải thích hành vi của người bị thôi miên. Vừa rồi anh ấy cũng đã nói đó, biểu tượng đơn giản hóa của hành vi che đậy rất nhiều động cơ.”

Khách đến thăm: “Thú vị thật! Trước giờ tôi chưa từng nghĩ đến những vấn đề này… Đúng rồi, mới nãy anh có nói thôi miên mô phỏng giấc mơ, vậy giấc mơ thực ra là một hình thức biểu hiện của tiềm thức à?”

Tôi: “Ừm, theo quan sát và hiểu biết hiện tại của tôi thì đúng là như vậy.”

Khách đến thăm: “Vậy là trong khi ngủ, tiềm thức nhân lúc ý thức đình trệ mới dẫn dắt giấc mơ, đúng chứ? Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn ý thức được mình đang ngủ mơ, điều này giải thích thế nào?”

Tôi: “Ý thức trong khi ngủ không đình trệ, mà là hoạt động nông, tần số thấp, phạm vi hẹp, bởi vậy mới có những lúc anh cảm nhận được mình đang ngủ mơ.”

Khách đến thăm: “Lúc thôi miên thì sao? Liệu có tồn tại khả năng này không? Tức là ý thức của người bị thôi miên tranh quyền khống chế với nhà thôi miên?”

Tôi: “Có, rất thường xuyên là đằng khác.”

Khách đến thăm: “Trong trường hợp như thế nào?”

Tôi: “Trong trường hợp không tín nhiệm. Trên thực tế, phân tích tâm lý, dẫn dắt tâm lý, ám thị tâm lý và thôi miên đều giống nhau, về cơ bản đều xây dựng trên cơ sở sự tín nhiệm, nếu không sẽ rất dễ thất bại.”

Khách đến thăm: “Có ngoại lệ không?”

Tôi: “Có.”

Khách đến thăm tỏ vẻ kinh ngạc: “Có thể thong thả, thoải mái thôi miên thật à?”

Cộng sự: “Không hề thoải mái đâu, thôi miên cấp tốc cũng cần lựa chọn cẩn thận đối tượng bị thôi miên, ví dụ những người ý chí yếu mềm hoặc thời điểm người nào đó ý chí yếu mềm.”

Tôi bổ sung thêm một câu: “Còn có thôi miên tập thể nữa.”

Khách đến thăm: “Cùng lúc thôi miên nhiều người lại dễ dàng hơn à?”

Tôi: “Tương đối dễ hơn. Có câu này anh đã từng nghe chưa? Lừa mười vạn người dễ hơn lừa một người.”

Khách đến thăm: “Vì sao vậy?”

Tôi: “Khi con người ở trong một tập thể, sự phòng bị sẽ giảm xuống rất thấp. Thôi miên tập thể tưởng như không nhằm vào cá nhân nào, nhưng thực chất vẫn có. Hơn nữa cảm xúc giữa người với người thường hay ảnh hưởng lẫn nhau, người không dễ rơi vào trạng thái thôi miên sẽ bị ảnh hưởng bởi những người dễ rơi vào trạng thái thôi miên.”

Khách đến thăm: “Nghe giống tẩy não quá…”

Tôi: “Cũng khá đúng, bởi sự lây nhiễm và khuếch tán cảm xúc gây ảnh hưởng rất lớn.”

Khách đến thăm: “Tôi phải chú ý hơn tới hoạt động kiểu này mới được.”

Tôi: “Quan sát?”

Khách đến thăm: “Ừm… tôi muốn quan sát một chút… Đúng rồi, còn nữa, nếu giấc mơ là một kiểu phóng thích tiềm thức, mà vừa rồi anh lại nói thôi miên mô phỏng giấc mơ, vậy trong lúc người ta ngủ liệu có thể hỏi các vấn đề như khi thôi miên không?”

Tôi: “Có, nhưng trạng thái thôi miên của đối phương không do anh dẫn dắt, vì vậy câu hỏi của anh rất có thể sẽ đánh thức ý thức của đối phương.”

Khách đến thăm: “Ồ, ra là vậy… Tôi còn tưởng có thể tùy ý hỏi han nhân lúc đối phương đang ngủ cơ.”

Cộng sự: “Một số thời điểm thì có thể, nhưng tỷ lệ thành công rất thấp.”

Khách đến thăm: “Nói đến đây mới thấy hình như mọi vấn đề đều tập trung vào tiềm thức, phải không? Nếu giấc mơ là sự phóng thích của tiềm thức, vậy tôi có thể nói thực ra lúc ngủ mơ chúng ta mới chạm đến…nội tâm không? Linh hồn? Cái tôi? Các anh hiểu ý tôi chứ?”

Cộng sự gật đầu: “Hiểu, có thể nói như vậy.”

Khách đến thăm: “Cũng tức là giấc mơ rất quan trọng, đúng không?”

Tôi: “Trích dẫn một quan điểm của Lacan nhé. Lacan cho rằng, tiềm thức là ngọn nguồn mọi hành vi của loài người, cảm giác, phán đoán, phân tích và lựa chọn của chúng ta đều bắt nguồn từ tiềm thức. Vì vậy, nếu giấc mơ là sự phóng thích của tiềm thức, vậy thì hiện thực chỉ là hư ảo, giấc mơ mới là chân thực. Vấn đề bây giờ là chúng ta nên dùng hư ảo như thế nào để phân tích được chân thực?”

Khách đến thăm: “Trời… đúng thế thật nhỉ!”

Cộng sự: “Anh làm anh ấy hoảng sợ rồi đấy.”

Khách đến thăm nhìn cộng sự: “Vẫn ổn… Ban đầu nghe nói anh làm
nghề này, tôi còn nghĩ đây là một công việc rất nhàm chán, không ngờ
lại thú vị như vậy, tôi thấy khá hứng thú…”

Cộng sự: “Chúng tôi không tuyển người.”

Khách đến thăm thở dài: “Vẫn kín kẽ thế.” Nói rồi quay sang tôi: “Cảm ơn anh, hôm nay tôi thực sự đã hiểu biết thêm được không ít điều.”

Tôi đáp lại bằng một nụ cười mỉm: “Khách sáo rồi.”

Khách đến thăm: “Không còn sớm nữa, chúng ta cùng đi ăn chứ? Tôi mời.”

Cộng sự: “Cuối cùng cũng nói vào vấn đề chính rồi.” Anh ấy quay sang tôi. “Đi thôi.”

Tôi gật đầu, đứng dậy đi lấy áo khoác.

 

------

Trích từ cuốn sách tội phạm học Sổ tay nhà thôi miên - tác giả Cao Minh.

Tiki đang sale 67% duy nhất hôm nay: https://tiki.vn/so-tay-nha-thoi-mien-p58627102.html

Shopee sale 50% freeship từ 1/9-10/9: https://shopee.vn/S%C3%A1ch-S%E1%BB%95-Tay-Nh%C3%A0-Th%C3%B4i-Mi%C3%AAn-i.104288726.3744058330

Giac mo va thoi mien

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

3 hậu quả của 'cố giữ hôn nhân vì con'

3 hậu quả của 'cố giữ hôn nhân vì con'  2

 20/04/2024 11:16:27 SA

Ly hôn là một quyết định khó khăn, đặc biệt khi có con nhỏ nhưng nếu cố duy trì một cuộc hôn nhân tồi tệ với lý do "vì con" sẽ khiến cuộc đời trẻ buồn nhiều hơn vui.

Xem chi tiết 
Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  14

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 
Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức

Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức  20

 15/04/2024 11:11:17 SA

Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối nhữ

Xem chi tiết 
6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?

6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?  19

 15/04/2024 11:11:16 SA

Các nghiên cứu khoa học thần kinh đã phát hiện ra những tác động phức tạp của stress lên não và cơ thể.

Xem chi tiết 
Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?

Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?  25

 14/04/2024 11:10:43 SA

Việc không liên lạc với người yêu cũ có thể giúp cả hai bước tiếp theo những cách lành mạnh.

Xem chi tiết 
Cách làm dịu cơn giận dữ

Cách làm dịu cơn giận dữ  33

 12/04/2024 11:09:18 SA

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, viết ra phản ứng tiêu cực lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi thực sự có thể làm giảm cảm giác tức giận.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2634
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2528
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3195
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2623
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2608
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...