Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên trong cơ thể con người và động vật. Nó được sản xuất trong não bộ và tham gia vào việc truyền tải các tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Dopamine có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thần kinh như cảm xúc, học tập, tập trung và quyết định.
Ngoài ra, dopamine còn được gọi là hormone hạnh phúc bởi vì nó có khả năng kích thích các vùng não liên quan đến hưởng thụ, đem lại cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Nếu mức độ dopamine trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và tâm lý khác nhau. Ví dụ, thiếu dopamine có thể dẫn đến bệnh Parkinson, trong khi sử dụng quá mức dopamine có thể gây nghiện và gây ra các vấn đề tâm lý như rối loạn cảm xúc và mất ngủ. Tất cả những mặt tác động tích cực và tiêu cực của dopamine đều sẽ được trình bày chi tiết trong quyển sách tội phạm học GIẢI MÃ HOÓC-MÔN DOPAMINE (nguyên tác: Dopamine Nation - Finding Balance in The Age of Indulgence)
Quyển sách tội phạm học Giải Mã Hoóc-môn Dopamine này nói về các chủ đề xoay quanh “lạc thú”. Nó cũng nói về nỗi đau. Nhưng trên hết, nó nói về mối quan hệ giữa lạc thú và nỗi đau, cũng như tầm quan trọng của việc hiểu được mối quan hệ đó để sống một cuộc đời đúng nghĩa.
Các nhà khoa học sử dụng dopamine như một loại tiền tệ chung để ĐO KHẢ NĂNG GÂY NGHIỆN CỦA MỌI TRẢI NGHIỆM. Càng nhiều dopamine trên đường dẫn truyền củng cố của não, khả năng gây nghiện càng cao.
Bên cạnh việc phát hiện dopamine, một trong những phát hiện khoa học thần kinh đáng chú ý nhất trong thế kỷ vừa qua chính là việc bộ não xử lý lạc thú và nỗi đau tại cùng một vị trí. Hơn nữa, lạc thú và nỗi đau có vai trò như hai phía đối lập của một cán cân.
Ai trong chúng ta cũng đều trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô-cô-la, hay muốn một cuốn sách, một bộ phim hoặc một trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Khoảnh khắc mong muốn đó là khi cán cân lạc thú-nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau.
Mục đích của cuốn sách là giải mã khoa học thần kinh của cơ chế khen thưởng, từ đó cho phép chúng ta đạt đến trạng thái cân bằng tốt hơn, lành mạnh hơn giữa lạc thú và nỗi đau.
Nhưng khoa học thần kinh là chưa đủ. Chúng ta còn cần đến kinh nghiệm sống của con người. Còn ai có thể chỉ cho chúng ta cách vượt qua thói nghiện ngập đó giỏi hơn những đối tượng dễ tổn thương nhất: người nghiện.
Cuốn sách này dựa trên những câu chuyện có thật về bệnh nhân của tôi – những người lỡ sa vào con đường nghiện ngập và đang tìm cách thoát ra. Họ cho phép tôi kể câu chuyện của họ để những hiểu biết từ trải nghiệm thực tế của họ có thể giúp ích cho bạn, như nó đã giúp ích cho tôi. Một số câu chuyện có thể gây sốc, nhưng đối với tôi, chúng chỉ là phiên bản cực đoan của những gì chúng ta có thể làm.
Như nhà triết học kiêm thần học Kent Dunnington đã viết: “Người nghiện nặng là những nhà tiên tri đương thời bị bỏ mặc bởi vì họ phơi bày cho chúng ta thấy con người thật của mình”.
Cho dù đó là nghiện tội phạm ma túy hay mua sắm, nghiện thị d.âm hay hút thuốc lá điện tử, nghiện các bài đăng trên mạng xã hội hay trên tờ The Washington Post, tất cả chúng ta đều tham gia vào những hành vi khiến bản thân cảm thấy hối hận hoặc thậm chí ước rằng mình đã không can dự. Cuốn sách này cung cấp những giải pháp thiết thực để kiểm soát tình trạng tiêu thụ quá mức trong một thế giới
mà tiêu dùng đã trở thành động lực ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống.
Nói tóm lại, bí quyết để có được một cuộc sống cân bằng là kết hợp khoa học ham muốn với sự hiểu biết từ kinh nghiệm phục hồi của chính những người trong cuộc.
Mời bạn đặt sách tại:
https://shorten.asia/erB6gZ2q
Theo tamlyhoctoipham.com