Tội Phạm Bài viết

Hiệu ứng “tình cũ khó quên” hay là Zeigarnik

 01/04/2023 10:04:52 SA |  Admin |   137 lượt xem

(toipham.net) - Sự thật là chúng ta thường có xu hướng thương nhớ mãi một mối tình dang dở không thành trong quá khứ. Đó có thể là một cuộc hẹn hò đang bỏ dở, một người thương chưa kịp tìm hiểu sâu, một mối tình chưa kịp "nở" đã tàn...

Hiệu ứng Zeigarnik được đặt tên theo tên của nhà tâm lý học người Lithuania - Bluma Zeigarnik - ra đời vào cuối thập niên 1920. 

Câu chuyện kể lại rằng, Zeigarnik đã nhận ra một điều kì lạ khi quan sát những cô gái tạp vụ trong quán ăn. Bà phát hiện thấy, đa số những người làm tạp vụ thường có khả năng ghi nhớ những đơn đặt món dài và phức tạp rất lâu. Tuy nhiên khi họ phục vụ xong, họ hoàn toàn quên hết những yêu cầu đó.

Với quan sát này, bà rút ra giả thuyết rằng những đơn hàng đang phục vụ dang dở dường như “gắn chặt” trong não của các cô gái cho đến khi họ hoàn thành đơn hàng. 

Ý tưởng này thôi thúc bà tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu khác nhau. Bà cho mời một nhóm tình nguyện viên thực hiện một số các câu đố. Khi họ đang giải đố, bà sẽ chen ngang và can thiệp vào vài câu đố nhất định.

Khi được đề nghị miêu tả lại những câu đố, những tình nguyện viên nhớ các câu đố bị chen ngang nhiều hơn 90% so với những câu còn lại. Điều này khiến Zeigarnik rút ra kết luận: các công việc bị bỏ dở sẽ “nằm lại” trong đầu bạn lâu hơn. Điều tương tự được áp dụng trong chuyện tình cảm. 

Hieu ung “tinh cu kho quen” hay la Zeigarnik

... VÀ NHỮNG BIẾN THỂ CỦA HIỆU ỨNG TRONG TÌNH CẢM, CUỘC SỐNG

Sự thật là chúng ta thường có xu hướng thương nhớ mãi một mối tình dang dở không thành trong quá khứ. Đó có thể là một cuộc hẹn hò đang bỏ dở, một người thương chưa kịp tìm hiểu sâu, một mối tình chưa kịp "nở" đã tàn... Đây chính là thứ mà chúng ta gọi là hiệu ứng “tình cũ khó quên”.

Giải thích khoa học cho hiện tượng này là do khi chúng ta huy động toàn bộ trí não để hoàn thành công việc, con người ở trạng thái “tổng động viên”. Khi công việc xong, cơ thể sẽ thư giãn và có tâm lý xả hơi, đồng thời dễ dàng quên đi những gì ta đã làm. 

Trái lại, với những công việc còn dang dở thì điểm hưng phấn của công việc in dấu trong não mà không mất đi được, thành ra khó mà rơi vào quên lãng.

Hiệu ứng này trên thực tế xuất hiện khắp nơi xung quanh chúng ta, đặc biệt là trong ngành giải trí và quảng cáo. Những bộ phim truyền hình thường được điều chỉnh để “hết” ngay khi phim đang đi đến cao trào. 

Đó là một cách lợi dụng hiệu ứng Zeigarnik nhằm tạo cho người xem tâm lý chờ đợi và háo hức để tiếp tục xem những tập tiếp theo. 

Hiệu ứng này cũng được coi là một biện pháp tốt dành cho những người hay trì hoãn. Rất nhiều người trong chúng ta luôn tự nói với mình “Thôi để ngày mai làm” và cuối cùng không thể hoàn thành được việc gì. 

Để ngăn chặn tình trạng này, lời khuyên đưa ra là dù ít hay nhiều, hãy bắt tay thực hiện công việc. Một khi bạn đã bắt đầu, bạn sẽ có xu hướng muốn hoàn thành nó hơn mặc cho thói quen trì hoãn của mình.

Kể cả đối với những vấn đề lớn và phức tạp thì hiệu ứng Zeignarnik cũng phát huy tác dụng. Chìa khóa là nên bắt đầu với những phần đơn giản và có khả năng hoàn thành ở hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn dễ giải quyết được vấn đề hơn, chỉ đơn giản là vì bạn đã bắt đầu xử lý nó. 

Có thể thấy dù là một mối tình, một công việc hay chỉ một suy nghĩ thôi chỉ cần dang dở - nó sẽ nằm mãi trong đầu bạn và thôi thúc bạn tiếp tục. 

Nếu biết vận dụng tốt hiệu ứng này, năng suất công việc của bạn có thể tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong tình cảm, đừng vì muốn mối tình trở nên “khó quên” mà bỏ dở nó, điều này không đảm bảo sẽ để lại cho bạn những kí ức đẹp đâu.

 

Nguồn: ZeigarnikEffect, Bizshift

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Mối họa ẩn sau những đứa trẻ ‘con nhà người ta’

Mối họa ẩn sau những đứa trẻ ‘con nhà người ta’  6

 30/11/2023 7:44:38 SA

Mặt tối của việc trở thành một đứa trẻ ngoan nằm ở việc phớt lờ những cảm xúc, mong muốn cá nhân của mình.

Xem chi tiết 
Ba kiểu stress do nghèo

Ba kiểu stress do nghèo  14

 30/11/2023 7:44:37 SA

Sống trong nghèo đói làm tăng đáng kể nguy cơ về sức khỏe tâm thần, suy giảm cảm xúc của các gia đình và có thể kéo dài nhiều thế hệ.

Xem chi tiết 
ChatGPT, cuộc cách mạng hay thảm họa về sức khỏe tinh thần?

ChatGPT, cuộc cách mạng hay thảm họa về sức khỏe tinh thần?  5

 30/11/2023 7:44:35 SA

Đã có những câu chuyện đau lòng liên quan tới AI trong điều trị tâm lý, hồi đầu năm 2023, một người đàn ông Bỉ được cho là đã tự tử sau khi "được" chatbot Chai khuyến khích làm điều này.

Xem chi tiết 
3 cách giúp bạn ngừng bốc hỏa liên tục khi nuôi dạy con cái

3 cách giúp bạn ngừng bốc hỏa liên tục khi nuôi dạy con cái  6

 30/11/2023 7:44:34 SA

Khi nói về những phản ứng tiêu cực của bố mẹ, nhà tâm lý học Albert Ellis đã giới thiệu mô hình ABC - gọi là “kiểu phản ứng theo chuỗi."

Xem chi tiết 
Sự bội thực của lời khuyên ‘đi tìm lẽ sống’

Sự bội thực của lời khuyên ‘đi tìm lẽ sống’  5

 29/11/2023 7:43:17 SA

Trong tất cả những âm thanh ồn ã của cuộc sống hiện đại, có lẽ không có gì chạm vào tâm hồn chúng ta hơn là cuộc trò chuyện không bao giờ kết thúc về mục đích sống.

Xem chi tiết 
Vừa là bạn tình của nhau, vừa chăm sóc con

Vừa là bạn tình của nhau, vừa chăm sóc con  6

 29/11/2023 7:43:16 SA

Nhiều cặp đôi lớn tuổi tiết lộ một bí quyết để họ có cuộc hôn nhân hạnh phúc cho đến tận lúc về già là: xem người bạn đời là ưu tiên hàng đầu trong đời mình.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2253
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2154
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  2762
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2233
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2237
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...