Tội Phạm Bài viết

Hổ thẹn và ghê sợ trước tội lỗi

 31/03/2023 10:04:30 SA |  Admin |   195 lượt xem

(toipham.net) - Giáo lý Đạo Phật khuyến khích sự hổ thẹn, kinh hãi và ghê sợ — ít nhất là đối với hành vi sai trái.

Điều này dường như gây bất ngờ, nhưng giáo lý Đạo Phật khuyến khích sự hổ thẹn, kinh hãi và ghê sợ — ít nhất là đối với hành vi sai trái. Sự hổ thẹn trước tội lỗi, được gọi là hiri (tàm), được đặc trưng bởi sự chán ghét hoặc ghê tởm đối với hành vi sai trái liên quan đến thân và khẩu. Sự kinh hãi hoặc ghê sợ trước tội lỗi, ottappa (quý), giúp một người kiềm chế và muốn bảo vệ bản thân trước mọi hành vi xấu có thể xảy ra. Hai tâm sở này rõ ràng là liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng được coi là những dạng thức tốt đẹp và lành mạnh của việc thấy được nguy hại trong những tội lỗi nhỏ nhặt nhất. Trên thực tế, sự hổ thẹn trước tội lỗi và nỗi kinh hãi hay ghê sợ trước tội lỗi được gọi một cách tôn kính là “hai pháp lành hộ trì thế gian.”

Tuy nhiên, giáo lý Đạo Phật không khuyến khích chúng ta chìm đắm trong mặc cảm tội lỗi, buộc tội lẫn nhau, tuyệt vọng và lo lắng. Đây thực sự là những dạng thức vô nghĩa, không có giá trị và được cấu thành từ dosa hay còn gọi là sân hận, dồn đổ trực tiếp về bản thân mình. Sân hận bản thân không có gì tốt đẹp hơn bất kỳ hình thức thù hận nào khác và hoàn toàn không có ích lợi khi đắm chìm trong nó. Nhưng sự hổ thẹn và ghê sợ trước tội lỗi được đặc trưng bởi sự phân biệt rõ ràng đúng sai thiện ác và ra quyết định. Hành giả cảm thấy những hành động có hại của mình là sai trái, nhưng cũng không chất chứa gom góp chúng thành những ngọn núi dằn vặt tội lỗi trong mình. Hành giả cũng không che giấu và biện hộ cho chúng để rồi từ đó làm sai lệch bản chất của chúng. Một ví dụ điển hình là người nghiện rượu khăng khăng nói rằng mình chỉ đang uống một chút để thư giãn, sau đó liên tục uống hết chén này đến chén khác, và cuối cùng người ấy uống say mèm đến nỗi nằm bất tỉnh trên sàn nhà.

Ho then va ghe so truoc toi loi

Cách duy nhất để giành chiến thắng trước những lực lượng bên trong đang ngày đêm âm thầm gặm nhấm tàn phá tâm là hiểu chúng thật rõ ràng — và quyết tâm sống phù hợp theo hiểu biết đó, đảm bảo bản thân làm những điều cần thiết để không lặp lại chúng. Chúng ta hãy nhớ rằng những phiền não (kilesa) không thuộc về bất kỳ một cá nhân nào cả — chúng chỉ giả dạng như vậy mà thôi. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận chúng một cách khách quan, không sống chết coi chúng là “tôi,” “của tôi,” hoặc “tự ngã của tôi,” mà thừa nhận rằng chúng ta dễ dàng chịu sự tác động của chúng, thì chúng ta thực sự sẽ có rất nhiều khả năng kiểm soát chúng.

Mặt khác, nếu chúng ta không thấy được bất kỳ tác hại nào trong những hành động xấu xa và những trạng thái tâm lầm lạc của mình, thì rõ ràng chúng ta sẽ không cố gắng tránh né chúng. Đúng hơn, chúng ta sẽ đắm chìm trong chúng — một cách không biết hổ thẹn. Kinh điển gọi hành vi như vậy là ahirika (vô tàm) và anottappa (vô quý), “không hổ thẹn trước tội lỗi” và “không ghê sợ trước tội lỗi.” Xin lưu ý rằng loại không biết ghê sợ trước tội lỗi này không được nhầm lẫn với sự không sợ hãi đến từ trí tuệ giải thoát, đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Với sự giải thoát (vimutti), hành giả có thể không còn nỗi sợ hãi về cái chết và về những cảm giác khó chịu. Nhưng điều này rất khác với sự không biết hổ thẹn trước tội lỗi và sự không biết ghê sợ trước tội lỗi, ahirika và anottappa. Hai điều này hiện diện bất cứ khi nào chúng ta không nhận ra bản chất ghê tởm, thậm chí đáng sợ của những vi phạm thuộc về thân và tâm. Lúc đó, trái tim và tâm thức của chúng ta thô cứng, tàn nhẫn, thiếu lòng bi mẫn và không màng tới hậu quả trong tương lai. Chúng ta không chủ động tránh né việc làm tổn thương bản thân và những người khác. Chúng ta tiếp tục mặc sức làm theo ý mình một cách bốc đồng.

Việc không thấy được nguy hại trong những tội lỗi nhỏ nhặt nhất “thiêu đốt” tâm và do đó, làm cho tâm u tối, phiền muộn. Giống như một người mặc quần áo tối màu sẽ hấp thụ nhiệt vào một ngày nắng nóng, thì một tâm bị thiêu đốt bởi ahirika và anottappa sẽ hấp thụ ác tâm. Khi sức nóng của sân hận hay kẻ thù bên trong của chúng ta tăng lên, thì chúng ta không nhận thức được sự nguy hại của nó. Chúng ta ôm giữ hiềm hận, và thậm chí hỗ trợ nó bằng cách biện minh cho chính mình hoặc đổ lỗi cho những người khác. Sau đó, cơn sân của chúng ta bốc lên ngùn ngụt. Không sớm thì muộn, nếu xu hướng này không bị phá vỡ, thì cơn thịnh nộ của chúng ta sẽ bùng phát thành một vài câu nói tàn nhẫn hoặc hành động đầy căm thù nào đó. Chúng ta sẽ gây phiền toái cho bản thân và môi trường sống xung quanh; chúng ta sẽ tạo ra sự kích động, giống như một kẻ bạo lực luôn tìm cách đe dọa, gây thương tích và thậm chí sát hại những người xung quanh anh ta hoặc cô ta. Những phẩm hạnh tốt đẹp của chúng ta dần tàn lụi; sự hổ thẹn trước tội lỗi và sự ghê sợ trước tội lỗi, những pháp lành hộ trì thế gian rồi sẽ bị hủy diệt.

Nếu chúng ta có thể học cách không hấp thu phiền não, và thay vào đó là nhìn thấy rõ mối tội phạm nguy hiểm bên trong nó, thì chúng ta sẽ có một khao khát mãnh liệt đối với việc duy trì hành vi của mình trong sự kiểm soát có chánh niệm, và chúng ta sẽ có động lực để làm lắng dịu sự hỗn loạn của tâm mình. Nếu xua tan được sự bỏng rát của những phiền não, tâm sẽ trở nên sáng ngời, thư thái và mát mẻ. Và với uy lực lan toả của giới hạnh, chúng ta sẽ bảo vệ thế gian của chính mình.

Ho then va ghe so truoc toi loi

Sayadaw U Pandita, trích Trạng thái tâm giải thoát, Pháp Minh Trịnh Đức Vinh dịch

Trong cuốn sách tội phạm học nhỏ này, thiền sư vĩ đại Sayadaw U Pandita trình bày một bức tranh toàn cảnh với những giáo lý nền tảng, những thực hành thiền bảo hộ ban đầu, sau đó là kỹ thuật thiền Vipassana.

Bạn có thể đặt sách tội phạm học tại:

Shopee: https://shope.ee/8evpZ7skJF

Fahasa: https://shorten.asia/s6BxTFm4

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Tại sao có người lại cứng đầu thế?

Tại sao có người lại cứng đầu thế?  4

 12/10/2024 3:25:52 CH

Khoa học mới đây cho rằng sự cứng đầu không phải do tính cách mà là do não bộ.

Xem chi tiết 
7 điều chỉ người tự luyến mới làm

7 điều chỉ người tự luyến mới làm  5

 12/10/2024 3:25:51 CH

Nhận ra dấu hiệu của người tự luyến là bước đầu tiên để đối phó với họ.

Xem chi tiết 
Kết hôn có làm con người trở nên

Kết hôn có làm con người trở nên "phân biệt giới tính" hơn không?  5

 12/10/2024 3:25:50 CH

Đầu tiên là tình yêu, rồi đến hôn nhân, và sau đó là... sự phân biệt giới tính?

Xem chi tiết 
7 dấu hiệu bạn đã tìm đúng người

7 dấu hiệu bạn đã tìm đúng người  6

 12/10/2024 3:25:49 CH

Làm sao để biết cảm xúc của bạn là tình yêu, hay chỉ là thứ gì khác?

Xem chi tiết 
Tại sao sự bình yên có thể là phần thú vị nhất của tình yêu

Tại sao sự bình yên có thể là phần thú vị nhất của tình yêu  7

 11/10/2024 3:24:01 CH

Sự bình yên năng động đóng vai trò quan trọng đối với hạnh phúc lứa đôi và sự thăng hoa trong tình dục.

Xem chi tiết 
3 cách nhận biết bạn xấu qua lời nói

3 cách nhận biết bạn xấu qua lời nói  7

 11/10/2024 3:24:00 CH

Ngôn ngữ có thể phản ánh nhu cầu tạo khoảng cách tâm lý.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  3013
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2819
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3520
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2944
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  3048
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...