Tất cả chúng ta đều có những ước mơ mà mình đã phớt lờ hoặc trì hoãn. Chúng nằm yên bên trong chúng ta, giống như đồng xu nơi đáy giếng. Đôi khi có những lý do chính đáng để tạm gác ước mơ sang một bên. Nhưng thông thường, mọi người gạt bỏ một cách phũ phàng một ước mơ quan trọng vì coi nó là trẻ con hoặc ngớ ngẩn, hoặc đơn giản là cứ tiếp tục trì hoãn nó. Mọi người rất dễ — đáng buồn là rất dễ dàng — khi tự bảo mình ngừng theo đuổi những điều có thể vừa khiến mình hài lòng vừa đồng thời giúp ích cho những người khác.
Sống là theo đuổi những mục tiêu. Ngoài tính tư lợi lành mạnh và lòng tốt với bản thân, việc tìm kiếm sự an toàn, thành công, thoải mái, thích thú, thể hiện sự sáng tạo, sức khỏe thể chất và tâm thần, sự kết nối, sự tôn trọng, tình yêu thương, nhu cầu được thể hiện mình, và sự phát triển tâm linh là điều hoàn toàn bình thường.
Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có theo đuổi mục tiêu của mình với sự căng thẳng và dồn ép hay không — nói một cách dễ hiểu, là với sự dính mắc — hoặc với nỗ lực bên ngoài và sự an bình nội tâm, được đền đáp bằng chính cuộc hành trình đó bất kể đích đến là gì — hay nói cách khác là với niềm khát vọng.
Điểm khác biệt giữa sự dính mắc và niềm khát vọng đã thực sự rõ ràng đối với tôi trong một lần ở Boulder, Colorado, nơi tôi đã đồng hành cùng với Bob, người bạn cũ của tôi trong suốt một tuần leo núi. Dave, hướng dẫn viên của chúng tôi, đã hỏi xem mục tiêu của chúng tôi là gì, và tôi nói rằng tôi muốn leo lên mức 5.11 (mức độ khó) vào cuối tuần; tại thời điểm đó tôi hầu như không thể leo lên mức 5.8 (mức trung bình.) Bob nhìn chằm chằm vào tôi và sau đó nói rằng điều này thật điên rồ, rằng tôi sẽ chỉ cảm thấy chán nản và thất vọng mà thôi (Bob là một người khá hiếu thắng và không thích thất bại.) Tôi đã nói không, rằng đó sẽ là một chiến thắng cho tôi theo cách nào đó: mục tiêu của tôi rất tham vọng đến nỗi nếu tôi không đạt được nó thì sẽ không có gì phải xấu hổ, và nếu tôi cố gắng hoàn thành nó, chà, lúc đó hẳn sẽ vui lắm! Vì vậy, tôi tiếp tục cố gắng không mệt mỏi, dần dần đạt được kết quả tốt hơn: 5.8, 5.9, mức độ dễ 5.10, mức độ khó 5.10. . . và sau đó vào ngày cuối cùng, tôi đã theo sau Dave mà không bị ngã ở mức độ khó 5.11. Thật tuyệt vời!
Mấu chốt của sự dính mắc là tham ái — được định nghĩa theo nghĩa rộng — chứa đựng và dẫn đến nhiều loại đau khổ (từ vi tế đến dữ dội.) Và mặc dù nó có thể là một công cụ hữu hiệu trong một thời gian — cây gậy thúc vào một con ngựa đang trong trạng thái bị kích động, để bắt ép nó tiếp tục chạy đua — về lâu dài, nó sẽ phản tác dụng, khi con ngựa đó bị ngã gục vì kiệt sức. Mặt khác, niềm khát vọng — làm việc chăm chỉ hướng tới những mục tiêu của bạn mà không bị ám ảnh với những kết quả — mang lại cảm giác thoải mái, thêm vào đó, nó giúp bạn vươn mình và phát triển mà không lo lắng về những kết quả tồi tệ. Nghịch lý thay, việc nắm giữ các mục tiêu của bạn một cách nhẹ nhàng sẽ làm tăng cơ hội đạt được chúng, trong khi trở nên dính mắc — và kèm theo đó là nỗi sợ thất bại — sẽ cản trở bạn đạt được hiệu suất cao nhất.
Nếu bạn ngồi trên trường kỷ cả đời và không bao giờ quan tâm hoặc cố gắng đạt được bất cứ điều gì quan trọng, thì bạn có thể tránh được những cạm bẫy của sự dính mắc. Nhưng nếu bạn có một công việc, mối quan hệ thân thiết, gia đình, chức vụ, đam mê nghệ thuật hoặc tiếng gọi tâm linh, thì thách thức là bạn phải vững vàng trên con đường của mình, với sự tận tụy và kỷ luật, đồng thời tập trung vào niềm khát vọng.
Bài viết trích từ hai cuốn sách tội phạm học KHAM NHẪN và TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI của Tiến sĩ tâm lý học thần kinh Rick Hanson. Nếu bạn từng yêu thích cuốn sách tội phạm học Bộ não của Phật thì đừng bỏ qua hai cuốn sách thực hành này cũng của Rick Hanson.
Cuốn sách KHAM NHẪN là sự kết hợp tài tình giữa kiến thức về tâm lý học, khoa học thần kinh, não bộ và những lời dạy của Đức Phật giúp bạn trở thành con người Kham nhẫn trong thế giới hiện đại náo nhiệt, hỗn loạn ngày nay thông qua việc phát triển 12 giá trị (đáp ứng 03 nhu cầu cơ bản: an toàn, hài lòng và kết nối theo 04 cách nhận thức điều gì là sự thật; tăng cường nguồn lực cho chính mình; điều chỉnh những suy nghĩ, cảm xúc và hành động; và gắn kết một cách khéo léo với những người khác và thế giới rộng lớn hơn xung quanh mình).
Cuốn TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI hướng dẫn bạn cách chuyển hóa tâm, bộ não và từ đó là cuộc sống của mình theo hướng tích cực hơn thông qua những thực hành đơn giản hàng ngày. Bởi vì những hoạt động thần kinh tạo nên những sự thay đổi có tính tích luỹ một cách từ từ trong cấu trúc thần kinh, nên rất nhiều những thứ nhỏ nhoi có thể mài mòn hạnh phúc của bạn — và rất nhiều những điều nhỏ bé có thể khiến cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn.
Link đặt trọn bộ sách Thực hành Bộ não của Phật trên Tiki: https://tiki.vn/combo-kham-nhan-amp-tich-tieu-thanh-dai-p174398007.html?spid=174398008&fbclid=IwAR2UrBXig78pSAcUTjNr-LetbbKBlP9MSfRaMeNGw1YFqGsk9ogDcTDvJXY
Theo tamlyhoctoipham.com