Ở bức thư số 105 trong tác phẩm "Những bức thư đạo đức", triết gia Khắc Kỷ nổi tiếng Lucius Annaeus Seneca phân định những yếu tố khiến con người có những ý định không tốt với nhau. Ông cho rằng 5 yếu tố “tham vọng”, “đố kỵ”, “thù ghét”, “sợ hãi”, và “coi thường” là nguyên nhân khiến cho những điều xấu xí xảy ra giữa người với người.
Bức thư số 105
Bạn thân mến!
Cho phép tôi chia sẻ những thứ tôi nghĩ bạn cần phải để tâm nếu thực sự muốn hướng đến một cuộc sống thanh bình. Nhưng hãy nhớ cân nhắc những lời này như lời khuyên tôi sẽ đưa ra cho bạn để có thể sống khỏe mạnh ở Ardea (Vùng nổi tiếng thời đó vì căn bệnh sốt rét rất dễ lây nhiễm. Ở đây ý Seneca là ngay cả những lời khuyên này dù rất hữu ích cũng không thể chắc chắn 100% sẽ tạo cho Lucilius một cuộc sống thanh bình yên ổn). Hãy nghĩ đến những thứ sẽ khiến một người muốn làm hại đồng loại của mình. Bạn sẽ thấy chúng là: tham vọng, ganh tị, căm thù, sợ hãi, và khinh rẻ.
Thứ nhỏ nhặt nhất trong số đó là sự khinh rẻ, đến nỗi nhiều người còn dùng nó như một phương thuốc. Bị khinh rẻ thì cũng đau lòng thật đấy, nhưng sự đau lòng đó sẽ chóng qua. Đó là một thứ xảy ra theo tình huống và ta thường không phải lo về hậu quả lâu dài. Ngay cả trong chiến tranh người ta cũng không nỡ giết những kẻ đã nằm giả vờ chết một cách hèn nhát mà chỉ chiến đấu với những người còn đứng vững mà thôi.
Với tham vọng từ những kẻ quỷ quyệt, bạn có thể tránh chúng bằng cách đừng sở hữu thứ gì có thể dấy lên sự thèm muốn của họ, cũng như cả những thứ nổi bật có thể thu hút sự chú ý. Người ta thường khao khát ngay cả những thứ rất nhỏ nhặt nếu chúng bắt mắt họ và hiếm có. Sự ganh tị bạn sẽ tránh được nếu bạn không đặt mình vào những chỗ được đám đông chú ý đến, nếu bạn không khoe khoang về tài sản của mình, và nếu bạn học được cách tìm vui trong sự thanh tĩnh của nhân tâm. Sự căm thù có thể đến, hoặc từ việc bạn làm thứ gì đó khiến người khác phải phản kháng, vậy nên bạn có thể tránh nó bằng cách đừng khích động ai, hoặc ngay cả nếu bạn không khích động họ, trường hợp này một cách ứng xử khéo léo với người đời sẽ có thể bảo vệ bạn. Và hãy lưu tâm điểm này: rất nhiều người đã phải đối mặt với nó; thực tế, nhiều người phải đối mặt với sự căm thù dù cả đời họ chẳng bao giờ có lấy một kẻ thù.
Để tránh việc khiến người khác sợ hãi, điều bạn cần là cư xử chừng mực trong mọi hoàn cảnh và có một thái độ dĩ hòa vi quý. Hãy để người đời biết rằng bạn là người họ có thể phản đối mà không sợ nguy hại (từ bạn) khi làm việc đó. Và cũng hãy đảm bảo rằng họ có thể làm hòa với bạn một cách dễ dàng. Việc khiến kẻ khác sợ hãi thì ở đâu cũng sẽ rắc rối, cả ở nhà cũng như ngoài xã hội, với nô lệ của bạn hay với người ngoài. Phải nhớ rằng bất cứ ai cũng có đủ sức mạnh để làm hại bạn. Bên cạnh đó, thực ra những người reo sợ hãi cho người khác thì chính họ cũng có những nỗi sợ trong lòng: không ai từng reo rắc sợ hãi cho kẻ khác mà có thể sống một cuộc đời thanh bình không lắng lo.
Vậy vẫn còn lại sự khinh rẻ; nhưng với khinh rẻ thì ai cũng có đủ sức mạnh để giữ nó trong vòng kiểm soát bằng cách chấp nhận nó, cho nó là thứ mà anh ta chủ động gánh lấy, chứ không phải là đáng nhận lấy. Những công việc lương thiện mà một người theo đuổi sẽ có thể giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của nó, cũng như những mối quan hệ với những người có ảnh hưởng đến giới cầm quyền (đoạn này mình đoán ý chỉ những mối quan hệ ấy sẽ khiến kẻ khinh rẻ bạn không cố gắng làm hại bạn, và chỉ giữ ở mức khinh rẻ mà thôi). Những mối quan hệ như thế sẽ có lợi cho bạn, nhưng cũng chỉ nên giữ nó ở mức vừa phải, đừng gắn quá sâu vào; nếu không thì giải pháp ấy thậm chí còn tệ hơn cả chính vấn đề ban đầu.
Về tổng quát, có thể nói thứ hữu dụng nhất là cố duy sự trình thanh tĩnh, nói ít thôi với người khác, để dành thời gian nói nhiều hơn với chính mình. Vì những cuộc chuyện trò thực ra có một sắc quyến rũ mang tính cám dỗ tinh vi; cũng giống như việc uống rượu bia hay tình dục, chúng khơi gợi những bí mật của ta.
Vì những cuộc chuyện trò thực ra có một sắc quyến rũ mang tính cám dỗ tinh vi; cũng giống như việc uống rượu bia hay tình dục, chúng khơi gợi những bí mật của ta.
Không ai có thể giấu giếm hoàn toàn những gì anh ta nghe được, hay thậm chí chỉ nói chính xác những tin tức tội phạm ấy, hay kể lại những câu chuyện gay cấn mà có thể vẫn giấu đi nguồn tin. Mỗi người đều sẽ có một ai đó mà anh ta tin tưởng để truyền đạt mọi thứ anh ta được nghe. Ngay cả nếu anh ta có cố gắng kiềm chế tính ba hoa đến đâu đi chăng nữa, và hài lòng với chỉ một đôi tai lắng nghe mình, anh ta cũng sẽ (gián tiếp) tạo ra một cơ số người khác, để rồi một thứ mới đây còn là bí mật trở thành đề tài của những cuộc bàn tán xôn xao.
Thực ra sự an toàn nằm phần lớn trong việc không làm gì sai trái. Những người thiếu khả năng tự kiểm soát thì cuộc đời thường rối tung và xáo trộn. Những nỗi sợ họ phải chịu thì luôn tương xứng với những hành động sai trái của họ; và họ chẳng bao giờ được thảnh thơi. Sau khi thực hiện chúng, họ thường bồn chồn lo lắng, và không có được bình yên mà tiếp tục việc gì. Lương tâm họ không cho phép họ tập trung vào bất cứ thứ gì khác và luôn bắt họ phải đối mặt với chính mình trong những việc sai trái ấy. Bất cứ ai chờ đợi sự trừng phạt, thì rồi sẽ đều nhận được nó, và ai xứng đáng phải nhận nó thì đều sẽ chờ đợi nó. Những người xấu xa độc ác nhiều khi vẫn an toàn tránh tội trạng, nhưng sự thanh thản lương tâm thì không bao giờ. Người nào nghĩ mình có tội thì luôn tin rằng rồi mình sẽ bị phát hiện, ngay cả nếu điều đó không thực sự xảy đến. Đến giấc ngủ của anh ta cũng không yên. Bất cứ khi nào anh ta nói về tội lỗi của ai khác, anh ta sẽ nghĩ về tội lỗi của chính mình, cho rằng nó chưa được che đậy hoàn hảo. Những kẻ tội phạm đôi khi có thể được che đậy thành công, nhưng chúng không bao giờ có thể hoàn toàn tin tưởng những che đậy đó.
Tạm biệt!
Xem sách tội phạm học tại Shopee
Theo tamlyhoctoipham.com