Mối quan hệ và khả năng kết nối của chúng ta với những người khác là rất quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Đôi khi, chúng ta có thể nhận ra có thêm một mối quan hệ sẽ làm mình hạnh phúc hơn. Nhưng với những người dễ bị tổn thương tâm lý, việc giao lưu và kết bạn không phải là một điều dễ dàng.
1. Dễ bị tổn thương tâm lý là gì?
Tính dễ bị tổn thương là sự không ổn định, nhạy cảm, dễ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực về mặt cảm xúc. Đó là khi bạn thử một điều gì đó mới, rời khỏi vùng an toàn của mình hoặc đặt mình vào tình huống có thể mất kiểm soát. Nó giống như cảm xúc dâng trào bất thường mà bạn có được khi lần đầu tiên làm một việc gì đó. Nhưng nếu kết quả không đạt như mong muốn, bạn sẽ có cảm giác bị tổn thương, dễ mất phương hướng và khó để làm lại.
Xét về mặt truyền thống, chúng ta đã từng coi tính dễ bị tổn thương là điểm yếu. Vì vậy, khi nghĩ lại khoảng thời gian bạn cảm thấy bị tổn thương hoặc bị công khai, bạn thường sẽ rùng mình, cảm thấy xấu hổ và cô đơn. Tuy nhiên, khi bạn nghĩ kỹ hơn về nó, đó là những lúc bạn dám đặt mình ra ngoài cảm xúc.
Có lẽ ý tưởng đặt mình ra ngoài tình cảm không có nhiều sức hấp dẫn đối với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết tính dễ bị tổn thương cũng là gốc rễ của mọi thứ bản thân đang khao khát. Đó là nơi tình yêu, sự sở hữu, niềm vui, lòng dũng cảm, sự đồng cảm và sự sáng tạo diễn ra. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy dễ bị tổn thương, hãy nhớ rằng đây là một phần tự nhiên của việc phát triển và mở rộng.
2. Tại sao những tổn thương tâm lý cần được quan tâm?
Xét về mặt tâm lý học, tính dễ bị tổn thương là một thước đo quan trọng của lòng dũng cảm và nó cho phép mọi người được nhìn thấy và hiểu bởi những người quan trọng trong cuộc sống của họ. Dễ bị tổn thương cũng là một cách quan trọng để nuôi dưỡng tính chân thực, sự chiếm hữu và tình yêu. Bên cạnh đó, khi bạn có thể chấp nhận sự tổn thương, bạn nhận thấy rằng bạn được hưởng những lợi ích quan trọng về mặt tinh thần như:
2.1 Sức mạnh lớn hơn
Đặt bản thân vào những tình huống mà bạn cảm thấy dễ bị tổn thương có thể là một cách để bạn có được sự tự tin và niềm tin vào khả năng xử lý các tình huống khó khăn. Điều này giúp bạn kiên cường hơn khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
2.2 Mối quan hệ bền chặt hơn
Dễ bị tổn thương cũng là một cách để nuôi dưỡng sự thân mật. Nó có thể làm sâu sắc thêm lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và kết nối của bạn với những người khác trong cuộc sống của bạn.
2.3 Cải thiện khả năng chấp nhận bản thân
Dễ bị tổn thương cho phép bạn chấp nhận và chào đón những khía cạnh khác nhau của bản thân. Điều này có thể thúc đẩy sự tự tin và tính trung thực tuyệt vời.
Vậy tại sao mọi người thường sợ bị tổn thương nếu đó là một điều tốt? Tính dễ bị tổn thương có liên quan đến một số trạng thái cảm xúc đầy thách thức khác. Ví dụ, nó thường đóng một vai trò trong những cảm xúc khó khăn như thất vọng, xấu hổ, sợ hãi và đau buồn. Nỗi sợ bị tổn thương cũng thường liên quan đến nỗi sợ bị từ chối hoặc bị bỏ rơi.
3. Bạn nên làm gì khi dễ bị tổn thương?
Bạn sẽ khó có thể tìm ra được giải pháp nào nếu bạn không đối mặt với những vấn đề có nguy cơ gây tổn thương tâm lý cho chính mình. Vì vậy, việc xác định và đối mặt với những điều này là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, bạn hãy học cách chấp nhận những cơ hội mới mặc dù có thể bị từ chối, nói về những sai lầm bạn đã mắc phải, chia sẻ những tâm sự cá nhân mà bạn thường giữ ở chế độ riêng tư, chủ động cảm nhận thấy những cảm xúc khó khăn như xấu hổ, đau buồn hoặc sợ hãi, kết nối lại với người mà bạn đã từng yêu, thành thật về những gì bạn cần trong một mối quan hệ, bao gồm cả ranh giới và kỳ vọng của bạn. Bạn đã từng bị tổn thương trước đây như thế nào hãy tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương lần nữa bằng cách không lặp lại con đường của quá khứ.
Sau khi nhận diện được sự tổn thương tâm lý của bản thân, tùy thuộc vào mức độ và hoàn cảnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu từ bác sĩ. Tuy nhiên, có một điểm cực kỳ quan trọng bạn cần chú ý là việc học cách yêu thương bản thân. Yêu thương bản thân là một trong những bài học khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt. Mọi người đều có những sai sót, không hoàn hảo, những câu chuyện đáng xấu hổ và những sai lầm trong quá khứ mà họ ước mình có thể quên đi. Tuy nhiên đó không phải là những gì bạn nhớ về họ. Bạn nhớ về chiến thắng và khoảnh khắc tỏa sáng của họ. Vậy tại sao bạn lại luôn nhìn vào những góc khuất của bản thân để làm mình tự ti hơn trong cuộc sống.
Một cách để cải thiện khả năng chấp nhận bản thân hoàn toàn là đối xử với bản thân theo cách mà bạn đối xử với bạn bè hoặc người thân. Hãy thể hiện sự đồng cảm và lòng trắc ẩn mà bạn sẽ thể hiện với những người khác trong cùng hoàn cảnh. Khi bạn thực sự học cách chấp nhận và yêu thương bản thân, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để vượt qua tổn thương tâm lý, suy nghĩ lạc quan hơn. Nếu ý thức về giá trị bản thân của bạn mạnh mẽ, bạn sẽ không cần người khác chấp nhận hay ủng hộ nó nữa.
Tuy nhiên, đôi khi việc tự chữa lành bản thân không hề dễ dàng. Nhiều người có thể tìm kiếm lời khuyên của một chuyên gia sức khỏe tâm lý được tin tưởng.
Nguồn: https://www.vinmec.com/
Theo tamlyhoctoipham.com