Thế giới rộng lớn luôn là một mớ hỗn độn. Nhưng xung quanh công việc, ta thỉnh thoảng có một vài kiểu trải nghiệm khác nhau cơ bản: chúng ta lên đến đỉnh điểm, đến nút thắt của vấn đề và cuối cùng cũng giải quyết được nó. Chúng ta có thể mang lại trật tự cho đống hỗn loạn này theo cách mà chúng ta hiếm khi có thể làm ở những khía cạnh khác trong đời.
Những vị sư thầy đạo Phật của Nhật Bản thời trung cổ đã có hiểu biết trực giác về lợi ích của lao động. Họ khuyên rằng, để đạt được sự thảnh thơi trong tâm hồn, mỗi thầy tu trong nhà chùa thường bỏ lại đằng sau những giờ học để xếp những viên sỏi dọc trên đường vào chùa và hàng rào quanh vườn khu Kyoto. Trong vòng ranh giới sân sau của khu chùa, các thầy tu có thể mang lại sự gắn kết và vẻ đẹp toàn phần để hưởng thụ.
Điều này không hề dễ dàng chút nào. Họ thường tạo hình thành những vòng xoáy tròn. Những đường bao quanh thường khá hẹp, nên họ có thể vô tình dẫm chân lên chúng khi chúng đã được xếp xong. Và họ phải cố gắng giữ cho vòng biên luôn ở đúng góc. Thỉnh thoảng họ phát điên lên khi vào mùa thu lá rơi khắp mọi nơi. Nhưng cuối cùng tất cả mọi thứ đều hoàn hảo. Qua thời gian, chỉ với sự chỉnh sửa chút ít và một bàn tay lão luyện, họ có thể làm được mọi thứ như mong muốn.
Các vấn đề tồn tại, nhưng khi chúng được tập hợp lại, ta có thể giải quyết chúng. Xếp những vòng biên cũng giống như cách chúng ta chơi trò ghép tranh xếp hình. Lúc đầu, ta không biết nên bắt đầu từ đâu, các mảnh ghép rối tung trên sàn nhà, một vài miếng còn nằm sau ghế sofa. Nhưng trong sâu thẳm ta hiểu rằng cần có thời gian và lòng kiên nhẫn. Mỗi mảnh ghép rồi cũng sẽ trở về đúng vị trí vốn có của nó. Đây là một việc đòi hỏi sự khéo léo nhưng dễ bị tác động và kiểm soát một cách chắc chắn, đơn giản, không giống như những thứ ta phải cam kết khác.
Chẳng có gì sai khi yêu sự hoàn hảo, nhưng điều này thường mang lại cho ta nhiều nỗi đau. Để đạt được điều tốt nhất, ta cần một đống sỏi để xếp, một đường viền bao quanh để ta có thể xếp thật gọn ghẽ và qua đó ta có thể đáp ứng hết nhu cầu nội tại mạnh mẽ bên trong để điều khiển và kiểm soát, thường bị ngăn cản trong thế giới rộng lớn choán bởi đống hỗn độn cứng đầu, thứ mà mãi luôn bất chấp mong muốn sửa chữa nó của chúng ta.
Ta sống trong cuộc đời song hành với sự thờ ơ đến kinh sợ: ta chẳng biết gì về việc khi nào thì ta chết và chết như thế nào, ý nghĩ về kẻ khác vẫn còn ẩn giấu trong mỗi chúng ta, ta thường không hiểu nổi tâm trạng của chính mình hay bị điều khiển bởi sự phấn khích và sợ hãi vô lý. Khía cạnh này của nhân thế đã được khám phá ra từ thế kỷ thứ tám bởi một vị tướng người Saxon, theo ghi nhận của sử gia đầu tiên người Anh, một vị thầy tu tên Bede.
Dường như đối với tôi, cuộc đời này như chuyến bay của một chú chim nhỏ qua hành lang chập chờn ánh lửa trong một tối mùa đông khi các chiến binh đang tiệc tùng, hay ngoài khu rừng bão đang nổi lên, con chim bay vụt qua căn phòng sáng rực rỡ để rồi biến mất trong bóng đêm lạnh lẽo. Cuộc sống ta cũng vậy: khoảnh khắc bừng sáng chìm sâu trong khoảng hư vô rộng lớn.
Lao động là một khía cạnh mà trải qua một khoảng thời gian dài, ta có thể xây dựng nên nền tảng hiểu biết rộng lớn và đúng đắn. Chúng ta có lẽ sẽ ngạc nhiên với tính chính xác đến bất ngờ: một người làm rượu có thể nhận ra được hương vị thoáng qua của caramel đến từ những quả nho thừa lại lâu ngày trong xe tải sau khi được thu hoạch; một người phục chế tranh sẽ chỉ ra bức vẽ đã được chỉnh lại, có lẽ là ở Pháp những năm 1850; một huấn luyện viên khiêu vũ só thể chỉ ra từ cách bạn bước đi rằng khi ngủ bạn quay về phía nào.
Đối với một chuyên gia, một vài khía cạnh nhỏ (nhưng không hề bị lu mờ) chẳng có gì là bí ẩn, họ hiểu rằng tại sao nồi hơi bị dò, hay việc nhận diện giọng nói có tác dụng như thế nào, hay một tập đoàn trông có vẻ làm ra nhiều lợi nhuận nhưng có thể đứng bên bờ phá sản ra sao.
Bộ não ta thèm khát sự trật tự. Chúng muốn hiểu được tại sao ta muốn sống trong một thế giới hoàn toàn có thể nhận thức lĩnh hội được. Nhưng niềm khao khát vốn có ấy lại luôn bị ngăn cản. Việc chúng ta ám ảnh với công việc không phải lúc nào nghe cũng rùng mình. Nhưng nó chính là viễn cảnh siêu hình trong sự tồn tại của loài người. Theo nghĩa hẹp hơn, qua lao động, chúng ta dọn dẹp và nuôi trồng một phần nhỏ của khu rừng hoang dã xung quanh và biến nó thành một khu vườn yên bình.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo The Book of Life
Theo tamlyhoctoipham.com