Tội Phạm Bài viết

Lịch sử và nguồn gốc của dê tế thần

 11/04/2022 8:31:24 CH |  Admin |   829 lượt xem

(toipham.net) - Dê tế thần trong gia đình là người thay thế cho sự rối loạn chức năng và gánh vác gánh nặng của cả gia đình ấy. Họ đóng vai trò dịch chuyển sự căng thẳng của gia đình sang một hướng khác...

Từ “dê tế thần” xuất hiện lần đầu tiên trong Thánh Kinh Cựu Ước và liên quan đến nghi thức hiến tế dê con để trả giá cho tội lỗi người Do Thái. Loài người đã trải qua hàng ngàn thế hệ và khi một cuộc khủng hoảng xảy ra trong một cộng đồng (cả gia đình cũng như vậy), vấn đề xuất hiện. 

Khi Israel cổ đại bị tiêu diệt bởi La Mã, rất nhiều người Do Thái đã di dân đến Tây Ban Nha – nơi họ coi là tận cùng của Trái Đất. Lịch sử di dân của người Do Thái đã rất lâu đời và nguyên nhân gốc rễ khiến họ phải di dân là vì những cuộc đàn áp người Do Thái. Điều này liên tục được lặp đi lặp lại từ thời Cổ đại đến thời Trung đại. Sự đàn áp người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến II cũng là một cơ chế dê tế thần.

Những cuộc săn phù thủy vào cuối thời Trung cổ cũng là một cơ chế dê tế thần. Thời điểm ấy, bệnh dịch nghiêm trọng hoành hành, đất đai thì hoang tàn. Trong tình trạng này, về mặt tâm lý, cần có một đối tượng để quy trách nhiệm. Và đó là phụ nữ.

TỪ HÌNH ẢNH “DÊ TẾ THẦN” ĐẾN “NGƯỜI GÁNH VÁC TRONG GIA ĐÌNH”

Cơ chế dê tế thần ra đời cùng với sự bắt đầu của nhân loại và tồn tại ngay cả trong hệ thống xã hội nhỏ nhất của loài người - gia đình.

Dê tế thần trong gia đình là người thay thế cho sự rối loạn chức năng và gánh vác gánh nặng của cả gia đình ấy. Họ đóng vai trò dịch chuyển sự căng thẳng của gia đình sang một hướng khác, và từ đó, tạo nên nền tảng gắn kết vững chắc cho gia đình. Do đó, dê tế thần trong gia đình là khuôn mẫu hành vi để duy trì sự thăng bằng nội tại. Trong mắt các thành viên trong gia đình, người đóng vai trò dê tế thần không được xem là một người đáng biết ơn. Ngược lại, họ còn có thể bị xem là một đống rắc rối, một kẻ đáng thương, và thậm chí là một sự tồn tại đáng xấu hổ. 

Một người phụ nữ ngoài ba mươi tuổi có tình cảnh như thế này. Mẹ cô sau khi chia tay với bạn trai do khác biệt về tính cách thì biết tin mình mang thai và rồi trở thành bà mẹ đơn thân. Người mẹ vì muốn con gái có một gia đình, một người bố nên đã kết hôn với một người đàn ông đã từng ly hôn. Đương nhiên, người mẹ không có tình cảm gì với người đàn ông này. Vì vậy, từ khi cô còn nhỏ, mẹ cô đã hay than thở thế này. “Vì mày mà mẹ mới không thể ly hôn với ba mày. Nếu mà không sinh mày, đời mẹ đã khác và đã không phải sống chung với một con người như thế kia. Vì mày mà mẹ không thể ly hôn, không thể rời khỏi bố mày. Ôi cái số tôi.” Mỗi khi nghe những lời này, cô cảm thấy vô cùng có lỗi và hổ thẹn. Cô cũng cảm thấy không hề dễ chịu với sự thật rằng sự tồn tại của bản thân đã cản trở cuộc đời của mẹ. 

Trong hầu hết các gia đình, con cái thường đóng vai trò dê tế thần của gia đình. Những người đóng vai trò này thường là một người tương đối yếu thế và có chức năng kém trong gia đình.

Cho dù có bao nhiêu bằng tiến sĩ, là thẩm phán, công tố, hay là một chính trị gia nổi tiếng, ta vẫn là con trai, con gái của một ai đó. Ngoài xã hội, ta có thể là một người rất được kính trọng, nể phục, nhưng khi trở về gia đình, ta chỉ là một người con trai, một người con gái. Ở trong gia đình, ta có những vai trò khác. Khi lương tâm của gia đình có vấn đề, để bảo vệ và duy trì lương tâm ấy, những người làm trái ý muốn của gia đình có thể bị trừng phạt tàn nhẫn. Vậy nên, ngay cả khi đó là điều bất công và vô lý, sau cùng họ vẫn khó thoát khỏi vai trò mà gia đình yêu cầu. Và tự thoát khỏi những vai trò ấy chỉ với sức mình không dễ dàng. 

(Trích từ “Tâm lý học mối quan hệ” – Choi Kwanghyun)

Thông qua lịch sử tội phạm hình thành “Dê tế thần” từ lâu đời và những nghiên cứu khoa học của Rene Girard – Nhà nhân văn học người Pháp, Giáo sư Choi Kwang Hyun đã tiếp tục đào sâu và tìm hiểu hình thái này này trong cuốn sách tội phạm học mới nhất mang tên “Tâm lý học mối quan hệ”. Tại đây, ông trình bày những cơ chế hình thành nên “Dê tế thần” và phân loại chúng dưới những lớp mặt nạ như: Đứa trẻ hoàn hảo, bố mẹ của bố mẹ, chú hề, người tử vì đạo, kẻ thất bại, và quan trọng nhất là Đứa trẻ cá biệt – một trong những lớp mặt nạ điển hình nhất.

Gia đình chính là hình ảnh phản chiếu tương lai của một người trưởng thành, để thoát ra khỏi khuôn mẫu của những tổn thương, chúng ta buộc phải nhìn nhận, tiếp thu và điều chỉnh cách thức suy nghĩ, hành động.

Bài viết có sự tham khảo nguồn từ cuốn sách tội phạm học “Tâm lý học mối quan hệ” của tác giả Choi Kwanghyun. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sách tại:

Tiki: https://tinyurl.com/tamlyhocmoiquanhe-tiki


Lich su va nguon goc cua de te than

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  1

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  3

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  3

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  3

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  4

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 
Vì sao con người mê tín

Vì sao con người mê tín  7

 24/04/2024 11:25:24 SA

Các nhà khoa học cho hay mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, nhất là những người hay lo lắng, và hiện tượng này thậm chí còn tồn tại cả trong giới động vật.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2643
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2537
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3203
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2633
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2616
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...