1. Phản ứng thái quá gây ra cảm xúc tiêu cực
Khi trẻ cố ý hoặc vô thức làm bạn tổn thương hoặc khiến bạn bực mình, bạn sẽ rất khó giữ bình tĩnh và nghĩ ngay tới hình phạt để buộc trẻ chấm dứt hành động đó. Nhưng cảm cảm xúc tiêu cực cùng hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả bạn và trẻ, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho chúng.
2. Sử dụng hình phạt là hành vi lười biếng
Trừng phạt trẻ là một hình thức giao tiếp dễ dàng nhất mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể làm được. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, giải thích, thương lượng với trẻ. Bạn cũng sẽ không phải nỗ lực tìm ra một phương pháp dạy con hiệu quả nhất. Vì thế đây chắc chắn không phải là cách nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh.
3. Không xây dựng tính kỷ luật, tự giác ở trẻ
Mục đích của việc nuôi dạy con chính là khi trưởng thành trẻ có thể đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những hiểu biết của mình.
Nếu bạn thường xuyên trừng phạt con cái và không giải thích cho chúng biết về hậu quả hành vi của chúng, chúng sẽ không thể phân tích và hiểu được điều gì đúng, điều gì sai trong tương lai, mà chỉ biết rằng có những điều là xấu hoặc bố mẹ chúng không thích những điều này. Những đứa trẻ này cũng không có tính kỷ luật tự giác hay đồng cảm vì không ai dạy cho chúng điều đó.
Trẻ không thể học hỏi và tiếp thu khi chúng cảm thấy sợ hãi, thiếu tôn trọng hoặc đang muốn nổi loạn. Và đó chính là cảm giác của chúng khi bị cha mẹ phạt. Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang dạy con cách cư xử đúng đắn với những hình phạt thì thực tế bạn đang gửi một thông điệp đơn giản tới trẻ – "Con đã làm sai và đây là hậu quả con phải chịu".Hình phạt không thể thay đổi hành vi của trẻ
Thông điệp này đặt trẻ vào một cảm xúc không thoải mái và chúng sẽ không biết cách tự tìm ra hành vi đúng. Do đó, cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm của trẻ sẽ bùng phát lên sau đó khi gặp tình huống tương tự.
4. Khiến trẻ mất đi lòng tự trọng
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ phản ứng với hình phạt theo cách sau: Bố mẹ không yêu mình và mình đã làm điều sai trái. Ngay cả khi bạn không có ý định làm cho trẻ cảm thấy như vậy, nhưng hình phạt thì vẫn thể hiện điều đó. Điều này chắc chắn gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ, khiến chúng gặp phải những vấn đề tâm lý trong tương lai.
5. Gây nỗi sợ hãi cho trẻ
Trước khi trừng phạt con, bạn hãy tự hỏi mình một câu hỏi đơn giản rằng liệu bạn có muốn chúng sợ bạn không? Chắc chắn là Không. Vấn đề là hình phạt sẽ luôn tạo ra mối quan hệ không tốt và nó gắn liền với sự sợ hãi. Trong mối quan hệ này, trẻ sẽ trở nên lo lắng và sợ hãi mỗi khi làm điều gì đó mà bố mẹ không hài lòng.
6. Phá hỏng mối quan hệ cha – con, mẹ – con
Hình phạt không nên xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử. Sử dụng hình phạt sẽ tạo ra một ranh giới vô tận giữa cha mẹ và con cái. Sự hiểu lầm tiềm ẩn này khiến cả hai không hài lòng với vai trò của mình.
Do đó, hình phạt sẽ khiến vai trò và sức mạnh của cha mẹ với con cái giảm sút. Khi lớn lên, chúng sẽ không tìm đến bạn khi cần những lời khuyên hay sự giúp đỡ.
7. Gây ra những hành vi tiêu cực hơn
Đôi khi sự trừng phạt không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi và nó có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai lầm. Khi trẻ làm điều gì đó xấu và bị trừng phạt, cha mẹ chắc chắn sẽ muốn chúng hối lỗi và thay đổi hành vi. Nhưng bất chấp hi vọng của bạn, chúng càng cảm thấy bực bội, thậm chí cư xử tệ hơn trước.
Lý do khá đơn giản là bởi vì kiểu nuôi dạy con độc tài với những hình phạt thường xuyên chỉ khiến trẻ muốn làm tổn thương bạn và suy nghĩ kinh khủng hơn, tìm cách né tránh để không bị phạt lần sau.
8. Trẻ dùng sức mạnh để trừng phạt kẻ yếu hơn mình
Trong mắt trẻ, cha mẹ là nguồn sức mạnh và quyền lực lớn nhất. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình để thực thi các hình phạt với trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng điều đó hoàn toàn ổn và đây là cách mà thế giới vận hành. Nó mang lại một công thức hoàn hảo để trẻ bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Chúng sẽ sử dụng sức mạnh và sự trừng phạt để đạt được bất cứ thứ gì chúng muốn.
Theo Phương Lam – VnExpress (Theo Brightside)
Ảnh: Brightside.
Tìm đọc bộ sách tội phạm học Kỷ Luật Tích Cực + Kỷ Luật Tích Cực Trong Lớp Học
https://shope.ee/LJBulSc0W
Theo tamlyhoctoipham.com