Tội Phạm Bài viết

Một bài kiểm tra mới chỉ ra 7 cách mà tính cách của bạn có thể gây ra những rắc rối hằng ngày

 25/09/2021 11:48:41 SA |  Admin |   523 lượt xem

(toipham.net) - Điều gì dẫn dắt con người đến chỗ tự làm hại chính mình?

Những điểm chính

  • Các nhà tâm lý từ lâu đã xem những hành vi tự làm hại bản thân là nguyên nhân gây ra những xu hướng loạn thần kinh.
  • Một bài kiểm tra 7-thang đo mới có thể giúp bạn nhận diện được các khuôn mẫu tính cách có thể gây trở ngại cho thành công và hạnh phúc của bạn.
  • Sau khi tự chấm điểm cho mình theo các mục từ bài kiểm tra này, bạn có thể hiểu rõ hơn về những việc mình cần làm để khắc phục những khuynh hướng tự làm hại bản thân ấy.

Có khi nào bạn phát hiện thấy bạn khiến cho bản thân rơi vào tâm trạng tiêu cực chưa? Bạn phấn đấu vì một số mục tiêu, để rồi cuối cùng nhận ra bạn tự ngăn chặn khả năng của bản thân để đạt được mục tiêu đó? Những vấn đề như hành vi tự làm hại bản thân chỉ là một trong một số nhiều cách phản ứng điển hình đối với các tình huống có thể cản trở thành công của bạn, cho dù là trong các mối quan hệ hay công việc.

Mot bai kiem tra moi chi ra 7 cach ma tinh cach cua ban co the gay ra nhung rac roi hang ngay

Andreshkova Nastya/Shutterstock

Điều gì dẫn dắt con người đến chỗ tự làm hại chính mình?

Được viết vào đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học gốc Đức Karen Horney đã có nhận định khôn ngoan rằng con người có thể vô tình gây ra khổ đau cho mình trong cuộc sống do tính cách của họ. Quả thật, “nhân cách loạn thần kinh của thời đại chúng ta,” theo quan sát của bà, là một người có hành vi tự làm hại cho bản thân, xảy ra do một dạng của hội chứng kẻ mạo danh, niềm tin rằng bạn không tốt như những gì bạn muốn người khác nghĩ về bạn. Thành ra, bạn cản trở con đường thành công của chính mình để xác nhận ấn tượng tiêu cực đó về bản thân.

Có lẽ bạn tin rằng mình chưa đủ xứng đáng để nhận được tình cảm và sự quan tâm của người yêu. Thay vì tận hưởng tình yêu và sự quan tâm của người ấy, bạn liên tục ném những chướng ngại vật vào mối quan hệ của mình, ví dụ như đến trễ, khơi mào những cuộc tranh cãi lố bịch, hoặc làm những chuyện mà bạn biết là sẽ khiến đối phương bực bội. Qua những hành vi đó, bạn dựng nên bức tường giữa bạn và người yêu, bạn rơi vào cạm bẫy của lời tiên tri tự ứng nghiệm mà nó chỉ càng củng cố thêm cho cảm giác vô giá trị của bạn.

Mặc dù nghiên cứu của Horney vì lý do này khác mà đã dần rơi vào quên lãng, song những nhận định của bà phù hợp với nghiên cứu gần đây về những rắc rối mà tính cách của con người có thể gây ra trong việc thích nghi với cuộc sống. Theo Michael Boudreaux và các đồng nghiệp của Hệ thống Đánh giá Hogan dựa trên Tulsa (2021), “các vấn đề về tính cách” là “những biểu hiện tự làm hại bản thân, thường lặp đi lặp lại, của nhân cách bình thường, phản ánh những thói quen, những kiểu ứng phó, những niềm tin và những cách quan hệ với người khác mang tính kém thích nghi.” Các vấn đề bắt nguồn từ trong tính cách của bạn có thể “đem lại phiền não, sa sút thành tích học tập hoặc năng suất làm việc, và gây tổn hại đến các mối quan hệ xã hội” (trang 526).

Theo lưu ý của Boudreaux et al., dù rằng các vấn đề về tính cách là lý do phổ biến nhất khiến con người tìm đến điều trị sức khỏe tâm thần, song lại chưa có những công cụ được thiết lập vững chắc có thể mang đến một   thước đo cho những phẩm chất kém thích nghi này. Mục đích của nghiên cứu của Boudreaux và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp của ông là để tìm ra một thang đo như vậy.

Thang đo 7 phạm vi về các vấn đề thuộc tính cách

Sử dụng hai mẫu sinh viên đại học riêng biệt (tương ứng với 1197 và 598 người tham gia), nhóm nghiên cứu đã tạo ra và sau đó xác thực cái mà họ gọi là Thang đánh giá các vấn đề Liên nhân cách (IPRS). Ban đầu bắt đầu với một tập hợp những câu tuyên bố theo đúng nguyên văn của một mẫu nghiên cứu gồm những thanh niên trẻ tuổi, Boudreaux và các đồng nghiệp của ông tiếp tục tạo ra một tập hợp các cụm từ ngắn có thể nắm bắt được những ý kiến đó. Ví dụ, một tuyên bố theo đúng nguyên văn bắt đầu với một nhận định của người tham gia rằng “Tôi thường xuyên lo lắng rằng tôi không sống đúng với tiềm năng của mình—Tôi đặt ra những mục tiêu cao đến mức nực cười và cảm thấy kinh khủng khi tôi không thể đạt được chúng…” Các tác giả đã sử dụng tuyên bố này làm cơ sở cho những mục dự thảo dưới dạng những tuyên bố tự-đánh giá chẳng hạn như “có những kỳ vọng không thực tế về bản thân tôi” (trang 528-529).

Sau đó, một loạt các phân tích đưa ra 7 yếu tố, hay 7 chiều kích, năm bắt được 212 mục ban đầu trong bản kiểm kê dự thảo. Sau đó các tác giả tiến hành bước tiếp theo là xác thực công cụ này so với các bài kiểm tra tính cách khác có liên quan. Các phân tích bổ sung cho thấy, điểm số trên IPRS có liên quan đáng kể đến các thước đo về kết quả của hoạt động thích nghi, bao gồm sự hài lòng đối với cuộc sống, chức năng xã hội, hành vi sức khỏe, và việc sử dụng tội phạm ma túy và rượu. Đi sâu hơn vào dữ liệu, các tác giả có thể giảm mục gốc được thiết lập xuống còn 96 mục.

Giờ thì đã đến lúc chuyển sang IPRS. Như ngụ ý ở tiêu đề, “Nội tâm,” tất cả các mục đều nói đến các vấn đề liên quan đến bản thân một người mà không liên quan đến sự hiện diện của người khác. Bạn có một vấn đề “nội tâm” nếu bạn tự gây ra những khó khăn cho mình. Một vấn đề “liên-cá nhân” sẽ là vấn đề mà bạn tạo ra trong các mối quan hệ của mình với người khác. Tuy nhiên, trọng tâm của IPRS là quan điểm cho rằng những vấn đề bên trong đều có thể để lại những hậu quả bên ngoài.

Các mục dưới đây thuộc từng mục của 7 phạm vi của IPRS. Đối với mỗi mục mẫu, hãy tự chấm điểm cho mình theo thang điểm từ 0 (không thành vấn đề) đến 3 (vấn đề nghiêm trọng).

  1. Dễ bực bội vì những chuyện nhỏ nhặt.
  2. Rất dễ khóc.
  3. Mau nổi nóng.
  4. Dễ bực dọc vì người khác.
  5. Cảm thấy vô dụng hoặc thiếu khả năng.
  6. So sánh bản thân mình quá nhiều với người khác.
  7. Cảm thấy người khác tốt đẹp hơn tôi (ví dụ: thông minh hơn, đẹp hơn, giàu hơn).
  8. Chỉ trích bản thân quá mức.
  9. Gặp khó khăn với việc tập trung.
  10. Dễ bị phân tâm.
  11. Không biết phải làm gì với đời mình.
  12. Trì hoãn quá nhiều.
  13. Lừa dối hoặc ăn cắp của người khác.
  14. Lừa dối người yêu hoặc bạn đời của tôi.
  15. Quá liều lĩnh.
  16. Coi thường luật lệ (ví dụ, đậu xe trái phép, chạy quá tốc độ).
  17. Không có khả năng hành động một cách ngẫu hứng.
  18. Sợ mạo hiểm, sợ nắm lấy cơ hội.
  19. Cố quá sức để nổi trội hơn người.
  20. Cần phải làm mọi thứ một cách hoàn hảo.
  21. Sợ thử những điều mới mẻ.
  22. Không có khả năng hành động một cách ngẫu hứng.
  23. Lạc vào mộng tưởng.
  24. Có trí tưởng tượng hoạt động thái quá.
  25. Cảm thấy thiếu nhiệt huyết hoặc hào hứng.
  26. Thiếu cảm xúc mạnh mẽ.

Bây giờ bạn đã tự đánh giá mình theo các mục này, còn dưới đây là những gì mà điểm số có thể cho bạn biết về khuynh hướng gặp phải các rắc rối với người khác của bạn. Năm trong số các yếu tố có các thang đo phụ, được trình bày trong ngoặc đơn dưới đây, nhưng cùng tạo thành yếu tố tổng thể. Các con số được trình bày sau đây đại diện cho các mục thang đo:

  • Rối loạn cảm xúc (khó kiểm soát stress và không chịu được sự thất vọng): 1-4.
  • Nội tâm hóa (buồn bã và không chắc chắn về bản thân): 5-8
  • Ý chí để đạt được (thiếu khả năng tự định hướng và tính hay xao lãng): 9-12
  • Thể hiện ra ngoài (có hành vi mạo hiểm): 13-16
  • Tính quá thận trọng (tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt và tính cầu toàn): 17-20.
  • Thiên hướng mơ mộng: 23-24.
  • Thờ ơ, lãnh đạm: 25-26.

----------------------

Số điểm của bạn có ý nghĩa gì và kiến thức này có thể giúp bạn ra sao?

Trên các mẫu hợp lệ, giá trị trung bình cho mỗi mục là khoảng 2 (vấn đề vừa phải). Nếu bạn ghi điểm số giữa 2 và 3, thì bạn có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu trong nội tâm của bạn có thể nằm ở đâu. Quan trọng hơn là bạn cũng có thể thấy các mục thấy các hạng mục mà bạn cảm thấy áp dụng cho bạn có thể đại diện cho các kiểu suy nghĩ có vấn đề về bản thân bạn như thế nào.

Số điểm cao ở 7 nhóm mục này sẽ chỉ ra một loạt vấn đề chung mà bạn có thể có trong đời thực, nhưng do một số trong số các vấn đề này là những cực đối nghịch nhau (ví dụ, Nội tâm hóa và Thể hiện ra ngoài), nên có nhiều khả năng là hồ sơ của bạn thể hiện một số đỉnh núi và thung lũng. Hơn nữa, mỗi thang đo cá nhân gợi ý những nguy cơ tiềm ẩn của riêng nó mà bạn có thể gặp phải khi bạn sống mà dẫn bạn đi theo con đường “loạn thần kinh” đó. Một số trong số này có thể rất hiển nhiên (ví dụ, Thể hiện ra ngoài) song những nguy cơ khác thì đại diện cho một dạng khuynh hướng làm hại tinh vi hơn.

Ví dụ, tính trì hoãn là một dạng hành vi tự làm hại mình hạng nhất, mà trong đó bạn cứ trì hoãn và trì hoãn nhiều tới mức bạn không có được cơ hội thành công trong bất cứ việc gì. Bạn sẽ nộp bài quá muộn hoặc đến muộn trong một buổi hẹn hò mà năng lực hay sự hấp dẫn và quyến rũ của bạn sẽ không bao giờ được thử thách. Bạn cũng tự đảm bảo rằng bản thân mình sẽ gặp thất bại, cung cấp cho bạn “bằng chứng” rằng bạn là đứa vô dụng.

Hay bị mất tập trung cũng là một kiểu tự làm hại bản thân khác. Nếu bạn không tập trung vào nhiệm vụ trước mắt thì một lần nữa, bạn sẽ khó mà thành công. Tương tự thế, thiên hướng mơ mộng có thể khiến bạn xa rời thực tế và do đó làm bạn ít chuẩn bị để đối mặt với những nhu cầu cụ thể của cuộc sống hằng ngày.

Tính quá thận trọng, tưởng chừng như là một phẩm chất tốt, cũng có những hậu quả tự làm hại bản thân. Ví dụ, nếu bạn là người quá cầu toàn thì kết quả là cũng giống như tính hay trì hoãn và bạn sẽ không hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn. Trong các mối quan hệ, nếu bạn cứ tiếp tục bận rộn chăm chút cho vẻ ngoài của mình hoặc nên mặc gì thì bạn sẽ không tránh khỏi chuyện đi trễ trong các sự kiện.

Một trong những lợi thế của khuôn khổ IPRS là nó không được dùng cho mục đích chẩn đoán. Bởi thế, nó có thể khai thác một loạt trải nghiệm có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Như các tác giả đã lưu ý, “Ngay cả người biết thích nghi, điều chỉnh nhất và không có triệu chứng nào kể trên cũng sẽ có lúc cảm thấy buồn bã, nghi ngờ bản thân anh/cô ấy, và gặp phải các vấn đề và những bận tâm khác khi anh/cô ấy đương đầu với mối căng thẳng đang diễn ra."

Tóm lại, hiểu thấu những khuynh hướng của bạn khi phá hoại cơ hội thành công của bạn là một bước quan trọng đầu tiên trong việc chặn đứng cái vòng luẩn quẩn tự làm hại mình. Bạn có thể không bao giờ có thể xử lý được tất cả các vấn đề nội tâm của mình, song việc hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của chúng đối với cuộc đời bạn có thể giúp bạn có nhiều khả năng đạt được sự mãn nguyện dài lâu. 

Tham khảo

Boudreaux, M. J., Lengel, G. J., Oltmanns, T. F., & Ozer, D. J. (2021). Assessment of self-related problems in functioning: Intrapersonal Problems Rating Scales. Psychological Assessment, 33(6), 526–540. doi-org.ezproxy.lib.umb.edu/10.1037/pas0001007.supp (Supplemental)

Nguồn: Psychology Today

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  13

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 
Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức

Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức  19

 15/04/2024 11:11:17 SA

Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối nhữ

Xem chi tiết 
6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?

6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?  18

 15/04/2024 11:11:16 SA

Các nghiên cứu khoa học thần kinh đã phát hiện ra những tác động phức tạp của stress lên não và cơ thể.

Xem chi tiết 
Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?

Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?  24

 14/04/2024 11:10:43 SA

Việc không liên lạc với người yêu cũ có thể giúp cả hai bước tiếp theo những cách lành mạnh.

Xem chi tiết 
Cách làm dịu cơn giận dữ

Cách làm dịu cơn giận dữ  32

 12/04/2024 11:09:18 SA

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, viết ra phản ứng tiêu cực lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi thực sự có thể làm giảm cảm giác tức giận.

Xem chi tiết 
Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?

Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?  32

 11/04/2024 11:08:43 SA

Một bí mật mà ít ai nói cho bạn biết nhưng lại rất quan trọng, đó là tuổi hai mươi đôi khi thật tệ!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2633
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2527
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3194
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2622
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2606
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...