Nếu bạn cần tập trung nhưng không thể tập trung, hãy nhìn chăm chú vào một điểm cố định ở khoảng ngoài tầm với của bạn trong vòng 30-60s, có thể là một cái áo khoác đang treo trên cửa hay một bình nước, sau đó quay lại làm việc, bạn sẽ phát hiện khả năng tập trung của mình tăng lên.
Hiệu ứng ngược lại cũng đúng, lúc bạn giận dữ là bạn đang quá chú ý vào duy nhất 1 sự việc, hãy đảo mắt nhìn vào không gian rộng hơn, quay nhìn trái, nhìn phải, đưa mắt lên xuống, thì bạn sẽ cảm thấy phân tán cảm xúc và đỡ tức giận hơn. Mà đỡ giận hơn thì có nghĩa là phần nào trí khôn đã quay trở lại, và bạn sẽ an toàn hơn tí đỉnh.
(Trích từ lời giáo sư Andrew Huberman ở đại học Stanford, có thể tìm được kênh youtube cùng tên)
Việc chăm chú nhìn vào một điểm để tăng cường sự tập trung chỉ là phần nổi của tảng băng, thực sự mà nói thì nó còn chưa được tính là phần nổi nữa, vì nó giống như nhảy luôn tới kết luận. Mình sẽ nói nhiều hơn.
Thí nghiệm underlying cho kết luận này là vầy: 2 nhóm người được yêu cầu chạy về đích với cục tạ ở chân, nhóm 1 trước khi chạy được yêu cầu nhìn chăm chú về vạch đích trong vòng 30-60s, nhóm 2 thì không được yêu cầu như vậy. Kết quả cho thấy, nhóm 1 chạy nhanh hơn 23% và tiêu tốn ít hơn 17% sức lực.
Lý giải nền tảng khoa học cho chuyện này là: khi bạn chuyển tầm nhìn từ không gian phụ cận peripersonal (không gian mà bạn với tay là tới) sang không gian ngoại vi extrapersonal (ngoài tầm với), thì huyết áp của bạn tăng lên (chỉ số systolic), điều này khiến cho trí óc và cơ thể bạn biết là đã đến lúc hành động, và nó giải phóng epinephrine (adrenaline) để khiến bạn tập trung vào hành động đó hơn.
Việc tập trung tầm nhìn vào 1 điểm trong không gian ngoại vi cũng có tác dụng trong việc giữ động lực để đạt được mục tiêu dài hạn nữa.
Cre: Fb Mây Mây
Theo tamlyhoctoipham.com