Nhóm người thuộc nhóm tính cách cưỡng chế có học lực cao, năng lực khá và mang trong mình chủ nghĩa hoàn hảo không hề hiếm ở công sở, nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ dễ thấy đa số những người này thường dùng cách né tránh kiểu phản xạ mỗi khi gặp thử thách trong công việc.
Chiến đấu và bỏ chạy là một dạng hai mặt của sinh vật học.
Khi gặp tội phạm nguy hiểm, thần kinh giao cảm kích hoạt bản năng hưng phấn, giúp chúng ta phán đoán có thể thắng và khắc phục được khó khăn này không, từ đó chọn cách chiến đấu hay bỏ chạy, cũng có nghĩa là, chiến đấu và bỏ chạy đều là một dạng tấn công. Xung đột trực diện ở công sở là dạng chiến đấu theo kiểu tấn công chủ động, còn né tránh và làm hỏng chuyện là dạng gây hấn thụ động thường thấy hơn.
Cũng giống sự tiến hóa của tính cách né tránh nơi công sở, hình thức gây hấn thụ động theo kiểu né tránh và làm hỏng chuyện chỉ là biểu hiện bề nổi nhất, song vẫn có thể tạo thành trung tâm năng lượng tiêu cực làm sụp đổ tư tưởng tổ chức. Hiện nay trong những hội nhóm trên Facebook suốt ngày than vãn và lan truyền năng lượng tiêu cực, khiến những bí quyết Chicken Soup For the Soul cổ vũ tinh thần mọi người dần dần biến mất, nhưng nguyên nhân thực sự chẳng phải chính là chứng trầm cảm nơi công sở đang quá thịnh hành sao?
Cần phân biệt rõ người bị yếm thế và người bị trầm cảm. Yếm thế và t.ầm cảm là hai trạng thái tâm lý hoàn toàn khác nhau:
Yếm thế (cynicism) thực ra không phải bệnh trầm cảm, mà là một triệu chứng bệnh quá độ mang tính tấn công. Người yếm thế mang đầy sự thù địch sẽ dùng cách gây hấn thụ động né tránh và làm hỏng chuyện, vì vậy mỗi ngày dù nhận chút năng lượng tiêu cực, họ vẫn còn năng lượng để tiếp tục tiến lên.
Còn sự bi quan, tuyệt vọng của người trầm cảm hệt như viên pin đã cạn, tiêu tốn hết tất cả năng lượng và động lực. Nhưng yếm thế và trầm cảm đều bộc lộ cảm giác bất lực cần sự quan tâm, đồng cảm.
Trong các hội nhóm công sở trên Facebook có vô vàn những lời than vãn về công ty. Ở đó, người ta không những có thể thoải mái trách móc sếp, còn thỏa sức mỉa mai đám đồng nghiệp đang đắc ý, tiếp theo lên án môi trường công ty không tốt, đây thực sự là phương pháp trị liệu tâm lý tập thể mang tính cổ vũ.
Song những hội nhóm công sở phát tán năng lượng tiêu cực này, tuy có thể gom góp ấm áp để sưởi ấm lẫn nhau, giải tỏa áp lực cho nhau, nhưng lại mang tác dụng phụ mãn tính. Tác dụng phụ chính là, nguồn năng lượng tiêu cực này sẽ khiến chúng ta dễ rơi vào lối suy nghĩ đơn giản hóa gọi là nhận dạng phóng chiếu (projective identification) khi gặp vấn đề.
Kinh nghiệm hồi còn học tại trường và khoảng thời gian ngắn ngủi làm việc ở công sở thường khiến những người mới cho rằng họ không thể đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của sếp. Thêm nữa mỗi ngày đọc mấy lời than vãn trong hội nhóm Facebook càng khiến họ cảm thấy tất cả các sếp trên đời này đều xấu tính hà khắc, thế là họ “phóng chiếu” hình ảnh ông chủ xấu tính, còn “nhận định” mình sẽ là nạn nhân bị ức hiếp.
Rất nhiều bạn trẻ đều có nhận định phóng chiếu tiêu cực đối với công sở, làm việc gì cũng như bị trói tay trói chân, thậm chí trước khi đi xin việc còn cẩn thận đề phòng sếp như đề phòng kẻ trộm. Thậm chí, còn chưa thảo luận với sếp thì đã nhận định phóng chiếu đã khiến cô ấy suy sụp và cho rằng “tôi biết dù tôi có cố gắng thế nào anh cũng không hài lòng”.
Việc tích tụ năng lượng tiêu cực để sưởi ấm cho nhau, tuy có thể giúp bản thân cảm thấy khá hơn, nhưng đồng thời cũng khiến bạn liên tục né tránh vấn đề, không giải quyết được gốc rễ. Tất nhiên, dù vấn đề của công ty không được giải quyết, mỗi tháng chúng ta vẫn được nhận lương đều, chỉ là việc hiện thực hóa sự nghiệp của bạn sẽ chẳng bao giờ hết bế tắc.
Phản ứng dây chuyền của năng lượng tiêu cực giúp chúng ta càng lúc càng cảm thấy ấm áp khi phải ở trong một tổ chức có nhiều vấn đề, nhưng nước trong nồi cứ càng lúc càng ấm dần, rồi sẽ luộc chín bạn từ bao giờ chẳng hay, lúc ấy bạn trở thành đồng phạm của bạo hành lạnh công sở mà không hề hay biết.
Sếp xấu tính thật đáng ghét, nhưng những nhân viên chỉ biết mắng chửi sếp trên mạng, sau đó né tránh, làm hỏng việc còn đáng ghét hơn. Oskar Groening, một cựu sĩ quan Đức Quốc xã chín mươi sáu tuổi, dù chỉ đảm nhận vị trí kế toán trong một trại tập trung, nhưng vào năm 2017 vẫn bị buộc tội tội phạm giết người, bị kết án bốn năm tù chờ ngày tử hình, song còn chưa đến thời hạn ông đã qua đời tại bệnh viện. Thủ lĩnh của Đức Quốc xã là Hitler đương nhiên đáng ghét, nhưng những người phục vụ cho Hitler như Oskar Groening còn đáng để suy ngẫm hơn. Tận bảy mươi ba năm sau khi Hitler chết, Groening vẫn phải chịu sự chế tài và giày vò của pháp luật.
Bài phát biểu của Ronald Lauder, Chủ tịch Hiệp hội Do Thái Thế giới khi Groening bị kết án, xứng đáng là lời cảnh tỉnh cho tất cả những kẻ đồng phạm của bạo hành lạnh chốn công sở: “Groening chỉ là một bánh răng nhỏ trong cỗ máy tử thần của Đức Quốc xã, nhưng nếu không có nhiều người như ông ta, những cuộc thảm sát hàng triệu người Do Thái đã không xảy ra.”
Than vãn trên mạng dù vui thế nào cũng không thể thay đổi được nỗi buồn khi đi làm.
Tìm đọc để biết thêm các kiến thức tâm lý học khác trong cuốn sách tội phạm học GIẢI MÃ CHỐN VĂN PHÒNG tại: https://tinyurl.com/giaimachonvanphong-tiki

Theo tamlyhoctoipham.com