Các đặc điểm tính cách được chia ra thành 5 loại lớn, bao gồm hướng ngoại, cởi mở, dễ chịu, hay lo lắng và tận tâm. Hãy cùng khám phá mối liên hệ giữa từng đặc điểm này với khả năng mắc bệnh.
1. Tính cách hướng ngoại
Người hướng ngoại có xu hướng hòa đồng, thích cười to, có nhiều bạn bè và thích tụ tập vui chơi.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hướng ngoại có nhiều khả năng mắc các rối loạn tâm lý như bệnh tim mạch, rối loạn lưỡng cực. Điều này có thể do họ dễ bị lo lắng, căng thẳng và nhiều cảm xúc khác. Đồng thời họ gặp nhiều căng thẳng hơn.
Người hướng ngoại còn có nguy cơ mắc hội chứng cô độc hướng ngoại, hay còn gọi là “tự kỷ hướng ngoại”, đề cập đến những cá nhân có thể dễ dàng hoà nhập với đám đông và các sự kiện xã hội, nhưng cũng thường tách mình ra khỏi những người khác. Biểu hiện của họ là: Khó khăn trong việc duy trì và thiết lập các mối quan hệ, rụt rè khi giao tiếp với người lạ, nghiện điện thoại, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, tâm trạng thay đổi thất thường, thích nói về quá khứ, thích an ủi người khác nhưng lại dửng dưng với chính mình.
2. Tính cách cởi mở
Những người có tính cách cởi mở thường thích khám phá điều mới. Họ đầy ắp những ý tưởng mới mẻ và luôn khát khao được trải nghiệm nhiều điều.
Những người cởi mở cũng là một nhóm dễ tổn thương vì họ dễ mắc các vấn đề về tinh thần như trầm cảm, lo lắng, sợ hãi.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Social Psychological and Personality Science, tăng một đơn vị trong tính cởi mở sẽ làm giảm 31% nguy cơ chẩn đoán đột quỵ, 17% nguy cơ chấn đoán bệnh tim và 29% nguy cơ chẩn đoán cao huyết áp.
3. Tính cách dễ chịu
Một đặc điểm mà những người dễ chịu thể hiện khi tương tác với người khác là họ thân thiện, tôn trọng, ân cần và hay giúp đỡ người khác. Những người này tương đối mạnh khoẻ và ít mắc các bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những người có tính cách dễ chịu ít có khả năng mắc các bệnh phổ biến thời hiện đại như: Béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch vành.
Tính cách dễ chịu, luôn muốn làm hài lòng người khác cũng có thể khiến họ bị tổn thương. Ví dụ như stress làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ cảm lạnh và cúm.
4. Người hay lo lắng
Những người bị rối loạn thần kinh thường có tâm trạng thất thường hơn, thiếu tự tin và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Điều này có mối tương quan đáng kể với tỷ lệ mắc nhiều bệnh về thể chất và tinh thần.
Những người hay lo lắng, bồn chồn dễ mắc các bệnh tâm thần, chẳng hạn như căng thẳng mãn tính, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Cứ tăng một điểm trong tâm lý bất ổn, lo lắng thì nguy cơ chẩn đoán bệnh tim tăng 24%, bệnh phổi tăng 29%, huyết áp tăng 37% và viêm khớp tăng 25%. Tuy nhiên, đây không hẳn là tin xấu. Bởi theo nghiên cứu có 2 loại: Những người lo lắng lành mạnh và những người bị ám ảnh.
5. Tính cách tận tâm
Những người tận tâm thường nhẹ nhàng, trưởng thành, sống có tổ chức. Đặc điểm này có liên quan tích cực đến sức khoẻ qua nhiều chỉ số. So với những đặc điểm tính cách khác, người tận tâm có sức khoẻ tốt nhất trên nhiều chỉ số sức khoẻ.
Họ thường làm việc chăm chỉ, có tổ chức và chú ý đến chi tiết. Họ là những người đáng tin cậy, hiền lành, nghiêm túc và hướng đến mục đích. Nghiên cứu về Sức khoẻ và Hưu trí của trường ĐH Michigan cho thấy, những người tận tâm có thể bảo vệ chống lại sự khởi phát của bệnh, và đây là một đặc điểm liên quan đến tuổi thọ cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mối liên hệ giữa sự tận tâm và sức khoẻ có thể do họ dễ thực hiện các hành vi lành mạnh như ăn uống tốt, tập thể dục – điều quan trọng để phòng ngừa đột quỵ, cao huyết áp và tiểu đường. Nhưng mặt trái của họ là làm việc chăm chỉ nên có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Như vậy, giữa tính cách và sức khoẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sở thích và thói quen của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Chính vì thế, chúng ta nên điều chỉnh hành vi và thói quen để có một cơ thể khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh
Ứng Hà Chi
Theo tamlyhoctoipham.com