NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
- Chúng ta có thể học được nhiều điều về cuộc sống từ việc khảo sát những người có ý định “tự tử”.
- Câu hỏi “Điều gì khiến cuộc sống này trở nên thật đáng giá?” là một câu hỏi muôn thuở và cũng là một câu hỏi quan trọng đáng để suy ngẫm.
- Sống có mục đích, với những kế hoạch đầy ý nghĩa, những mục tiêu và hy vọng về tương lai là những điều cần thiết để cuộc sống được trọn vẹn.
- Làm việc, yêu đương và vui chơi có ý nghĩa có thể trở thành một “nhiệm vụ” quan trọng để hoàn toàn nhận ra rằng cuộc sống này thật đáng sống.
“Được rồi, tôi hiểu rồi thưa bác sĩ… nhiệm vụ mới của tôi là không tự cố kết liễu mạng sống của mình! Nhưng nói thật thì tôi vẫn còn một vấn đề lớn: Tôi không thật sự biết cách làm sao để sống?”
Đó là lời “Sam” đã nói với nhà cung cấp dịch vụ lâm sàng của anh ấy khi cả hai gặp nhau trong một khóa điều trị tập trung vào nguy cơ “tự tử” kéo dài 12 buổi, và bây giờ anh đã đáp ứng được các tiêu chí đủ để giải quyết nguy cơ “tự tử” của mình. Là một người lính bộ binh 23 tuổi của quân đội Mỹ, Sam là một bệnh nhân tham gia vào một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) trong Hợp tác về Đánh giá và Quản lý Tutu (CAMS), đây là một phương pháp can thiệp lâm sàng có cơ sở khoa học tập trung vào nguy cơ “tự tử” (Theo Jobes, 2023).
Phòng thí nghiệm ngăn ngừa tutu (SPL) do tôi điều hành tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, chúng tôi đang tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) lớn về CAMS trên các cơ sở lâm sàng và với các nhóm bệnh nhân lâm sàng khác nhau đang có nguy cơ “44” cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các thành viên SPL xem hàng chục video tội phạm mỗi tuần trên nhiều RCT khác nhau để đánh giá sự tuân thủ CAMS của nhà cung cấp và xác định độ trung thực của việc điều trị tổng thể. Khi cá nhân tôi xem phiên giải quyết CAMS này với Sam, tôi cảm thấy vừa nhẹ nhõm vừa lo lắng.
Thật lòng mà nói thì khi Sam tham gia CAMS lần đầu tiên, anh ấy đã vô cùng lo lắng. Có những đêm khi tôi nằm thao thức trên giường và lo lắng về viễn cảnh Sam sẽ k*t l**u cuộc đời mình cũng như mối đe dọa tiềm tàng đối với chỉ huy và các thành viên mà anh ấy nuôi dưỡng cảm giác tội phạm giết người nghiêm trọng.
Sam đã nhiều lần được điều động tới Afghanistan và Iraq, nơi anh đã tham gia vào các chuyến chiến đấu ác liệt. Hai người bạn thân nhất của anh đã bị gi*t ngay cạnh anh, anh đã vướng vào vô số cuộc đọ súng đẫm máu. Trở về sau lần tấn công cuối cùng, Sam rất tức giận với người chỉ huy của mình và phẫn nộ với các thành viên trong đơn vị vì anh cảm thấy không được hỗ trợ trong chiến đấu.
May mắn thay, như chúng ta thấy với những bệnh nhân có trường hợp tương tự tham gia vào CAMS, Sam đã có những tiến bộ ổn định về các “nhân tố” tutu do chính anh ấy nhận định (thuật ngữ của CAMS cho những nguyên nhân gây ra nguy cơ tutu). Những nhân tố dẫn đến mong muốn "44" của Sam tập trung vào các triệu chứng cấp tính của PTSD và khả năng mất quyền nuôi con của anh ấy trong cuộc chiến ly hôn với người vợ lạnh nhạt của mình.
Trong thời gian ngắn, những cảm xúc mãnh liệt của Sam trở nên hòa nhã hơn khi anh ấy phản ứng với sự tiếp xúc kéo dài của chứng PTSD. Ngoài ra, sự hướng dẫn tinh thần từ một tuyên úy quân đội cũng giúp anh đối phó với cảm giác tổn thương về mặt đạo đức nổi lên trong anh. Nhà cung cấp CAMS của Sam cũng đã giúp anh thuê luật sư của Army JAG để đại diện cho anh ấy trong vụ kiện tụng về quyền nuôi con. Những mối liên hệ được thực hiện bởi VA cũng tạo tiền đề cho Sam rời Quân đội và quay trở lại cuộc sống dân sự bình thường của mình.
(Chú thích của dịch giả: Tuyên úy quân đội là một giáo sĩ hỗ trợ mục vụ và tinh thần cho các binh sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại khu vực đóng quân; VA (U.S. Department of Veterans Affairs): một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu, và các lợi ích khác cho các cựu chiến binh và gia đình của họ).
Trong phiên điều trị của mình, Sam vẫn còn một số ý nghĩ “tự tử” tồn đọng. Nhưng anh ấy đã trở nên khá khéo léo trong việc quản lý những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của mình và dần ổn định hành vi. Khi tôi xem phiên điều trị ấy, tôi đã rất hài lòng với kết quả của Sam. Nhưng tôi vẫn có một mối bận tâm dai dẳng liên quan đến lời nói của Sam rằng anh ấy không biết nên sống như thế nào.
Người cố vấn nghiên cứu điều trị của tôi, Tiến sĩ Marsha Linehan (người phát triển Liệu pháp Hành vi Biện chứng, hay DBT) nổi tiếng ủng hộ tầm quan trọng trong việc xây dựng một cuộc đời đáng sống. Trong khuôn khổ CAMS, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý tưởng này. Đặc biệt là khi quá trình điều trị sắp kết thúc, khi những lý do để sống cũng như việc phát triển các kế hoạch, mục tiêu và hy vọng cho tương lai (có thể hiểu là một cuộc đời đáng sống) được chú trọng.
Tuy nhiên, khi tôi xem phiên điều trị giải quyết vấn đề của Sam trong phòng thí nghiệm, tôi biết rằng anh ấy không có một cuốn sách tội phạm học hướng dẫn nào để biết cách sống. Sam được sinh ra trong một gia đình tan vỡ và bất ổn. Cha của Sam là một kẻ nghiện rượu bạo lực, bị gi*t trong một cuộc đánh nhau ở quán bar khi Sam còn là thiếu niên. Anh ấy không có những tấm gương tích cực nào để noi theo và chẳng bao giờ suy nghĩ nhiều về tương lai của mình trong những năm tháng tuổi trẻ.
Khi bạn gái thời trung học của anh có thai, họ nhanh chóng kết hôn và Sam nhanh chóng nhập ngũ năm 18 tuổi để chăm lo cho mái ấm mới của mình. Anh không biết phải làm gì khác. Sam sớm được điều động sau khi được đào tạo cơ bản và cuộc hôn nhân của anh ấy không bao giờ có được sự ổn định, họ đã mang thai đứa con thứ hai ngoài ý muốn giữa những lần điều động của anh ấy. Sam rõ ràng rất tự hào về việc giải quyết thành công CAMS, mặc dù hành vi tusat có thể đã được ngăn chặn về mặt lâm sàng, nhưng làm thế nào mà anh ấy biết cách phát triển và sống một cuộc sống đáng sống thực sự đây?
Trong những năm tiếp theo, tôi đã bị cuốn hút bởi “tâm lý học cuộc sống” và những gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống. Tôi đã nghiên cứu các triết gia, nhà thần học và các nghiên cứu của các nhà tâm lý học khác nhau. Đối với nhóm cuối cùng, kể từ lâu tôi đã ngưỡng mộ công trình nghiên cứu của Carol Dweck (2016), người đã phát triển và sau đó nghiên cứu về cấu trúc của tư duy có thể theo hướng “cố định” hoặc “phát triển”. Theo đó, công trình của Angela Duckworth (2016) nói về sự bền bỉ thì rất thú vị khi cô nghiên cứu về tầm quan trọng của sự kiên trì và đam mê vì những điều tốt đẹp hơn trên thế giới.
Tiểu thuyết gia người Anh Matt Haig (2020) đã suýt tự k*t li*u đời mình, nhưng ông đã bình phục và viết những cuốn sách bán chạy nhất. Trong đó có cuốn sách mang tên The Midnight Library (Tạm dịch: Thư viện lúc nửa đêm), kể về cuộc hành trình phi thường của một người phụ nữ tài năng nhưng kém may mắn, sống một cuộc đời đầy hối tiếc vì đã không đưa ra được những lựa chọn mang tính quyết đoán. Sau khi dùng thuốc quá liều, Nora (nhân vật chính) thấy mình đang ở trong một thư viện huyền diệu lúc nửa đêm, nơi mỗi cuốn sách là một câu chuyện khác nhau về một cuộc sống có thể xảy ra mà cô có thể sống.
Nhìn theo góc độ học thuật, Emily Esfahani Smith (2017) viết trong cuốn The Power of Meaning (Tạm dịch: Sức mạnh của Ý nghĩa) rằng chúng ta mãi mãi tìm kiếm hạnh phúc một cách vô ích trong khi việc nhận ra được ý nghĩa mới là điều khiến cuộc sống chúng ta trở nên đáng sống. Người lính Sam đã khơi dậy trong tôi một mong muốn tha thiết là hiểu rõ hơn điều gì khiến cuộc sống trở nên thật đáng sống, tràn đầy mục đích và ý nghĩa.
Trớ trêu thay, sau hơn 40 năm nghiên cứu về vấn đề tutu, tôi đã biết được một chút về cuộc sống bằng cách nghiên cứu những người cảm thấy buộc phải chấm dứt cuộc sống của mình. Những gì chúng tôi biết từ các cuộc điều tra của mình là những người có ý định tutu thường đang phải vật lộn với những vấn đề chính sau: mối quan hệ, sự nghiệp (những gì họ làm trong cuộc sống) và ý thức về bản thân (ví dụ: sự căm ghét bản thân). Các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực này luôn có sự liên kết với việc đánh giá và nghiên cứu hướng điều trị dựa trên những yếu tố gây ra tutu.
Khi tổng hợp tất cả những cân nhắc khác nhau này lại, chúng ta có thể bắt đầu xác định một cách thực tế điều gì khiến cuộc sống này trở nên thật đáng sống. Các bài học tích lũy cho đến nay? Sẽ thật đáng giá khi sống một cuộc đời có chủ đích, theo đuổi những kế hoạch và mục tiêu do bản thân đề ra, khám phá công việc, tình yêu và vui chơi giải trí có ý nghĩa. Mặc dù về mặt cá nhân lẫn chuyên môn, tôi vẫn chưa thể hiểu hết được, nhưng tôi tin rằng việc theo đuổi một cuộc đời đáng sống có thể trở thành một nhiệm vụ vừa hấp dẫn vừa đáng giá cho tất cả chúng ta.
Tác giả: Tiến sĩ David A. Jobes
Dịch giả: Ngọc My - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ
Bài gốc: New Mission: Pursuing a Life Worth Living
Theo tamlyhoctoipham.com