Tội Phạm Bài viết

Những tàn dư của tâm trí trên xác thịt

 09/02/2023 8:02:38 SA |  Admin |   105 lượt xem

(toipham.net) - Có thể chính bạn là người đang mắc chứng rối loạn tâm lý

1, Những tàn dư của tâm trí trên xác thịt

“The Body Keeps the Score” (đã được dịch ra tiếng Việt với tựa: Sang Chấn Tâm Lý - Hiểu Để Chữa Lành), một cuốn sách tội phạm học thú vị được xuất bản vào năm 2014 tại đại học Boston bởi giáo sư tâm thần học người Hà Lan Bessel Van der Kolk. Cuốn sách tội phạm học nêu quan điểm về sự quan trọng của việc nhấn mạnh một ý tưởng mà đã quá lâu các nhà trị liệu tâm lý đã bỏ qua: tác động của tinh thần lên thể xác. Van der Kolk đã nhấn mạnh rằng những nỗi đau về mặt tinh thần không chỉ dừng lại ở trong tâm trí của chúng ta. Các triệu chứng của nỗi đau về mặt xúc cảm luôn được hiển thị ra bên ngoài thông qua tư thế ngồi, cách chúng ta thở, tư thế nghỉ của vai, tư thế ngủ, quá trình tiêu hóa thức ăn, cách xử lý tình huống và ngay cả thái độ của ta đối với việc tập thể dục.

Nhung tan du cua tam tri tren xac thit

2, Kìm nén cảm xúc

Nhiều người trong chúng ta khi trưởng thành thường xuyên phải đối mặt với những trận lôi đình của cha mẹ sẽ dần học cách kiềm chế  sự tức giận của bản thân và những mong muốn trả thù những người đã làm tổn thương mình.

Những người hay kìm nén cảm xúc sẽ chấp nhận sống  cam chịu suốt đời và dần quen với việc thực hiện những mong muốn, nguyện vọng vô lý của người khác. Nhưng quan trọng hơn cả là những hệ quả để lại thông qua thần thái và biểu cảm của  họ đó là: học cách giữ im lặng, chịu đựng, không biểu lộ cảm xúc bởi vì họ cho rằng những biểu cảm quá mạnh mẽ hoặc những  phản ứng thái quá sẽ khiến người khác có hành động không tốt với mình. Xét đến về những biểu hiện của cơ thể thì những người này thường sẽ có tư thế ngồi khép mình, cứng nhắc; về tính cách thì họ sẽ là kiểu người hay do dự, lưỡng lự không phải bởi sự lười biếng mà là bởi nỗi lo thường trực về sự an toàn của bản thân họ.

3, Nhạy cảm

Những người bị tổn thương về mặt tinh thần sở hữu cơ thể cực kỳ nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Họ hay rùng mình, co rúm người, thậm chí nổi da gà hay phản ứng quá mức với những tác động rất bình thường như cái chạm hay hơi thở của người khác. Ngược lại, một số người lại phản ứng ngoại lực bằng cách “đóng băng”: Cơ thể họ cứng đơ và tâm trí họ không biết xử trí với tác động xảy ra với mình. Cho nên việc điều trị tâm trí yêu cầu nhà trị liệu phải đưa họ về khoảng giữa của hai thái cực ở trên, giúp họ phản ứng ở mức vừa đủ với những tác động xảy ra với mình.

4, Không là chính mình

Sự thiếu thốn tình thương của mẹ cha từ thuở bé có thể làm cho một đứa trẻ  trở nên vô cảm  khi lớn lên. Chúng  thường tự ti, mặc cảm về bản thân, và  nghĩ rằng mình không có quyền được lựa chọn cuộc sống cho riêng mình . Tính tình chúng  sẽ dần trở nên cộc cằn, hay cáu giận và họ sẽ luôn thấy khó chịu khi người nào đó chẳng may chạm nhẹ vào người. Chính bởi vì bởi trong suy nghĩ của chúng, bản thân chúng  là một thứ gì đó kinh tởm không xứng đáng với sự tiếp xúc của những người khác. Suy nghĩ tiêu cực này thật không may đã in hằn vào trong họ từ bé bởi chính những người thân cận qua những lời chê bai, dè bỉu, xúc phạm.

5, Những vết sẹo và cách chữa lành

Đáng tiếc khi quá khứ khó khăn của một con người sẽ để lại những vết sẹo trên cả thể chất lẫn tâm hồn. Theo lời của Van der Kolk, sự đau khổ  đã nói lên những bất thường của tâm trí. Trong trường hợp chấp nhận trị liệu, chúng ta có thể xem xét lại chính bản thân mình qua việc tự đặt câu hỏi về những thứ đã ảnh hưởng tới chúng ta trong quá khứ.

Liều thuốc cho một tuổi thơ thiếu tình thương và đầy sự chịu đựng, theo Van der Kolk, là những hoạt động thể chất cường độ cao và những môn thể thao như Kickboxing, Karate hay chạy bền. Ngoài ra, họ cũng có thể chơi trống theo nhịp cũng như tụng kinh nhằm giải thoát những khát khao và năng lượng bị nén kiềm trong cơ thể họ. Cùng với đó họ sẽ được kết hợp những liệu pháp mát xa khác nhau cùng với việc tập thể dục cường độ mạnh và chơi trong sân chơi của trẻ em. Tất cả những phương pháp trị liệu trên có chung một mục đích - tạo cảm giác dễ chịu cho bản thân những người nhạy cảm trong việc tiếp xúc cơ thể với người khác. Van der Kolk muốn “cơ thể của bệnh nhân của mình có những trải nghiệm trái ngược lại hoàn toàn với sự bất lực, giận dữ hay suy sụp mà chúng đã phải chịu đựng.”

Hãy bắt đầu  quan sát dáng ngồi, cách thở cũng như việc người khác  xử trí khi được ôm cũng nói lên được phần nào về quá khứ cũng như những sang chấn mà họ đã gặp phải. Chỉ khi ta nhìn thấy được những tổn thương này thì việc chữa lành của chính mình  mới chính thức bắt đầu.

Dịch bởi: Anh Dũng - https://www.facebook.com/fly.up.project

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/article/how-mental-illness-impacts-our-bodies/

 

Tìm đọc cuốn sách Sang Chấn Tâm Lý - Hiểu Để Chữa Lành của tác giả Bessel Van der Kolk tại Tiki

https://goecom.asia/14cWfz5f

Nhung tan du cua tam tri tren xac thit

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

TikTok và những

TikTok và những "chuyên gia" tự phong  1

 01/12/2023 7:44:54 SA

Trong khi những người thật sự có vấn đề về sức khỏe tinh thần âm thầm chịu đựng trong đời sống thực, trên không gian ảo lại đầy rẫy những chuyên gia tự xưng, ban phát lời khuyên, tư vấn, thậm chí chẩn đoán sức khỏe tinh thần trực tuyến.

Xem chi tiết 
Những tư duy sai lệch nào dễ dẫn đến trầm cảm?

Những tư duy sai lệch nào dễ dẫn đến trầm cảm?  1

 01/12/2023 7:44:53 SA

Xuyên suốt lịch sử ngành tâm thần học, trầm cảm được nhìn nhận là một chứng rối loạn cảm xúc, nên các nhà trị liệu từ đa số các trường phái đều nhấn mạnh về sự “kết nối” cảm xúc bên trong.

Xem chi tiết 
Cơ thể không bao giờ nói dối – Alice Miller

Cơ thể không bao giờ nói dối – Alice Miller  0

 01/12/2023 7:44:51 SA

Review bởi Phan Phương Đạt

Xem chi tiết 
Mối họa ẩn sau những đứa trẻ ‘con nhà người ta’

Mối họa ẩn sau những đứa trẻ ‘con nhà người ta’  6

 30/11/2023 7:44:38 SA

Mặt tối của việc trở thành một đứa trẻ ngoan nằm ở việc phớt lờ những cảm xúc, mong muốn cá nhân của mình.

Xem chi tiết 
Ba kiểu stress do nghèo

Ba kiểu stress do nghèo  14

 30/11/2023 7:44:37 SA

Sống trong nghèo đói làm tăng đáng kể nguy cơ về sức khỏe tâm thần, suy giảm cảm xúc của các gia đình và có thể kéo dài nhiều thế hệ.

Xem chi tiết 
ChatGPT, cuộc cách mạng hay thảm họa về sức khỏe tinh thần?

ChatGPT, cuộc cách mạng hay thảm họa về sức khỏe tinh thần?  5

 30/11/2023 7:44:35 SA

Đã có những câu chuyện đau lòng liên quan tới AI trong điều trị tâm lý, hồi đầu năm 2023, một người đàn ông Bỉ được cho là đã tự tử sau khi "được" chatbot Chai khuyến khích làm điều này.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2253
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2155
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  2762
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2233
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2238
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...