Tội Phạm Bài viết

Phương trình hạnh phúc (Chương 5): Sự hiểu biết của bạn

 15/08/2020 9:54:00 CH |  Admin |   473 lượt xem

(toipham.net) - Điều quan trọng nhất không phải là bạn biết những gì, mà là tính chính xác của những gì bạn biết. Biết sai còn tệ hại hơn cả việc không biết gì hết trơn.

 Nếu như tôi có được quyền năng để thay đổi một điều mà sẽ mang đến tác động sâu sắc và dài lâu tới toàn thể loài người, tối sẽ lựa chọn việc xoá đi tính kiêu ngạo nơi họ. Đặc biệt là tôi sẽ xoá bỏ sự ám ảnh của chúng ta về việc phải luôn luôn “đúng” vào mọi thời điểm. Tôi sẽ xoá bỏ Ảo tưởng về tri thức.

Sự kiêu ngạo luôn hiện diện quanh ta. Hãy thử nhìn vào tất cả những cuộc tranh cãi và tranh luận trong giới chính trị và trong nền văn hóa đại chúng mà xem. Mọi người đều xuất hiện với một sự tự tin và tin chắc. Họ đứng lên và bảo vệ quan điểm của mình, khẳng định những điều họ biết. Sự tự tin của họ có vẻ thuyết phục – nhưng liệu họ có thực sự biết hay không?

Sự theo đuổi kiến thức của chúng ta đã thúc đẩy nền văn minh của chúng ta tiến về phía trước. Nó đưa chúng ta từ việc mài đá để tạo ra lửa thời tiền sử đến việc hối hả chạy trên những con phố nơi đô thị với chiếc điện thoại thông mình trong tay. Tri thức chính là thứ nhiên liệu của nền văn minh. Nhưng đồng thời, sự tin chắc của chúng ta về việc ta thực sự biết lại khiến chúng ta đau khổ. Đó chính là sự vô tri tuyệt đối. Trước khi bàn tới việc điều này tác động tới hạnh phúc của chúng ta như thế nào, trước hết chúng ta hãy đánh giá mức độ của cái ảo tưởng này.

Phỏng Vấn

Nếu như bạn được yêu cầu phỏng vấn một ai đó được xem là hiểu sâu biết rộng, thì bạn sẽ đưa ra những câu hỏi với mục đích khám phá chiều rộng và chiều sâu của vốn tri thức đó. Bạn sẽ cố gắng đánh giá độ chính xác câu trả lời của người đó và việc cô biết được bao nhiêu về cái chủ đề ấy trong sự so sánh với tất cả những gì cần biết.

Nếu như người đó quả thực biết được rất nhiều và các thông tin của cô ấy là hoàn toàn chính xác, thì cô ấy được xem như là một chuyên gia. Tuy nhiên, nếu như cô ấy chỉ biết ít thôi và phần lớn những gì mà cô ấy biết đều không đúng, thì bạn sẽ gạt bỏ nhận xét ban đầu về kiến thức của cô ấy – và bạn sẽ yêu cầu cô ấy rời đi một cách lịch sự. Vâng, hãy bước tới và phỏng vấn nhân loại (bao gồm cả bạn và tôi). Và hãy xem có bao nhiêu người thật sự là chuyên gia trong đó.

CHIỀU SÂU CỦA TRI THỨC

Điều quan trọng nhất không phải là bạn biết những gì, mà là tính chính xác của những gì bạn biết. Biết sai còn tệ hại hơn cả việc không biết gì hết trơn. Đúng không nào?

Trong một cuộc họp báo vào tháng 2/2012, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld được hỏi một câu hỏi về tin tức tình báo xoay quanh chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq, mà mục đích của câu hỏi này là nguyên nhân nào đã dẫn tới cuộc chiến tranh. Ông trả lời bí ẩn, “Các báo cáo cho biết những điều chưa diễn ra luôn hấp dẫn tôi, bởi vì như chúng ta đều biết, có những điều được biết đến như là đã biết rồi, và có những điều chúng ta biết là ta đã biết rồi. Chúng ta cũng biết có những điều mà ta biết là còn chưa biết. Chúng ta cũng biết rằng có những điều mà ta biết là ta chưa biết – điều mà ta biết rằng ta sẽ không biết. Và nếu như một người nào đó nhìn vào lịch sử của đất nước chúng ta và của cả những quốc gia tự do khác, thì điều sau cùng lại có vẻ như là điều khó nhất[1].

Hệ quả của điều cuối cùng đó thực sự là nguồn cơn của sự đau khổ.

Thật đáng ngạc nhiên, sự chính xác của phần lớn tri thức – dù là kiến thức khoa học đi chăng nữa – đều khiến chúng ta khổ sở bởi vì chúng ta đã bỏ qua những điều chưa biết chưa được biết đến. Chẳng hạn như trong ngành vật lý. Ngài Isaac Newton đã khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn và công bố các định luật về chuyển động vào năm 1687, tạo thành nền tảng cho thứ mà ngày nay chúng ta biết đến như là cơ học cổ điển. Những định luật này từng bị đem ra tranh luận gay gắt cho đến khi chúng được chứng minh là đúng và được chấp nhận một cách không nghi ngờ. Một khi đã được chứng minh, các nhà khoa học chấp nhận chúng như những sự thật mà chi phối mọi thứ từ một quả táo rụng cho tới quỹ đạo của mặt trăng và các hành tinh. Bất cứ ai mà dám phản đối tính chính xác của những định luật này đều bị xem là kẻ ngu ngốc. Sự kiêu ngạo của việc tranh cãi đã được thay thế bằng sự kiêu ngạo của kiến thức tuyệt đối. Tuy nhiên, luận điểm này là hoàn toàn vô căn cứ bởi vì các định luật của Newton đã bỏ qua rất nhiều điều chưa được biết đến mà đã được khám phá ra về sau này.

Vào năm 1861, thuyết nhiệt động học cổ điển của James Clerk Maxwell[2] đã khiến cho các định luật của Newton trở nên không trọn vẹn. Vào năm 1905, Albert Einstein tuyên bố rằng giả thuyết của Newton vào thời điểm đó là không chính xác. Vào giữa thập niên 20 của Thế kỷ 20, vật lý lượng tử đã chỉ ra rằng thế giới của những nguyên tử không hề vận hành theo cái cách mà Newton mong đợi. Vào những năm 1960, thuyết về hạt cơ bản đã phơi bày sự thiếu trọn vẹn của thuyết lượng tử, và, đến lượt nó, đã được chứng minh là không đầy đủ bởi thuyết M[3] vào những năm 1990 – và dường như hiện tại đã đến thời điểm để một học thuyết mới ra đời và chứng minh rằng cả thuyết M nữa cũng chưa hoàn chỉnh.

Bạn có thấy được chúng ta đã sai lầm như thế nào hay không? Một điều rất đỗi đơn giản như những định luật vật lý cơ bản dường như, may mắn lắm, cũng chỉ có thể hoạt động đúng và chính xác hơn hai trăm năm.
---------
[1] Donald Rumsfeld, U.S. Department of Defense news briefing, February 12, 2002, Wikiquote, https://en.wikiquote.org/wiki/Donald_Rumsfeld

[2] James Clerk Maxwell FRS FRSE (13/6/1831 – 5/11/1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, mà đã lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là “lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý” sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.

[3] Thuyết M (đôi khi được gọi Thuyết U) là một kết quả đề xuất cho một thuyết thống nhất sau cùng, thuyết vạn vật, ở đó kết hợp cả năm dạng thuyết siêu dây và siêu hấp dẫn 11 chiều lại với nhau. Thuyết M đang trong quá trình xây dựng, các công cụ toán học của nó vẫn chưa được ra đời, tuy vậy, các nhà vật lý đặt rất nhiều hy vọng vào thuyết này. Có người cho rằng, chữ cái M xuất phát từ chữ mother nghĩa là “mẹ”, có người lại cho rằng M biểu trưng cho tính “ma thuật” và còn gọi nó là thuyết Ma, tuy vậy nguồn gốc ban đầu của chữ cái M này vẫn không được biết rõ. Thuyết M có nhiều mẫu hình học nền khác nhau, gắn liền với sự khác nhau của các thuyết siêu dây. Sự khác nhau này được phân định bởi nguyên lý của đối ngẫu. Hai thuyết vật lý là đối ngẫu của nhau nếu chúng có cùng một tính chất vật lý thông qua một bước biến đổi toán học nhất định.

 

DDAA

Trong thế giới hiện đại, khả năng tiếp cận của chúng ta đối với kiến thức đã bùng nổ. Mỗi một câu trả lời mà chúng ta tìm kiếm chỉ gói gọn trong một thao tác. Có hàng tỷ trang web trên mạng, sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn đặt ra. Thật khó để có thể tưởng tượng rằng lại có điều mà loài người chúng ta không hề biết tới. Nhưng bạn đừng để cho những con số này làm choáng ngợp. Câu hỏi thực sự ở đây là, Có bao nhiêu trong số những kiến thức ấy là chính xác, và bao nhiêu trong số đó chỉ là một sự khẳng định về kiến thức? Lý do của việc bạn có được hàng triệu kết quả cho mỗi lần tìm kiếm thông tin là bởi vì mỗi một chủ đề đều được trình bày dưới vô số quan điểm. Một số trong đó được xem xét chặt chẽ bởi sự hiểu biết của đám đông để trở nên thích đáng hơn, nhưng không một ai có thể khẳng định về tính đúng đắn của những điều bạn đọc. Mỗi một câu hỏi bạn từng đưa ra sẽ được chi phối bởi một chu trình tinh vi mà tôi gọi là DDAA: Discovery (Khám phá), Debate (Tranh luận), Acceptance (Chấp nhận), Arrogance (Kiêu ngạo).

Trong hàng ngàn năm, con người luôn thấy phân vân với những câu hỏi về vũ trụ của chúng ta: những câu hỏi về việc chúng ta là ai, chúng ta làm gì ở nơi này, và cách thức vạn vật vận hành ra sao. Đôi khi chúng ta tình cờ gặp phải những khám phá phi thường. Những tri thức mới sẽ dẫn đến sự tranh luận và bất đồng ý kiến cho tới khi một bên chứng minh được là mình đúng với bằng chứng không thể phủ định. Điều này dẫn tới sự chấp nhận kiến thức mới như một thực tế. Việc tỏ ra hài lòng với kiến thức của chúng ta chắc chắn sẽ dẫn đến giai đoạn kiêu ngạo. Chúng ta cho rằng vốn kiến thức của mình đã được xác nhận rõ ràng hơn hẳn những nghi ngờ và tranh cãi dữ dội của những người phủ nhận nó, chỉ để nhận ra rằng – trong làn sóng khám phá tiếp theo – những gì ta biết là không hề hoàn chỉnh và đôi khi lại còn không đúng nữa. Cái chu kỳ này – DDAA – vẫn luôn là hành trình của chúng ta, với vốn kiến thức không bao giờ hoàn thiện và chính xác.

Lý do dẫn đến việc tại sao chúng ta lại ngạo mạn tin vào kiến thức của mình nằm ở chỗ sự quan sát của chúng ta thường xác nhận nó. Ví dụ như khả năng của chúng ta trong việc định hướng môi trường vật chất xung quanh ngay trước mắt không bao giờ bị ảnh hưởng bởi giả định sai lầm của chúng ta rằng Trái đất là một mặt phẳng. Thật khó để hình dung ra một điều mới mẻ cho tới khi những quan sát mới mâu thuẫn với sự hiểu biết trước đó của chúng ta – chẳng hạn như là việc tận mắt chứng kiến một con tàu biến mất nơi đường chân trời rộng lớn. Chỉ khi đó chúng ta mới nhìn nhận lại những điều mình đã biết và bắt đầu băn khoăn rằng tại sao ta lại suy nghĩ như vậy trước đây. Tại sao ta lại có thể bỏ qua điều mà giờ đây lại có vẻ hiển nhiên đến thế?

Loại kiến thức hoá ra lại không trọn vẹn này chính là thứ ảo tưởng mà chúng ta vẫn sống cùng mỗi ngày trong lĩnh vực khoa học, chính trị, lịch sử, và ngay cả đời sống cá nhân của ta nữa. Có thể bạn nghĩ rằng một ai đó thật hợm hĩnh, để rồi chợt nhận ra người ấy chỉ thật sự nhút nhát mà thôi; bạn hy vọng rằng ngân hàng sẽ trợ giúp bạn, nhưng thật ra nó đang ăn tươi nuốt sống bạn; bạn cho rằng một đôi giày sẽ khiến bạn hạnh phúc, nhưng lại phát hiện nó làm đôi chân bạn phồng rộp lên. Ngay cả những thói quen ăn uống cũng khiến cho ta khổ sở: sự hiểu biết được công nhận về việc loại vitamin và khoáng chất nào là tốt cho cơ thể chúng ta khiến chúng ta xoay như chong chóng khi mà các nhà khoa học thay đổi ý kiến và bảo với ta rằng cần phải tránh xa những thứ mà ta từng được khuyến khích sử dụng vào vài năm trước đó. Đó toàn là một vòng lặp DDAA bất tận! Sự khám phá dẫn tới sự tranh cãi, rồi sự chấp nhận, và sự kiêu ngạo – mà sau đó lại bị bác bỏ bởi những khám phá mới.

Rốt cục, loài người chúng ta tiếp tục giả định rằng chúng ta sở hữu một nguồn kiến thức vô tận. Chúng ta hành xử như thể chúng ta, giống nòi thông minh nhất trên trái đất này, biết tất cả mọi thứ. Chúng ta chối bỏ cái khả năng rằng một điều gì đó có thể đã bị bỏ lỡ, chứ đừng nói tới sai lầm.

Độ Rộng Của Sự Hiểu Biết

Ngay cả trong vài trường hợp mà chúng ta biết hoàn toàn chính xác về một điều gì đó, tất cả những gì mà ta biết thật sự chẳng đáng kể gì so với những gì ta chưa biết.

Ví dụ, vũ trụ được hình thành từ hơn 96% vật chất tối và năng lượng tối, vật chất trong suốt mà trước đây ta gọi là chân không và chúng ta biết rất ít về nó. Hay ngay tại Trái đất này, hơn 90% khối lượng đại dương vẫn chưa được khám phá. Một con Godzilla[1] có thể đang bơi trong đó khi bạn đọc những dòng này, và chúng ta chẳng có một chút manh mối nào về điều đó. Ngay cả ở trong chính cơ thể của bạn cũng vậy, chúng ta chỉ hiểu được ý nghĩa của 3% ADN của chúng ta – vì vậy mà ta gọi toàn bộ phần còn lại là “ADN rác.” Chúng ta gọi nó là rác bởi vì chúng ta quá kiêu ngạo để thừa nhận rằng ta không hiểu rõ ý nghĩa tồn tại của chúng là gì. Nhưng cho tới khi chúng ta hiểu rõ toàn bộ chi tiết, thì điều khiêm tốn cần thực hiện là xem như loài người vẫn còn tới 90% những điều chưa biết. Vẫn còn đó quá nhiều tri thức cần khám phá!

Thách thức về độ rộng này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học thôi đâu. Nó còn mở rộng ra mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta nữa. Làm sao bạn lại có thể biết được điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn bè mình trước khi bạn thấy buồn hay khó chịu vì người bạn đó không nghe điện thoại của bạn? Làm sao bạn lại biết được cô nhân viên cửa hàng kia đang phải trả qua những điều tồi tệ gì trước khi bạn nhận xét rằng cô ấy không chịu mỉm cười với bạn? Và đã bao lần rồi bạn quyết định tuân theo một chế độ ăn kiêng được giới thiệu như là một khám phá mang tính cách mạng mới trong khi bạn hầu như chẳng biết gì về cơ thể mình?

Bởi vì chúng ta thực sự biết quá ít. Tuy nhiên để có thể có được sự thuyết phục thì ta cần tin vào hành động của mình, chúng ta thuyết phục bản thân mình rằng sự hiểu biết của chúng ta là toàn vẹn, trong khi thực ra, vẫn còn rất nhiều thiếu sót.
-----------
[1] Godzilla là một quái vật khổng lồ hư cấu của Nhật Bản. Godzilla có tên gọi Nhật Bản là Gojira. Trong tiếng Nhật, đây là từ ghép của hai từ Gorira có nghĩa là “Khỉ đột” và Kujira có nghĩa là “Cá voi”. Người Nhật lý giải, sinh vật này mang những nét khỏe khoắn của khỉ đột và thừa hưởng khả năng sống dưới nước, cũng như thể trạng to lớn của cá voi. Godzilla xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điện ảnh, truyện tranh, video tội phạm game và tiểu thuyết, và trở thành một biểu tượng văn hoá trên toàn thế giới.

 

Phần Thiếu Sót Ở Đây Là Gì?

Đó không chỉ là sự kiêu ngạo thôi đâu. Đôi khi kiến thức của chúng ta bị hạn chế ở mức cơ bản nhất, ở mức độ cảm quan của chúng ta và bởi những đầu vào có sẵn mà chúng ta sử dụng để hình thành nên tư tưởng và khái niệm.

Các giác quan của chúng ta bị giới hạn

Ngay cả khi nói về những giác quan của chúng ta, chúng ta vẫn cứ chắc chắn một cách đầy kiêu ngạo về những gì mà ta quan sát được, dù đã thật rõ ràng rằng ta chỉ có thể dựa dẫm rất ít vào nhận thức của mình. Khi mà ta chạm vào một hòn đá, ta cảm nhận được sự cứng rắn của nó, trong khi thực tế nó gần như được tạo thành từ những khối không gian rỗng. Chúng ta không cảm thụ được những âm thanh ở tần số cao mà loài chó có thể nghe thấy và tất cả những tia hồng ngoại mà loài muỗi, cá, và một số loài rắn có thể nhìn thấy được. Nếu như bạn sinh sống ở Moscow thì quan niệm của bạn về cái “lạnh” sẽ rất khác biệt so với khi bạn được sinh ra và lớn lên ở Dubai. Liệu bạn có chắc thứ bạn nhìn thấy là một con ngựa – hay đó là một con ếch vậy? Một sự phân vân nhẹ trong đầu bạn có thể sẽ đưa ra một thực tế khác, một điều dường như rất thật đến nỗi khó mà có thể phủ nhận hay buộc bộ não của bạn chối bỏ nó. Hẳn phải có tới cả nghìn tỷ con vi khuẩn xung quanh bạn, ảnh hưởng đến bạn trong lúc bạn đang đọc những dòng này. Và còn có nhiều vi khuẩn bên trong cơ thể bạn hơn cả chính “bạn” nữa, nhưng bạn lại không nhìn thấy chúng. Nếu như bạn từng nói chuyện với một người bị mù màu, bạn sẽ nhận ra rằng anh ấy cũng vận hành cuộc sống hiệu quả giống như bạn vậy mặc dù cách nhìn của anh ta về thế giới rất khác so với bạn. Vì vậy ta hoàn toàn có thể cho rằng ngay cả khi nói đến nhận thức của chúng ta đi nữa, thì chúng ta cũng không “biết” chắc.

Ngôn từ của chúng ta bị bóp méo

Một hạn chế cơ bản khác về kiến thức của chúng ta có thể được tìm thấy trong những nền tảng mà chúng ta sử dụng để tư duy và giao tiếp. Chúng ta sử dụng các từ ngữ để định nghĩa những khái niệm, nhưng không có một từ ngữ nào có thể diễn tả chúng một cách trọn vẹn. Ví dụ như, là từ xoài chẳng hạn. Cái từ này là một khái niệm tâm trí ám chỉ “một loại quả mọng nước, nhiều thịt, có màu vàng như hoa cúc, và có mùi thơm ngọt.” Cái từ này giúp bạn hiểu được điều tôi đang muốn nói tới, nhưng liệu việc nói từ xoài có tạo ra được trải nghiệm ngửi và nếm thứ quả đó hay không? Liệu từ nhiều thịt và thơm có mang đến được sự hiểu biết chính xác về cảm giác có được khi bạn cắn ngập răng vào một trái xoài chín vàng và mọng nước, và thuởng thức cái vị ngọt, hương vị và mùi vị của nó hay không? Và liệu bạn có thể sử dụng những từ này để miêu tả sự khác biệt giữa một trái xoài và một trái đào hay không, đặc biệt là khi bạn chưa từng nếm thứ nào trong số đó?

Hạn chế vốn có của từ ngữ được mở rộng ra tới mọi khía cạnh của kiến thức. Có một thứ màu sắc yêu thích mà tất cả chúng ta đều đồng ý liên hệ tới màu “xanh da trời.” Và chẳng thể nào mà chứng minh được rằng cái hình ảnh thị giác mà bạn thấy được khi bạn nhìn thấy màu của bầu trời cũng giống như hình ảnh mà tôi có được. Ngôn ngữ không thể giúp cho chúng ta đồng bộ hoá sự hiểu biết đó. Đối với tất cả những gì mà chúng ta biết đến, cái cách mà bạn nhìn nhận rằng bầu trời màu xanh một cách trực quan có thể sẽ giống như việc tôi nhìn thấy bông hoa hồng có màu đỏ vậy. Chúng ta đều đồng ý rằng đó là một màu sắc thú vị, và chúng ta đồng ý về hình ảnh và cái tên của nó, nhưng chúng ta không bao giờ có thể biết được rằng liệu chúng ta có thực sự nhìn thấy cùng một thứ hay không.

Chúng ta còn bóp méo kiến thức hơn nữa khi mà chúng ta trừu tượng hoá các lớp lang phức tạp thành một từ đơn giản. Toà nhà chọc trời bao hàm vô số những thiết kế phức tạp, hàng nghìn thứ nguyên vật liệu khác nhau, và sức lao động của hàng triệu con người vào trong một từ ngữ gọn lỏn duy nhất. Điều này đã ám chỉ một cách sai lầm rằng tất cả các toà nhà chọc trời, hay ít nhất là ở một vài mức độ nào đó, đều là một. Một khi chúng ta có được một từ ngữ để mô tả một khái niệm, chúng ta giả định rằng chúng ta biết rõ về cái khái niệm đó bất kể kiến thức của chúng ta thực sự nông cạn ra sao. Làm sao mà chúng ta có thể gói gọn những khái niệm như là tình yêu, lòng sùng kính, linh thiêng, hay xã hội vào trong một từ duy nhất? Bạn hãy nghĩ về sự rộng lớn của tri thức mà chúng ta cố gắng gói gọn trong những từ như triết học, tâm lý học, xã hội học. Có phải tất cả những người theo thuyết vô thần hoặc người theo chủ nghĩa thực tế cũng giống như nhau nên chỉ cần một từ duy nhất cũng có thể hoàn toàn mô tả được họ? Và từ cái chết được biểu thị chính xác đến nhường nào so với cái khái niệm mà nó mô tả? Liệu các từ như là chế độ chuyên quyền, chế độ nhân tài, và chế độ dân chủ có lột tả được những gì mà nó nói đến? Liệu chúng có được sử dụng như những gì mà chúng mô tả?

Trong bộ phim hài hước mà thô tục The Dictator (tạm dịch: Nhà độc tài), Sacha Baron Cohen đóng vai một nhà độc tài ở Trung Đông bị buộc phải biến đất nước của mình thành dân chủ. Ông ta đã phát biểu về những lợi ích của một chế độ độc tài như thế này:

Tại sao các vị lại chống đối sự độc tài thế nhỉ? Hãy thử tưởng tượng mà xem nếu như nước Mỹ là một đất nước độc tài. Thì quý vị có thể để cho một phần trăm dân số có được toàn bộ của cải của đất nước. Quý vị có thể giúp cho những người bạn giàu có của mình giàu hơn nữa bằng việc giảm thuế cho họ và bảo lãnh cho họ mỗi khi họ đánh bài và thua bạc. Quý vị có thể bỏ qua nhu cầu về chăm sóc y tế và giáo dục của những kẻ nghèo. Truyền thông có vẻ như là được hoạt động tự do, nhưng sẽ bị kiểm soát bí mật bởi một người và gia đình ông ta. Quý vị có thể nghe trộm các cuộc nói chuyện điện thoại. Quý vị có thể tra tấn những tù nhân tội phạm nước ngoài. Quý vị có thể gian lận tranh cử. Quý vị có thể nói dối về việc tại sao quý vị lại muốn tiến hành chiến tranh. Quý vị có thể chất đầy các nhà tù của mình với một nhóm sắc tộc nhất định và không ai dám phàn nàn chi cả. Quý vị có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để doạ dẫm những kẻ ủng hộ những chính sách tội phạm học nào đó rằng chúng sẽ đi ngược lại với lợi ích của họ.


Liệu ông ta có nhầm lẫn gì về ý nghĩa của từ độc tài hay không, hay là chúng ta đang nhần lẫn về khái niệm dân chủ đây? Hay tất cả các từ, có lẽ vậy, đã bị sử dụng một cách hời hợt?

Chính bởi vì sự dễ dãi này, mà khi chúng ta cố gắng truyền đạt kiến thức của mình tới những người khác, phần lớn những gì ta nói ra đều bị mất đi khi dịch nghĩa. Thường thì những gì được nói ra không phải là những gì được thấu hiểu. Vậy mà chúng ta vẫn gọi đó là tri thức.

Từ ngữ chỉ là một thứ công cụ mà tôi có thể sử dụng để giao tiếp với bạn qua cuốn sách này. Tôi sẽ cố gắng sử dụng chúng một cách chính xác nhất có thể, nhưng tôi biết là tôi sẽ không đạt tới được điều đó. Đó là lý do vì sao mà tôi thường đặt ra câu hỏi và việc tiếp cận với chiều sâu của các khái niệm là tuỳ thuộc vào bạn. Chỉ có khi đó thì bạn mới tìm ra được kiến thức thực sự. Hãy tự nếm trái xoài của chính bạn. Đừng trông chờ vào những lời nói của tôi.

Là một sinh vật sống, chúng ta xây dựng nên phương pháp tiếp cận đầy đủ đối với kiến thức trên những khối đầu vào khiếm khuyết này. Một toà nhà cũng chỉ kiên cố như những thứ nguyên vật liệu làm ra nó, và buồn thay, nguồn tri thức của chúng ta cũng hạn chế như vốn từ của ta vậy. Khi mà bạn đưa chiều sâu, chiều rộng, và sự hạn chế lại cùng với nhau, bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ có một sự hiểu biết có vẻ là đúng:

Rốt cục, chúng ta thực sự chẳng biết gì nhiều.

Sự Hiểu Biết Thật Sự

Khi Ali được mười một tuổi, thằng bé mua quyển sách có tên gọi The Ultimate Book of Useless Facts (tạm dịch: Cuốn sách cơ bản về những sự thật vô nghĩa). Trong suốt mấy tuần lễ thằng bé thường mang nó theo bên mình trong những chuyến đi chơi cuối tuần của gia đình tôi và đọc to lên những điều lạ lùng nhất. “Mỗi một lần liếm một chiếc tem thư, bạn tiêu thụ khoảng 1/10 calorie.” “Hầu hết những chiếc còi ô tô ở Mỹ đều kêu ở cao độ F.” “Hầu như mọi bồn cầu đều có tiếng xả nước ở cao độ E.” Tất cả đều là những điều không có căn cứ, đều là những dòng chữ vô nghĩa về “kiến thức” – nhưng mà chúng vẫn có quyền được biên soạn thành một cuốn sách. Thằng bé khi ấy sẽ bật cười dữ dội đến nỗi cả cơ thể nó run lên và sẽ nói rằng “Loài người chúng ta ngớ ngẩn quá!” Chúng ta đúng là như vậy, và tôi là kẻ đầu tin xin thừa nhận điều đó.

Tôi là một kẻ nghiện học trong suốt thời niên thiếu của mình. Tôi tôn sùng tri thức. Tôi từng kiêu ngạo về những gì tôi biết và bảo vệ chúng đến cùng – cho tới khi tôi bắt đầu làm việc cho Google. Trong vài tháng đầu tiên Ảo tưởng Kiến thức của tôi hoàn toàn bị phá vỡ. Sự mới lạ của Internet đã mang tới cho tôi rất nhiều điều mà tôi không biết dù đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm và buộc tôi phải xem xét lại những điều mà tôi từng cho là đúng. Khi đi qua dãy hành lang ở một nơi chốn mà tại đó mọi con người đều thông minh hơn mình đã làm thay đổi niềm tin của tôi vào cái ý tưởng rằng “chỉ có một câu trả lời đúng” mà chúng ta từng được học ở trường. Nhiều thành viên trong đội ngũ đa dạng của chúng tôi nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau và thường thảo luận các chủ đề mà tại đó nhiều quan điểm cá nhân đều đúng cả. Mặt khác, phương thức tiếp cận số liệu cực đoan trong việc ra quyết định thường phơi bày sự kém hiệu quả trong một số quan điểm. Đôi khi những ý tưởng được bảo vệ đầy nhiệt huyết lúc đầu hoá ra lại là sai lầm về sau này. Nhưng sự cởi mở lại khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến và mang tới sự đa dạng ghê gớm cho những cuộc thảo luận. Thường thì một thanh niên hai mươi tuổi sẽ thách thức quan điểm của một vị phó chủ tịch nhiều kinh nghiệm hơn hẳn, và thường là người có câu trả lời đúng. Sau một năm làm việc tại Google, tôi nhận ra rằng tôi biết quá ít so với tất cả những gì cần biết tới ngoài kia. Việc tôi biết quá ít, thực ra, giống như là tôi chẳng biết gì hết trơn thì đúng hơn. Thật may là sự hăng hái học hỏi của tôi đã áp đảo ham muốn trong tôi về việc luôn luôn đúng. Sự phát hiện này đã mang đến cho tôi cái cảm giác sung sướng khi tôi từ bỏ cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng nghỉ nhằm bảo vệ quan điểm của mình và chỉ đơn giản là tận hưởng con đường học vấn vô tận. Niềm vui ấy đã thúc đẩy tôi, ngay cả khi tôi viết cuốn sách này, luôn dừng lại và đặt ra câu hỏi rằng liệu những điều nhỏ nhoi mà tôi biết có thực sự phù hợp với quan điểm của bạn hay không. Nó thúc đẩy tôi cần phải yêu cầu bạn rằng hãy đặt ra câu hỏi về tính hợp lý của chúng và tự tìm lấy sự thật cho riêng mình. Nếu như có những điều mà bạn đọc được ở đây hoá ra lại là sai lầm, tôi rất mong bạn thứ lỗi cho tôi. Việc đôi khi phạm sai lầm là điều rất đỗi hiển nhiên trong bản chất của kiến thức. Khi ấy, mong bạn hãy chỉ cho tôi biết, và rồi cùng với nhau chúng ta có thể học hỏi thêm.

Nếu như bạn được che chở khỏi cái Ảo tưởng về kiến thức, thì bạn là một trong số ít ỏi những kẻ may mắn. Tôi đã mất rất nhiều năm để hiểu ra được rằng bất kể tôi tin tưởng mạnh mẽ những gì tôi biết là đúng đến nhường nào, thì tôi vẫn có thể sai lầm. Vẫn luôn có khả năng rằng tôi đã bỏ lỡ một chi tiết quan trọng, và vẫn luôn có những điều khác mà tôi không hề biết. Tôi không phải lúc nào cũng đúng – đó là điều duy nhất mà tôi biết là đúng.

Nhà vật lý học đoạt giải Nobel người Nga Lev Landau[1] từng nói, “Các nhà vũ trụ học vẫn thường sai lầm nhưng chẳng bao giờ nghi ngờ.” Đó là một lời nhận xét đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là từ một nhà khoa học danh tiếng. Chính lịch sử trong ngành nghiên cứu của ông đã chứng minh điều này. Trong ngành vũ trụ học, ban đầu chúng ta giả định rằng Trái đất là một mặt phẳng; khi mà ta biết rằng Trái đất tròn, chúng ta bị thuyết phục rằng nó là trung tâm của cả vũ trụ xung quanh và tất cả các vật thể trên trời khác đều quay quanh nó. Trong mỗi một bước tiến, những người từng sai lầm chưa bao giờ nghi ngờ hết cả.

Einstein, dù vô cùng tài giỏi, chưa bao giờ kiêu ngạo giả định về sự hiểu biết tuyệt đối. Ông từng nói rằng, “Trong lý thuyết, lý thuyết và thực hành là như nhau. Trong thực tế, thì không như vậy.” Khi ông phạm phải một sai lầm lớn trong việc cố gắng “sửa chữa” phương trình của mình bằng cách thêm vào một hằng số nhằm điều chỉnh tác động của trọng lực, ông thậm chí còn thừa nhận rằng mình đã sai. Kỳ lạ là, sau đó ông đã bị phát hiện ra đã sai lầm vì đã sai lầm khi mà các nhà khoa học nhận thấy rằng giải pháp tuỳ tiện của ông, hằng số vũ trụ, thực ra là một trong những sự thật cơ bản nhất của vũ trụ.

Tuy vậy, chúng ta không nên buộc tội chính mình về những gì mà ta cho là ta đã biết. Làm thế nào mà chúng ta có thể tiếp tục làm những điều mà mình cần phải làm nếu như ta tin rằng chúng dựa trên những giả định sai lầm? Làm sao mà một người có thể hăng say làm một điều gì đó nếu cô ta tin rằng nó hoàn toàn sai lầm? Mọi con người, ngay cả những kẻ bất lương hay phạm pháp, cũng cần đến một thứ logic nào đó để biện minh cho những gì họ làm.

Mặc dù vậy, chúng ta càng biết nhiều, thì ta càng nhận ra rằng mình chỉ nhìn thấy một phần nhỏ bé của sự thật mà thôi. Giống như lời Khổng Tử từng nói:

“Tri thức thực sự là hiểu về mức độ ngu dốt của một người.”


[1] Lev Davidovich Landau (tiếng Nga: Лев Давидович Ландау) (22/1/1908 – 1/4/1968), một nhà vật lý Liên Xô nổi tiếng với những đóng góp trong vật lý lý thuyết. Ví dụ: phương pháp ma trận mật độ ứng dụng trong cơ học lượng tử, lý thuyết lượng tử về nghịch từ, lý thuyết về hiện tượng siêu chảy, lý thuyết về chuyển pha bậc 2, lý thuyết Ginzburg-Landau về siêu dẫn, lý thuyết chất lỏng Fermi, sự tắt dần Landau trong vật lý plasma, điểm cực Landau trong điện động lực học lượng tử,… Ông đoạt giải Nôbel Vật lý năm 1962 cho đóng góp trong Lý thuyết toán của Sự siêu chảy.

Trở Nên Sáng Suốt Để Được Hạnh Phúc


Tri thức là thứ ảo tưởng ngăn cản chúng ta khỏi việc nhìn thấy thực tại đằng sau tất cả những ảo tưởng khác bởi vì nó khiến cho chúng ta nghĩ rằng, Nếu như ta có thể tiến xa được đến nhường này trong cuộc sống, thì chắc hẳn kiến thức của ta chẳng thể nào sai được. Quả thực là, cho đến nay bạn vẫn tiến xa trong cuộc sống bất kể sáu ảo tưởng lớn và điều đó xoá bỏ sự thôi thúc phải suy nghĩ về tính đúng đắn của chúng. Nhưng bạn hãy nhìn nhận cho đúng. Hãy cân nhắc đến cái ý niệm rằng những gì bạn đã dành ra cả đời để học tập có thể không hoàn toàn đúng.

Kiến thức hoàn toàn không phải là một điều kiện tiên quyết đối với hạnh phúc. Trạng thái mặc định của bạn trước khi bạn có được bất kỳ kiến thức nào đã là hạnh phúc rồi. Thực ra, kiến thức sai lệch mới chính là lý do cơ bản dẫn tới sự bất hạnh nhất. Sự tin chắc của chúng ta đối với tất cả những điều mà ta biết là đúng dẫn tới việc chúng ta sử dụng cái kiến thức đó như một đầu vào cho Phương trình Hạnh phúc của mình. Vào lúc mà chúng ta phát hiện ra rằng những gì ta biết thực ra là sai, thì cái phương trình ấy trở nên mất cân bằng và sự đau khổ xuất hiện.

Nếu như bạn kiểm tra các hình thức tư tưởng dẫn tới việc bạn không hạnh phúc, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng hầu như đều xuất phát từ sự gắn kết với những ảo tưởng và niềm tin sai lầm. Những quan niệm có tác động sâu sắc nhất tới bản thân chúng ta là những điều mà chúng ta tin tưởng nhất là đúng – trong khi thực ra chúng thường không phải vậy.

Việc bám víu vào những tư tưởng sai lệch cũng giống như là hành vi của con đà điểu vậy: giấu đầu của bạn ở trong cát, và tin rằng bạn đã được an toàn trong khi để cho bản thân mình dễ bị thương tổn trước đau khổ. Đó đâu phải là một sách lược thông minh. Vậy thì tại sao chúng ta lại làm vậy? Là bởi vì cái tôi.
Ảo tưởng về Kiến thức được củng cố mạnh mẽ bởi Ảo tưởng về Bản thân, đặc biệt là cái tôi. Chúng ta định nghĩa bản thân mình bằng sự hiểu biết của chúng ta. Chúng ta bảo vệ những gì mà chúng ta biết và bị xúc phạm khi nó bị tấn công. Bởi vì những gì ta nhìn nhận là đúng rất khác biệt so với những người khác, nên sự tấn công ấy trở nên rất đỗi thường xuyên. Nó trở thành một cuộc tranh đấu liên miên nhằm cố gắng bảo vệ cái tôi. Bạn hãy tháo bỏ các lớp mặt nạ và phòng vệ của mình đi. Hãy để cho vốn kiến thức của mình rộng mở trước các cuộc tấn công. Hãy sáng suốt lên. Hãy định nghĩa con người mình bằng việc cởi mở trước những quan điểm trái ngược với những gì bạn “biết.” Hãy là một nhà thám hiểm, một người tìm kiếm sự thật, luôn sẵn sàng để thừa nhận sai lầm nhằm tiếp tục hành trình tìm kiếm.

Tôi mong rằng bạn hãy dừng lại và suy nghĩ về điều này trong một phút. Bạn hãy nghĩ về những thời điểm khi mà những điều mà bạn tin là đúng lại khiến bạn phải ngạc nhiên vì hoá ra nó khác biệt quá xa so với sự thật. Bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể nhớ đến một vài trải nghiệm như thế. Bạn đừng tiếp tục đọc cho tới khi bạn làm xong bài tập này. Việc bạn thừa nhận với chính bản thân mình về mức độ hiểu biết của bạn là vô cùng quan trọng trước khi tôi đi tới kết luận.

Các nhà thám hiểm đã sẵn sàng chưa?

Phuong trinh hanh phuc (Chuong 5) Su hieu biet cua ban

 Cú Hích Nhẹ

Sự tin chắc của chúng ta về điều gì là tốt và xấu thật sự đã làm phức tạp hóa cách tiếp cận của chúng ta trong việc giải Phương trình Hạnh phúc. Khi mà ta nhìn vào Ảo tưởng về Bản thân, chúng ta nhận thấy rằng việc không hành động như thể bạn là siêu sao của bộ phim màn bạc sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận rằng sự sắp xếp cái tốt và cái xấu rất cân bằng trên toàn bộ các vai diễn còn lại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều điều về khái niệm tốt và xấu cần hiểu rõ.

Dĩ nhiên, chúng ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ diễn ra trong đời sống nhưng thường lại chỉ đón nhận toàn những điều tồi tệ. Khi mà Phương trình Hạnh phúc không được giải một cách chính xác, thì thế giới dường như đã thất bại trong việc đáp ứng các kỳ vọng của chúng ta. Khi điều đó xảy ra, bạn nghĩ rằng những sự kiện trong hiện tại thật tồi tệ và bạn cảm thấy không hạnh phúc. Tuy nhiên, cuộc đời đôi khi cần phải cho bạn một cú hích nhẹ nhằm thay đổi con đường của bạn. Cuộc đời sử dụng một chút khó khăn để dẫn bạn tới một điều gì đó tốt hơn.

Vào năm 1990, một người phụ nữ 25 tuổi người Scotland tên là Joanne đáp chuyến tàu từ Manchester tới London và tàu bị trễ bốn tiếng – một sự kiện mà chúng ta vẫn thường xem là rất tệ. Trong suốt thời gian chờ tàu, ý tưởng câu truyện về một cậu bé tới học tại một trường học dành cho phù thuỷ đã “hình thành trọn vẹn” trong đầu cô. Cô bắt đầu viết ngay sau khi về đến nhà. Mặc dù vậy, hai năm sau đó, chỉ có ba chương sách được hoàn thành. Và rồi cuộc đời đã gánh lấy trách nhiệm và chuyển cô tới vị trí công việc của một giáo viên ngoại ngữ ở Bồ Đào Nha, giới thiệu với cô người đàn ông mà trở thành chồng của cô và là cha của con gái cô, nhưng rồi lại đưa cô đến một cuộc chia tay đầy đau đớn. Cô khi đó buộc phải quay về Scotland. Vào lúc ấy, cả thế giới dường như đang chống lại cô. Cuộc hôn nhân của cô thất bại, và cô ở trong tình trạng thất nghiệp với một cô con gái cần phải chăm sóc. Nhưng thực ra cuộc sống không hề chống lại cô. Cô chỉ nhận được một cú hích mà thôi. Chính cuộc đời đã đẩy cô ra khỏi một số mệnh tầm thường để đến với sự phi thường.

Chúng ta biết được điều đó bởi vì cô ấy là người đã viết bộ sách Harry Potter với bút danh J. K. Rowling và làm say mê hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Về sau này cô miêu tả quãng thời gian đó trong cuộc đời mình như là một sự giải phóng, cho phép cô tập trung vào việc viết lách. Cuộc sống, với tất cả sức mạnh của nó, đã chặn đứng mọi con đường khác, chỉ để lại cho cô một hướng đi duy nhất, và cô đã đi theo nó. Cô đã cố gắng hết sức trên con đường của mình, và hai năm sau đó cô hoàn thành bản thảo đầu tiên. Bộ truyện của cô, được dịch và in ra hơn 65 ngôn ngữ khác nhau, đã bán được hơn 400 triệu bản, khiến cô trở thành một trong những tác giả có sách bán chạy nhất trong lịch sử.

Hãy nhớ rằng: Đôi khi bạn đi lạc lối, cuộc đời sẽ hích bạn một cú thật mạnh … và điều ấy chẳng tệ chút nào!

Người dịch : Deccember Child

 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vì sao con người mê tín

Vì sao con người mê tín  5

 24/04/2024 11:25:24 SA

Các nhà khoa học cho hay mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, nhất là những người hay lo lắng, và hiện tượng này thậm chí còn tồn tại cả trong giới động vật.

Xem chi tiết 
5 điều người thành công không nói với bản thân

5 điều người thành công không nói với bản thân  4

 24/04/2024 11:25:23 SA

Điểm chung của nhiều người thành công là không bao giờ tự chỉ trích và cảm thấy chán ghét chính mình.

Xem chi tiết 
Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'

Mặt trái của 'Hội chứng con vịt nổi'  10

 23/04/2024 11:22:53 SA

Hội chứng con vịt nổi mô tả việc che giấu những khó khăn và căng thẳng đằng sau vẻ ngoài thành công và điềm tĩnh.

Xem chi tiết 
Tại sao nhiều người hay than vãn?

Tại sao nhiều người hay than vãn?  10

 23/04/2024 11:22:52 SA

Nhiều người tưởng rằng than vãn giúp cảm thấy nhẹ nhõm nhưng thực tế hành động này lại gieo rắc đau khổ cho chính bản thân và người xung quanh.

Xem chi tiết 
Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?

Làm thế nào để bớt bận rộn và hạnh phúc hơn?  13

 22/04/2024 11:22:02 SA

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận thấy, 52% người Mỹ thường cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc và 60% cảm thấy quá bận để tận hưởng cuộc sống.

Xem chi tiết 
Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?

Sẽ ra sao khi chúng ta chữa lành tổn thương của mối quan hệ cũ bằng cách bước vào một mối quan hệ Rebound?  13

 21/04/2024 11:20:00 SA

Không phải bất cứ tình yêu nào cũng sẽ có kết thúc có hậu.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2640
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2534
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3201
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2631
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2614
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...