Tội Phạm Bài viết

Rối loạn hoảng sợ (Panic disorders) và các cơn hoảng loạn (panic attacks) là gì?

 02/07/2022 11:44:48 CH |  Admin |   648 lượt xem

(toipham.net) - Cơn hoảng loạn (panic attacks) có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân như căng thẳng/ stress, làm việc quá sức, trải nghiệm mất đi người thân, trục trặc trong gia đình, gặp tai nạn, sinh con, sau phẫu thuật, v.v…

Thông tin chung

Cơn hoảng loạn (panic attacks) có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân như căng thẳng/ stress, làm việc quá sức, trải nghiệm mất đi người thân, trục trặc trong gia đình, gặp tai nạn, sinh con, sau phẫu thuật, v.v… Nhưng vào thời điểm bạn bị “tấn công” lần đầu tiên, bạn sẽ cho rằng mình vẫn ổn và dường như chẳng có lý do gì rõ ràng cho cơn hoảng loạn đó cả. Những lần tiếp sau cũng sẽ đều có vẻ xảy đến một cách ngẫu nhiên, không đoán trước được. Song hiện giờ đã có những bằng chứng rõ ràng về việc chứng lo âu (anxiety) và chứng hoảng sợ (panic) có thể có liên kết với nhau về gen/ di truyền.

Những người chưa từng trải nghiệm cơn hoảng loạn cho rằng đó chỉ là cảm giác căng thẳng hay lo âu, nhưng trên thực tế các cơn hoảng loạn đều đáng sợ và áp lực hơn thế rất nhiều. Lấy thang đo từ 1 đến 10, nếu cảm giác căng thẳng lo lắng là mức độ 3, thì một cơn hoảng loạn toàn diện sẽ nhấn chìm bạn ở mức độ 11!

Roi loan hoang so (Panic disorders) va cac con hoang loan (panic attacks) la gi

ION Orchard by K.

Chuyện thường xảy ra tiếp theo là bạn sẽ liên kết những cơn hoảng loạn với các hoạt động hay địa điểm mà bạn trải nghiệm chúng, và bạn bắt đầu muốn tránh lại rơi vào những tình huống này. Rắc rối bắt đầu nảy sinh từ đây, khi mỗi lần bạn lâm vào tình huống đã từng gây ra cơn hoảng loạn, bạn tự động cho rằng chắc chắn chúng sẽ xảy ra lần nữa và bạn bắt đầu sống lại cảm giác lúc ấy. Điều này có thể dẫn đến chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia) và hạn chế các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày.

Chứng Rối loạn Hoảng sợ (Panic Disorders) có thể rất đáng sợ, nó có thể khiến bạn cảm thấy bất lực và chán nản, dù là bản thân bạn đang phục hồi từ chứng bệnh này, hay bạn sống cùng người đang phải trải nghiệm chúng.

Thông thường, những người mắc chứng này sẽ không thể tự nói rằng họ ‘biết’ họ sẽ ngất xỉu hay ‘tôi sẽ bị đau tim mất’. Hãy xem phần “Các triệu chứng” (bài sẽ được đăng trong tương lai gần) để đọc thêm về lý giải cho những cảm giác khi ấy. Xin hãy đọc phần “Tự giúp bản thân” (bài sẽ được đăng trong tương lai gần) với những thông tin rất hữu ích để đối phó với những cơn hoảng loạn.

Vì những cơn hoảng loạn tấn công rất nhanh, nguyên nhân kích hoạt cũng không rõ ràng, thường sẽ có rất ít cảnh báo về thời điểm chúng sắp xảy ra. Do đó cũng không ngạc nhiên khi những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ rất hay tránh những tình huống mà họ nghĩ hoặc ‘biết trước’ rằng chúng sẽ gây ra cơn hoảng loạn. Điều này dễ dẫn đến việc sợ hãi những tình huống hay những địa điểm mà trước đó đã gây ra căng thẳng lo âu, và từ đó người bệnh sẽ tìm mọi cách để chạy trốn. Đó chính là chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia) đã được nhắc đến ở trên. Vấn đề ở đây là sẽ phải mất hàng tháng trời, thậm chí hàng năm trời để hướng dẫn lại cá nhân đó, rằng chính những suy nghĩ, những giả thiết của họ mới là nguyên nhân gây ra cơn hoảng loạn, chứ các hoạt động và địa điểm gắn với chúng không hề có lỗi. Nhưng vẫn sẽ mất rất nhiều thời gian để người bệnh có thể lặp lại hoạt động hay quay lại địa điểm đó.

Trong khi không dễ để có thể nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp và nhanh chóng, thì quá trình từ chứng căng thẳng lo âu đến hoảng loạn và nối tiếp là chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia) có thể tiến triển rất nhanh nếu không có can thiệp hay giúp đỡ.

Nói từ kinh nghiệm bản thân, tôi luôn tránh di chuyển bằng phương tiện công cộng vì trong một lần trước đó đi taxi, có một vài sự cố đã xảy ra khiến tôi hết sức kinh hãi, từ đó tôi luôn liên hệ phương tiện công cộng với sự sợ hãi và hoảng loạn. Rắc rối bắt đầu lan ra, bao gồm mọi loại tàu điện, tàu hỏa, xe buýt, xe khách, để rồi cuối cùng tôi thậm chí đã không thể đi được xe nếu bản thân mình không phải là người cầm lái. Vấn đề này hiện vẫn đang cản trở cuộc sống của tôi. Tôi đang tự lái xe được nhưng chắc chắn rắc rối sẽ không dừng lại ở đó!

Đã từng có lần có người bảo tôi cứ thử “mặc kệ, ngồi yên nghe động tĩnh” của một cơn hoảng loạn để xem nó có thể thực sự tệ đến đâu, nó sẽ xuống đến mức độ chạm đáy để rồi không thể tệ hơn được nữa, và bạn sẽ “tự động’ bắt đầu bình tĩnh lại.

Nếu bạn đang mắc phải chứng lo âu nặng hay phải chịu đựng nhiều cơn hoảng loạn liên tục, nhưng bạn không biết gì về các chứng này, rất có thể bạn sẽ đến với hàng loạt các bác sĩ hay các khoa Cấp Cứu & Tai Nạn với một cơ số triệu chứng bạn biết được khi tự chẩn đoán bệnh. Để rồi cuối cùng chỉ nhận được câu trả lời rằng cơ thể của bạn không có vấn đề gì về sức khỏe cả, ngoài ra bạn không nhận được bất kỳ sự trợ giúp, thông tin hay giải pháp gì. Và bạn đi đến kết luận là mình đang mắc phải một căn bệnh kinh khủng, bí hiểm có thể giết chết bạn bất kỳ lúc nào mà y học phải bó tay không tìm ra được. Bạn càng thực hiện nhiều xét nghiệm kiểm tra với càng nhiều phương pháp điều trị mà vẫn được chẩn đoán là bình thường, kết luận của bạn càng được củng cố, sự sợ hãi (đi kèm là các cơn hoảng loạn) tấn công bạn càng lúc càng tồi tệ. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến chứng sợ khoảng rộng ở mức độ nghiêm trọng nhất, không thể rời khỏi môi trường sinh hoạt (nhà ở).

Đừng vội bỏ cuộc nhé! Hãy đọc những mục khác để hiểu thêm và nhận được những sự trợ giúp bạn đang cần.

Chứng Rối loạn Hoảng sợ (Panic Disorder) là gì?

Chứng rối loạn hoảng sợ được chẩn đoán khi một cá nhân có bốn, hay nhiều hơn bốn cơn hoảng loạn (panic attack) trong vòng một tháng, hay sau khi trải nghiệm cơn hoảng loạn lại có một thời gian dài (khoảng một tháng) sống trong sự sợ hãi những cơn hoảng loạn có thể xảy ra. Chứng rối loạn hoảng sợ là cấp độ tiếp theo của những cơn hoảng loạn, và nếu bạn được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hoảng sợ chứ không phải chỉ là bị tấn công bởi những cơn hoảng loạn riêng lẻ, chứng này thường được ghi nhận là khó chữa khỏi hơn.

Ảnh hưởng về lâu dài của bệnh là gì? Nếu chứng rối loạn hoảng sợ không được chữa trị đúng đắn và hiệu quả, người bệnh sẽ không thể làm việc và sinh hoạt bình thường ở nơi làm việc hay ở nhà. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, chuyện học hành, công việc và những sự kiện quan trọng khác trong cuộc sống của cá nhân đó.

Tìm hiểu về vấn đề

Khi gặp tội phạm nguy hiểm, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên ‘đánh hay chạy’ (‘fight or flight’). Khi một cá nhân nhận thức được mối đe dọa hay nguy hại, hệ thống thần kinh tự trị sẽ được kích thích, giúp cá nhân đó thoát khỏi tình huống hiểm nguy. Nhưng cơn hoảng loạn (panic attacks) xảy ra khi hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị kích hoạt mà không vì bất kỳ một lý do rõ ràng nào – một “báo động giả”, chỉ có điều nó cho ta cảm giác y như thật.

Roi loan hoang so (Panic disorders) va cac con hoang loan (panic attacks) la gi

Nhắc lại kiến thức: Phản ứng “Fight or Flight” – minh họa bởi Robin Hall. Từ thời cổ đại, tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy như côn trùng độc hay động vật dữ như hổ, báo, sư tử… Qua rất nhiều năm tiến hóa, “tính chất” đó vẫn còn nằm trong gen của chúng ta và điều đó giúp con người mạnh mẽ và dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.

Khi bạn đã được chẩn đoán mắc phải những cơn hoảng loạn hay chứng rồi loạn hoảng sợ, bước tiếp theo cần làm là gì?

Điều quan trọng là bạn hiểu được chẩn đoán là gì và nó dẫn đến những hệ lụy gì. Tin tốt là chứng này không phải bệnh nan y và người bệnh vẫn có thể phục hồi, nhưng sẽ là một cuộc đấu tranh khó khăn và lâu dài, có thể mất đến hàng năm trời để hồi phục. Được rồi, đây là tình huống xấu nhất có thể xảy ra nhưng đó là một tình huống thực tế, vì sẽ thật ngây thơ khi cho rằng bạn có thể hồi phục hoàn toàn chỉ trong vài tuần. Vâng, có người phục hồi được trong vòng vài tuần nhưng cũng có những người bệnh phải mất nhiều năm để vượt qua mọi ảnh hưởng của hoảng loạn. Tôi bị bệnh từ năm 1993, và tôi hiểu phục hồi là công việc khó khăn đến mức nào.

Vấn đề lớn nhất đối với hầu hết mọi người là họ bị xấu hổ bởi căn bệnh này (giống như tôi), họ xem nó như một dạng rối loạn thần kinh hay một điểm yếu, và đó không phải kiểu chuyện bạn muốn kể thoải mái với mọi người. Bạn nên bắt đầu học cách chấp nhận, rằng bệnh của bạn không phải là điều đáng xấu hổ, nó bắt nguồn từ các trục trặc hỏng hóc của các thụ thể trong hệ thống thần kinh trung ương, cũng giống như việc bạn mắc cảm cúm khi hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh và chấp nhận nó, là bạn đang đi những bước đầu tiên trên con đường phục hồi của mình rồi.

Roi loan hoang so (Panic disorders) va cac con hoang loan (panic attacks) la gi

Chúng ta tưởng như cơn hoảng loạn sẽ kéo dài mãi mãi nhưng thật ra cơ thể chúng ta chỉ có thể sản sinh ra một lượng lớn Adrenaline trong một thời gian ngắn, do đó một cơn hoảng loạn chắc chắn sẽ qua rất mau. Sau khi cơn hoảng loạn đã qua, bạn có thể sẽ vẫn cảm thấy run rẩy vì lượng adrenaline vẫn còn (dù thấp) nhưng tất cả những triệu chứng đó đều hoàn toàn vô hại (Minh họa bởi Robin Hall.)

Phần thưởng cũng xứng đáng với những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra lắm, nhưng bạn PHẢI sẵn sàng để nhìn nhận và giải quyết vấn đề, cũng như chấp nhận sự giúp đỡ.

Khi bệnh được phát hiện trong giai đoạn đầu, những tình trạng muộn hơn (và phức tạp hơn), bao gồm trầm cảm, lạm dụng rượu và chứng sợ khoảng rộng, có thể tránh được. Vì vậy điều quan trọng là bạn và bác sĩ của bạn nhận ra các tình trạng ban đầu vào và bắt tay vào điều trị ngay lập tức.

Nhìn lại mới thấy đúng là hay thật. Tôi đã phải chịu các cơn hoảng loạn trong gần một năm trời trước khi bác sĩ chính thức chẩn đoán tôi bị bệnh gì, sau đó mới bắt đầu tiến hành điều trị. Những lần đầu đi khám và giải thích tất cả mọi triệu chứng, để rồi tôi chỉ nhận được câu trả lời “Ăn nhiều bánh mỳ nâu vào”! (*) Nghe thì hài hước nhỉ, nhưng mỗi lần đi gặp bác sĩ rồi bị gạt phăng đi như thế, tôi ra về mà chỉ cảm thấy chắc chắn mình phải bị làm sao rồi, vì cái cảm giác kinh khủng mà tôi phải trải qua không hề bình thường chút nào.

Khi nhận thức được mình đang phải đối mặt với cái gì, tôi bắt đầu tiến hành điều trị nhưng đã quá muộn để kiểm soát những cơn hoảng loạn, tôi đi đến mắc chứng rối loạn hoảng sợ và chứng sợ khoảng rộng.

Tóm tắt, các triệu chứng và cách ứng phó với cơn hoảng loạn (panic attack)

Tóm tắt

Cơn hoảng loạn (panic attack) là một giai đoạn lo âu căng thẳng dữ dội diễn ra trong thời gian ngắn, gây ra cảm giác sợ hãi mãnh liệt cho cơ thể. Trạng thái đó có thể bao gồm nhịp tim tăng nhanh, hô hấp khó khăn, chóng mặt, cơ thể run lên và bị căng cơ. Các cơn hoảng loạn xảy đến thường xuyên, không đoán trước được và thường không liên quan đến bất kỳ mối đe doạ từ bên ngoài nào. Một cơn hoảng loạn có thể kéo dài từ vài phút đến nửa tiếng. Tuy nhiên, ảnh hưởng sau đó về mặt thể chất và tinh thần có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ.

Những cơn hoảng loạn khá thường gặp. Hơn 35 phần trăm dân số sẽ trải nghiệm các cơn hoảng loạn ở giai đoạn nào đó trong cuộc đời họ. Cơn hoảng loạn còn có tên gọi khác là cơn căng thẳng lo âu (anxiety attack).

Nếu không được chữa trị, những cơn hoảng loạn kéo dài với tần suất thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân một cách nghiêm trọng. Người bệnh có thể tìm cách né tránh mọi tình huống (như buộc phải rời khu vực sinh hoạt hay buộc phải ở một mình) mà họ sợ có thể gây ra các cơn hoảng loạn.

Một số người có thể có khuynh hướng mắc các cơn hoảng loạn

Với nhiều người, cảm giác hoảng loạn chỉ xảy đến trong các trường hợp gặp căng thẳng / stress hoặc ốm đau bệnh tật. Những cá nhân liên tục trải nghiệm các cơn hoảng loạn được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hoảng sợ (panic disorder), một dạng của rối loạn căng thẳng lo âu (anxiety disorder). Họ thường mắc cơn hoảng loạn với mức độ thường xuyên, lại không đoán trước được và họ mắc kẹt với nỗi sợ hãi dai dẳng về các cơn hoảng loạn lặp đi lặp lại.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường không đoán trước được và nhiều khi cũng rất khó lý giải. Đôi lúc chúng bị kích hoạt bởi một số tình huống cụ thể – trường hợp này chúng được gọi là cơn hoảng loạn có dấu hiệu. Qua thời gian, những người đang phải đấu tranh với chứng rối loạn này sẽ đi tới mức độ ám ảnh  lo sợ về việc gặp cơn hoảng loạn. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:

  • Trở nên nhạy cảm, cảnh giác cao độ với các mối nguy hiểm hay các triệu chứng của cơ thể.
  • Suy nghĩ lo lắng và bất hợp lý.
  • Có linh tính mạnh mẽ về nỗi sợ hãi, nguy hiểm hay điềm gở, có cảm giác về tai họa lơ lửng trên đầu.
  • Lo sợ mình sẽ phát điên, bị mất kiểm soát hay chết ngay lập tức.
  • Cảm thấy choáng váng và chóng mặt.
  • Cảm giác ngứa ran và ớn lạnh ở mặt, tay và chân, đặc biệt ở phần cánh tay và bàn tay.
  • Cả người run lên, đổ mồ hôi.
  • Cảm giác nóng đỏ bừng mặt.
  • Nhịp tim tăng nhanh. Cảm giác nghe rõ tiếng tim đập thình thình.
  • Có cảm giác đau thắt trong lồng ngực. Đôi khi thấy như đang bị bóp ngạt.
  • Hô hấp khó khăn, buộc phải thở dốc.
  • Có cảm giác nôn nao hay đau bụng.
  • Bị căng cơ.
  • Miệng khô khốc.
  • Có cảm giác không thực, như bị tách ra khỏi hiện tại.

Phản ứng ‘chạy hay đánh’ (‘flight or fight’)

Khi cơ thể gặp phải tình huống nguy hiểm tức thì, não bộ sẽ điều khiển hệ thống thần kinh tự trị khởi phát phản ứng ‘chạy hay đánh’. Một loạt các chất hóa học, bao gồm adrenaline, được tiết ra, kích hoạt các phản ứng về sinh lý của cơ thể. Ví dụ, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, máu đổ dồn đến các cơ bắp khiến chúng căng lên để chuẩn bị cho cơ thể chiến đấu hay bỏ chạy khỏi nguy hiểm.

Một cơn hoảng loạn xảy đến khi phản ứng ‘chạy hay đánh’ được kích hoạt nhưng không có bất kỳ một mối nguy hiểm sắp xảy đến nào. Một cá nhân có thể trải nghiệm các triệu chứng của một cơn hoảng loạn ở các tình huống dường như vô hại và không hề có căng thẳng, như khi đang xem TV hay khi đang ngủ.

Một số yếu tố có thể là ngòi châm khiến cơ thể kích hoạt phản ứng ‘chạy hay đánh’ ở những tình huống không thích hợp:

  • Căng thẳng / stress kinh niên – điều này khiến cơ thể sản sinh các nội tiết tố gây căng thẳng, ví dụ như adrenaline, ở mức cao hơn bình thường.
  • Căng thẳng / stress cấp tính (như trải nghiệm biến cố gây chấn thương tâm lý) – điều này có thể khiến cơ thể đột ngột sinh ra một số lượng lớn các nội tiết tố gây căng thẳng.
  • Chứng tăng thông khí phổi (thở gấp) – gây rối loạn cân bằng khí máu vì không có đủ khí cacbonic trong máu.
  • Tập luyện thể lực ở cường độ cao – điều này có thể gây nhiều phản ứng cực đoan với một số người.
  • Tiêu thụ caffeine quá mức – caffeine trong cà phê, trà và các loại đồ uống khác (nước tăng lực, nước ngọt có ga,… ) là một chất kích thích mạnh.
  • Ốm đau bệnh tật – có thể gây nhiều thay đổi về thể chất.
  • Thay đổi đột ngột về môi trường – ví dụ như đột ngột bước vào một khu vực quá đông người, nóng nực hay quá ngột ngạt.

Những nguyên nhân khác ngoài căng thẳng lo âu

Nhiều triệu chứng thường gặp khi mắc một cơn hoảng loạn cũng có thể xảy đến trong một số trạng thái khác của cơ thể. Một vài loại thuốc hay chất kích thích – như thuốc an thần, rượu hay caffeine – cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như khi hoảng loạn.

Luôn luôn tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp

Hãy luôn tìm kiếm tư vấn về y tế nếu bạn không chắc các triệu chứng của mình, hay của một người nào đó, có đúng là triệu chứng của một cơn hoảng loạn hay không. Trong trường hợp khẩn cấp, liên lạc số điện thoại khẩn 115 để gọi xe cấp cứu.

Điều quan trọng là bạn đến gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe để có thể đảm bảo rằng bất kỳ triệu chứng tái phát nào của cơ thể có vẻ giống triệu chứng hoảng loạn đều không phải vì mắc bệnh, những bệnh này bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh hen suyễn
  • Các bệnh về tai trong
  • Tình trạng cường giáp/Tăng năng tuyến giáp (sự hoạt động quá mức của tuyến giáp – tuyến ở phía trước cổ, tạo ra hoocmôn điều khiển sự lớn lên và phát triển của thân thể)
  • Các bệnh về tim
  • Tình trạng cường giáo hậu sản (sau khi sinh con).

Gợi ý tự giúp bản thân

Một số gợi ý để ứng phó với các cơn hoảng loạn, bao gồm:

  • Tránh việc ‘tự trách’ khi nó làm bạn càng tập trung chú ý vào những triệu chứng của bản thân – đừng tự bảo mình ‘Đừng có hoảng nữa!’ hay ‘Bình tĩnh lại đi!’
  • Nhắc nhở bản thân rằng các triệu chứng của một cơn hoảng loạn rất khó chịu, nhưng nó không đe dọa đến tính mạng của bạn. Tự trấn an rằng mình đã trải qua những cảm giác này rồi và cũng chẳng có chuyện gì tồi tệ xảy ra với mình cả.

Đọc những câu sau thật chậm, lặp lại 2 lần: Hoảng sợ là một dạng lo âu dữ dội, đó là một phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp căng thẳng. Dù đúng hay sai, não bộ cảm nhận được một mối đe dọa đến với sức khỏe và sự an toàn của bản thân mình. Những cảm giác căng thẳng này thật khó chịu nhưng chúng sẽ dần dần lắng xuống.

  • Nếu bạn cảm thấy mình đang sắp bị tấn công bởi một cơn hoảng loạn, chú ý cố gắng giảm nhịp thở của mình xuống bằng cách thở vào một túi giấy, hoặc vào hai bàn tay đang chụm lại. Điều này sẽ giúp lượng oxy trong máu bạn trở lại mức bình thường, giúp bạn thấy đỡ choáng váng và đỡ bị lả đi hơn.

Bạn cũng có thể thử phương pháp thở 4-7-8 của bác sĩ Andrew Weil:

  • Hít vào từ từ trong 4 nhịp
  • Giữ hơi thở trong 7 nhịp
  • Thở ra từ từ trong 8 nhịp
  • Lặp lại từ 1 đến 2 lần nữa.

Điều này sẽ khiến hệ thống thần kinh tự trị chuyển từ trạng thái giao cảm (phản ứng ‘chạy hay đánh’) sang đối giao cảm. Ngoài những trường hợp gây căng thẳng như khi gặp cơn hoảng loạn hay trước kỳ thi, trước khi đi phỏng vấn, bạn cũng có thể dùng kỹ thuật này trước khi đi ngủ, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Bạn có thể xem clip hướng dẫn thực hiện kỹ thuật này ở dưới phần này của bài viết (chưa có sub).

  • Nếu bạn đang gặp đau đớn bởi cơn hoảng loạn (bị đau cơ, đau thắt lồng ngực,…), cố gắng chuyển sự tập trung khỏi bản thân – hãy nghe những giai điệu nhẹ nhàng hay làm bất kỳ điều gì khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Chú ý vào thứ gì đó ngoài cơ thể và ngoài các triệu chứng của bạn. Ví dụ, làm bản thân xao lãng bằng  cách đếm ngược 3 số một từ số 100, nhớ lại những câu chữ trong các bài hát yêu thích của bạn hay tập trung vào những cảnh sắc hay âm thanh tự nhiên xung quanh bạn.
  • Cố gắng chạy trốn tình huống sẽ chỉ càng làm tăng cường nhận thức của bạn rằng các cơn hoảng loạn rất đáng sợ, không thể chịu được. Chống lại cơn hoảng loạn cũng chỉ càng làm tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn. Thay vào đó, hãy để những cảm giác này đến và đi – rồi cuối cùng cảm giác hoảng loạn sẽ lắng xuống. Nếu bạn ngồi yên và để các triệu chứng trôi qua, bạn sẽ thấy tự tin hơn vào khả năng ứng phó của mình.

Nếu bạn biết tiếng Anh và có điện thoại thông minh, bạn có thể tải và sử dụng ứng dụng SAM. Đây là một ứng dụng của trường Đại học Tây Anh (University of the West of England), được xây dựng nhằm giúp những người dùng đang phải đấu tranh với các chứng về rối loạn lo âu có thể tự giúp bản thân.

Link của ứng dụng: https://itunes.apple.com/us/app/self-help-for-anxiety-management/id666767947?mt=8

Link clip hướng dẫn kỹ thuật thở 4-7-8:

Các lựa chọn về điều trị y tế

Nếu các triệu chứng lo âu vật lý được gây ra bởi các bệnh về thể chất, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc cường giáp, những phương pháp điều trị thích hợp cho những căn bệnh này sẽ chấm dứt sự tái phát các triệu chứng hoảng loạn.

Nếu các cơn hoảng loạn là do chứng căng thẳng lo âu gây ra, lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Dùng thuốc
  • Tâm lý trị liệu, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behaviour Therapy – CBT)
  • Liệu pháp Phản hồi sinh học (Biofeedback therapy)
  • Học kỹ năng kiểm soát căng thẳng
  • Học kỹ thuật thở đúng cách
  • Học kỹ năng thư giãn
  • Học kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện thể lực hay ngủ. Cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt để có thể thường xuyên tập thể dục, dù ở mức độ nhẹ. Điều này sẽ giúp đốt cháy lượng adrenaline thừa quá mức trong cơ thể bạn. Đồng thời lập kế hoạch cho chế độ ăn uống để giữ cho lượng đường trong máu của bạn luôn ổn định.

Những nơi có thể tìm kiếm sự hỗ trợ y tế

  • Các bác sĩ chuyên khoa
  • Các nhà tâm lý học

Bạn cũng có thể có thể gửi câu hỏi liên quan đến tâm lý và sức khỏe tâm lý bằng cách inbox cho quản trị hoặc comment trực tiếp trên trang web https://beautifulmindvn.com/

Những điều cần nhớ

  • Các triệu chứng của một cơn hoảng loạn bao gồm sự lo lắng cùng cực và cảm giác vật lý của sự sợ hãi, chẳng hạn như tăng nhịp tim, khó thở, cơ thể run lên và căng cơ.
  • Nguyên nhân kích hoạt các cơn hoảng loạn có thể bao gồm chứng tăng thông khí phổi (thở dốc), căng thẳng trong thời gian dài, các hoạt động dẫn đến những phản ứng thể chất dữ dội (ví dụ như tập thể lực quá độ, uống cà phê quá nhiều) và những thay đổi về thể chất xảy ra sau khi đau ốm hay sự thay đổi đột ngột của môi trường.
  • Cơn hoảng loạn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp bao gồm dùng dược phẩm, liệu pháp tâm lý và học các kỹ năng kiểm soát căng thẳng.

Bài viết này được viết với sự tham vấn và được phê duyệt bởi:

Quỹ Sức khỏe Tâm thần Úc

Nguồn tham khảo: http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Panic_attack

 

Dịch và tổng hợp: Leng Keng

Dịch tranh: Khánh Linh

https://beautifulmindvn.com/2015/04/20/tom-tat-cac-trieu-chung-va-cach-ung-pho-voi-con-hoang-loan-panic-attack/

https://beautifulmindvn.com/2015/04/15/roi-loan-hoang-so-panic-disorders-va-cac-con-hoang-loan-panic-attacks-la-gi/

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  4

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  6

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  4

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  4

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  7

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 
Vì sao con người mê tín

Vì sao con người mê tín  7

 24/04/2024 11:25:24 SA

Các nhà khoa học cho hay mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, nhất là những người hay lo lắng, và hiện tượng này thậm chí còn tồn tại cả trong giới động vật.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2643
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2537
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3203
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2633
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2616
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...