HỌ TRẢI QUA NHIỀU NĂM RÒNG HỌC HÀNH TỐN KÉM NHỮNG MÔN NHƯ LỊCH SỬ, NGHỆ THUẬT, TRIẾT HỌC, THI CA VÀ KỊCH NGHỆ, RỒI BƯỚC RA THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM VÀ PHÁT HIỆN NHỮNG KĨ NĂNG VÀ MỐI QUAN TÂM ĐỘC ĐÁO CỦA HỌ KHÔNG MANG CHO AI LỢI LỘC GÌ.
Nếu đặc biệt may mắn, họ có thể tìm được công việc nào đó, nhưng khả năng cao là không dính líu gì đến thứ đã học hoặc được trả lương bèo bọt.
Phần lớn đành chịu cảnh vừa pha cà phê vừa ai oán - giữa hầm bà lằng kem, sữa và hạt rang xay - về những tháng năm học Foucault hay Herodotus giờ có lẽ đành đổ sông đổ bể.
Chúng ta dễ muốn bác bỏ những lời than vãn này: Nếu anh muốn dành thời gian để tìm hiểu về lý thuyết hậu thuộc địa, đọc tiểu thuyết Mỹ Latinh hay giải cấu trúc phim ma cà rồng, thì cũng tốt thôi, nếu xem đó là thú vui. Đừng có trông mong ai đó trả lương để anh làm việc đó.
Anh cũng đâu được trả lương để đi xem phim hay dự tiệc? Nhưng quả thật, tỉ lệ thất nghiệp - hoặc làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo - cao đến đáng báo động của cử nhân ngành nhân văn là dấu hiệu cho thấy sự lệch lạc thấy rõ của xã hội hiện đại cùng với hệ thống trường đại học.
Điều đó là minh chứng cho việc chúng ta không biết nhiệm vụ của những ngành nhân văn, bao gồm cả văn hóa và nghệ thuật, thật sự là gì.
Chúng ta cứ nói những ngành ấy hay ho, ý nghĩa lắm; chúng ta thích tuyên bố rằng chúng có ích, cao thượng, và cấp ngân quỹ cho một vài giáo sư vùi đầu vào văn khố của họ; nhưng về cơ bản, xã hội nói chung không biết các ngành nhân văn có thể mang lại gì và, vì thế, những người được đào tạo ở những ngành ấy có thể làm điều gì khác hơn là cả ngày pha chế cà phê đá xay.
Vấn đề có dính dáng trực tiếp đến các trường đại học. Nếu hỏi những trường này, tại sao người trẻ cần quan tâm học lịch sử hay văn học, bạn sẽ không thể nhận được câu trả lời thẳng thắn.
E rằng không thể cạnh tranh hiệu quả với những ngành thực dụng như vật lý hay khoa học máy tính, các ngành nhân văn tìm cách né tránh bằng sự mơ hồ và im lặng, cố giữ cho mình đủ danh giá để thoát được mà không cần đưa ra lý do cụ thể cho sự tồn tại của mình.
Bù lại, sinh viên của họ phải vượt qua những thử thách đặc biệt bí hiểm. Chẳng hạn, để lấy bằng cử nhân ngành triết Đại học Oxford, bạn phải hiểu rành rẽ về siêu hình học (bản thể, cá biệt hóa, ý niệm phổ quát) và làm luận văn về tính ý hướng trong triết học của Quine, Frege hay Putnam.
Bằng văn học Anh ở trường này cũng chỉ trao cho những ai có thể luận giải bài thơ Đất hoang của T.S. Eliot cả ở tầng ngụ ngôn lẫn tầng thần bí và tìm ra ảnh hưởng của lý thuyết kịch của Seneca lên sự phát triển kịch thời Jacobean (Giai đoạn trong lịch sử Anh và Scotland, gắn với vương triều Vua James VI của Scotland cũng là James I của Anh, từ năm 1603 đến 1625).
Điều đó cho thấy người ta đã thẳng thừng phớt lờ mục đích thật sự của các ngành nhân văn: Chúng nhằm giúp ta sống và giúp ta chết. Chúng là những gì gần nhất mà ta có khả dĩ thay thế được tôn giáo.
Chúng là kho chứa kiến thức tối quan trọng về cách ta dẫn dắt cuộc đời mình: Tiểu thuyết dạy ta về các mối quan hệ, tác phẩm nghệ thuật giúp tái định hình góc nhìn của ta, kịch mang cho ta những trải nghiệm có tác dụng thanh tẩy, lịch sử là thư mục điển cứu giúp soi tỏ những cảnh huống cá nhân và chính trị.
Cũng như tôn giáo có từ thuở xa xưa, văn hóa tồn tại là để đem lại cho chúng ta một hiệu ứng trị liệu tinh thần, đó là lý do vì sao nó lại cần thiết đến thế trong thế gian hỗn loạn này.
Nhưng để phát huy hiệu ứng trị liệu ấy, chúng ta cần cải tổ các trường đại học. Các ngành như “lịch sử” hay “văn học” vận hành dưới cái mác hời hợt không đủ sức lột tả được các khía cạnh quan trọng của các khối tư liệu mà các ngành này nghiên cứu.
THAY ĐỔI CHO NHỮNG GIÁ TRỊ THIẾT THỰC?
SẼ THẤY MỘT SỰ TĂNG VỌT TRONG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI NÓI CHUNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG MẢNG VĂN HÓA THEO ĐƯỜNG HƯỚNG MỚI - VÌ RẰNG HIỆN NAY KHÔNG AI BIẾT CÁCH TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ, AI CŨNG BỐI RỐI VỀ CÁCH DẠY DỖ CON CÁI, CHẲNG MẤY NGƯỜI BIẾT PHẢI LÀM SAO ĐỂ GIẢI TỎA NHỮNG ÂU LO VÀ KHÔNG AI DÙ Ở ĐÂU MÀ LẠI KHÔNG SỢ CÁI CHẾT.
Cử nhân nhân văn thất nghiệp là thực trạng đáng xấu hổ không cần thiết, bởi rõ ràng văn hóa có lời giải đáp và lời an ủi thiết thực cho những nan đề cấp bách của những con người thật trong thời đại này.
Chúng ta cần đưa những sự thấu thị đó ra ngoài kia, cung cấp cho chúng hình thức phù hợp, thương mại hóa chúng cho hiệu quả, để những cử nhân nhân văn đang phải đi pha cà phê có thể dùng trí tuệ cho công việc phù hợp.
Con người không phải loài sinh vật chỉ cần những thứ thực dụng như thức ăn, nước uống, xi măng hay giày chạy bộ. Chúng ta cũng khao khát những dưỡng chất cho thứ chúng ta gọi (trong khi tránh gán cho nó những mối liên hệ nông cạn) là tâm hồn.
Công việc liên quan đến tâm hồn cần phải trở thành một phần to lớn, chính thống của nền tội phạm kinh tế thế giới, đáng giá hàng tỉ đô la giống như ngành kinh doanh xi măng vậy.
Càng sớm vạch ra mục đích của văn hóa và học cách vận dụng nó đúng như ý định của những người sáng tạo ra nó, chúng ta càng sớm coi sinh viên tốt nghiệp ngành nhân văn là hữu dụng không kém gì cử nhân khoa học máy tính hay kế toán, và họ càng sớm có những lựa chọn khác ngoài quầy cà phê.
----
Trích từ cuốn sách tội phạm học Tại sao chúng ta ghét những thứ rẻ tiền? (Tác giả: The School of Life) là cuốn sách tội phạm học kỹ năng thiết thực dành cho người trẻ. Trong tác phẩm này, tác giả không chỉ đề cập tới chuyện tiền bạc mà còn nêu lên góc nhìn khác về những vấn đề khác thiết thực không kém như nạn thất nghiệp tràn lan của cử nhân các ngành xã hội và nhân văn, hiện tượng đánh giá con người qua số tiền họ kiếm được, hay việc ta không biết cách tiêu tiền làm hài lòng chính ta nhất...
Xem sách tại
Fahasa: https://shorten.asia/atXqG6eS
Theo tamlyhoctoipham.com