Tội Phạm Bài viết

Tại sao anh em lại bất hòa

 03/12/2021 2:32:11 CH |  Admin |   435 lượt xem

(toipham.net) - Anh em bất hòa là một hiện tượng vẫn còn nhiều bí ẩn. Tại sao có những cặp anh chị em ruột luôn sát cánh bên nhau cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, trong khi những cặp khác lại cắt đứt mối liên hệ với nhau?

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/articles/201503/why-siblings-sever-ties

Anh em bất hòa là một hiện tượng vẫn còn nhiều bí ẩn. Tại sao có những cặp anh chị em ruột luôn sát cánh bên nhau cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, trong khi những cặp khác lại cắt đứt mối liên hệ với nhau?

Tác giả: Sara Eckel, đăng vào ngày 9/2/2015 – biên tập lại vào ngày 9/6/2016

 

Hope Rising từng rất sợ những bữa tối trong dịp tết nhất bên gia đình. Bà chị của cô khiến cho mỗi bữa ăn đều trở nên khốn khổ, với những lời nhận xét đầy ác ý về gần như mọi điều mà Rising nói hay làm. Nếu cô dẫn một người bạn trai mới về ra mắt, bà chị sẽ hỏi oang oang, “Liệu cậu này trụ được bao lâu?” Nếu Rising kể về việc cô đi khiêu vũ với bạn bè, bà chị sẽ bình luận rằng cô thường bỏ mặc lũ con thơ ở nhà để tiệc tùng đàn đúm ra sao. Có một lần, khi cha cô muốn chụp chung tấm hình với hai chị em, bà chị quý hóa của cô từ chối ngay lập tức và ngúng nguẩy rời khỏi căn phòng.

“Chị ấy thậm chí còn chẳng cho cha tôi tấm hình mà ông muốn,” Rising nói.

Có lần, sau bữa ăn tràn ngập những lời xúc phạm, cha của Rising yêu cầu chị gái cô hoặc là xin lỗi em hoặc là cút. Bà chị bỏ về, ông chồng và lũ con lẽo đẽo theo sau.

Đó là khi mà Rising quyết định đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ này: “Tôi nhìn cha tôi và nói rằng, ‘Cha ạ, con không thể tiếp tục như thế này nữa.’”

Phải mất 14 năm, và một căn bệnh ung thư quái ác, mới khiến hai chị em thèm bắt chuyện lại với nhau.

Tai sao anh em lai bat hoa

 

Địch Thủ Máu Mủ Ruột Già

Trong lịch sử của nhiều gia đình, luôn có những thời điểm mà những chiếc khăn ăn bị ném xuống đĩa và các quyết định được đưa ra – dù là lặng lẽ hay ồn ào – rằng một ai đó đã chịu hết nổi. Đôi khi điều này xảy ra do tình trạng đối kháng ở tuổi thơ mà giờ đã di căn thành một nỗi oán giận độc hại. Đôi khi chẳng hề có sự kiện kịch tính nào xảy ra cả, chỉ là bạn nhận ra rằng bạn chưa bao giờ thực sự thích cái người đưa tô khoai tây nghiền cho bạn kia và vì thế mà chẳng có lý do gì để phải tiếp tục vất vả vượt cả nửa chiều dài đất nước mà tới thăm anh ta hay chị ta nữa.

Tỷ lệ người Mỹ cắt đứt quan hệ với anh chị em ruột của mình tương đối nhỏ – có lẽ là ít hơn 5 phần trăm, Karl Pillmer, giáo sư chuyên ngành phát triển con người và lão khoa thuộc Đại học Cornell cho biết. Phần còn lại trong chúng ta thể hiện cảm giác gần như là tích cực hoặc trung lập về anh chị em của mình, nhưng điều đó có thể mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ như, chỉ có 26 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18 đến 65 trả lời trong bảng khảo sát của trường Đại học Oakland rằng họ có mối quan hệ anh chị em thân thiết thông qua việc thường xuyên liên lạc và ít ganh đua với nhau, trong khi 19 phần trăm có mối quan hệ thờ ơ, và 16 phần trăm có mối quan hệ thù địch. Phần còn lại nói rằng anh chị em của mình thân thiện và ủng hộ hết mực nhưng điều này vẫn có thể bao gồm việc hạn chế liên lạc hoặc khả năng cạnh tranh cao.

Nhà tâm lý học Daniel Shaw thuộc trường Đại học Pittsburgh, người nghiên cứu về mối quan hệ anh chị em của trẻ em, thừa nhận rằng hoạt động nghiên cứu về mối quan hệ anh chị em của người trưởng thành khá hiếm hoi, vì thế có lẽ chúng ta chưa có được một cái nhìn toàn cảnh, ít nhất một phần là bởi vì đối với nhiều gia đình, “nó có vẻ rất hỗn loạn. Nói thẳng ra, cứ giả vờ rằng sự rạn nứt không hề tồn tại sẽ dễ dàng hơn nhiều.”

Nhưng Shaw biết rằng sự nhức nhối có thể rất sâu sắc. Khi tham gia một chương trình trò chuyện trên đài phát thanh để thảo luận về một bài báo có chủ đề về mối quan hệ của anh chị em thời thơ ấu, ông đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều cuộc gọi của những người lớn mong muốn được nói chuyện với một ai đó về nỗi đau khi phải chịu đựng sự ghẻ lạnh từ anh chị em của mình. “Việc này thực sự khó mà có thể quên được,” ông nói. “Một điều gì đó đã xảy ra và họ không bao giờ tha thứ cho người kia, nên giờ đây khi đã trưởng thành, họ gọi điện đến chương trình để nói về việc họ đã quyết định tha thứ như thế nào, hoặc họ đã không nói chuyện với nhau suốt 20 hay 30 năm ra sao.”

Một Sự Mất Mát Bị Bỏ Qua Rộng Rãi

Jeanne Safer, nhà tâm lý trị liệu ở thành phố New York và là tác giả của cuốn sách tội phạm học Cain’s Legacy: Liberating Siblings from a Lifetime of Rage, Shame, Secrecy and Regret[1] cho rằng: Sự xích mích giữa những anh chị em ruột đã trưởng thành thường không phải là mối quan tâm lớn của bác sĩ lâm sàng, hoặc của phần lớn nền văn hóa, có thể khiến cho các vấn đề trở nên khó khăn hơn nhiều đối với những người đang phải chịu đựng trò hề của người anh chị em của mình.

Những thay đổi trong xã hội cũng gây ra ảnh hưởng: Khi người dân Mỹ dịch chuyển từ mô hình đại gia đình sang gia đình hạt nhân, mối quan hệ anh chị em ruột đã bị lu mờ trước mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, hoặc giữa vợ và chồng, nhà xã hội học Dalton Conley đến từ trường Đại học New York cho biết.

Thiếu đi nhiệm vụ văn hóa để gắn bó với nhau hoặc một lộ trình trị liệu để hòa giải, nhiều cặp anh chị em ở trong mối quan hệ căng thẳng không thấy được lý do để tiếp tục duy trì mối quan hệ của họ. Nhà tâm lý học Joshua Coleman, đồng chủ tịch Hội đồng Gia đình Đương đại, cho rằng các bậc cha mẹ và những người con đã trưởng thành cảm thấy một sự bức thiết mạnh mẽ về mặt đạo đức trong việc giữ liên lạc, cho dù mối quan hệ có khó khăn đi chăng nữa. “Nhưng với mối quan hệ anh chị em thì mối ràng buộc này là yếu hơn, vì vậy ít có sự khoan dung hơn,” ông nói. “Vì mày láo với tao, cho nên là đờ mờ mày.”

Đó chính là thái độ hiện tại của Lachlan Atcliffe. Gần ba năm trước, vị luật sư chuyên về tài sản thương mại người Anh này chuyển đến ở với em trai mình trong lúc đang tìm kiếm một căn hộ ở London. Khi Atcliffe bước chân vào căn hộ, lời nói đầu tiên của em trai anh là, “Tôi muốn ông rời khỏi đây sau ba ngày.”

Trong hai tuần tiếp theo, Atcliffe phải hứng chịu cơn thịnh nộ thường xuyên của em trai, là kết quả của mối hận thù thời thơ ấu dai dẳng mà anh chưa bao giờ biết là có tồn tại. “Đó là một cú sốc lớn,” anh nói.

Kể từ đó Atcliffe không còn nói chuyện với cu em nữa.

Tai sao anh em lai bat hoa

 

Ê, Em Trai Bồ Dạo Này Thế Nào Rồi?

Bởi vì rất ít người trưởng thành hiện nay xem mối quan hệ anh chị em là một khía cạnh trung tâm của cuộc sống trưởng thành, nên một ai đó xa lánh anh chị em của mình thường viện đến lý do khoảng cách địa lý để che đậy cho việc mất liên lạc: “Anh trai tôi đang sống ở Phoenix, nên tôi không gặp anh ấy nhiều.”

Tuy nhiên, bởi vì các mối quan hệ anh chị em không có sức nặng như là mối quan hệ với cha mẹ, duy trì chúng là dễ dàng hơn đối với hầu hết mọi người – điều này càng khiến cho việc giải thích về sự xa cách trở nên phức tạp hơn. Khi kể với người khác rằng bạn có một mối quan hệ khó khăn với cha mẹ, hầu như bạn luôn nhận được một nụ cười cảm thông. Thừa nhận rằng bạn đã ly hôn, thường chẳng mấy ai tỏ ra ngạc nhiên. Nhưng bạn sẽ làm gì khi có người hỏi, “Em trai bồ dạo này thế nào rồi?” và bạn thì chẳng biết cái quái gì cả?

Laura McDonald, huấn luyện viên cá nhân ở New York, từng phải nói dối. “Tôi sẽ nói là, ‘Ô, anh ấy ổn lắm, blah blah blah.” Nhưng thực ra, họ đã cắt đứt quan hệ vào ba năm trước, sau khi cô kiểm tra điện thoại của mình ở một sân bay và đọc được tin nhắn của người anh trai: “Ê, nếu mày vẫn chưa bay, thì tao mong là máy bay của mày sẽ bị rơi.”

Mặc dù theo một cách nào đó, sự cắt đứt hoàn toàn này chính là một sự giải thoát – McDonald đã phải chịu đựng sự thù địch của anh trai mình trong nhiều thập kỷ – cô cũng rất đau khổ khi phải đi đến bước này. “Nó giống như là một bí mật bẩn thỉu vậy,” cô nói. “Thật xấu hổ khi phải trả lời những người hỏi tôi rằng, ‘Tại sao các bạn không thể hòa thuận với nhau? Có chuyện gì nghiêm trọng thế?’”

Sự Ganh Đua Biến Thành Xung Đột Như Thế Nào

Khi còn nhỏ, anh chị em trong nhà thường hay đánh nhau. Đó là điều diễn ra trong mọi gia đình. Chúng tức giận với nhau vì bị cướp đồ chơi, vì bị mặc trộm quần áo, hay bởi vì đã lấn qua ranh giới vô hình ở băng ghế sau trên chiếc xe hơi của bố mẹ. Nhà tâm lý học Laurie Kramer của trường Đại học Illinois đã nghiên cứu các cặp anh chị em từ 3 đến 9 tuổi và nhận thấy chúng trải qua 2,5 cuộc xung đột trong khoảng thời gian 45 phút chơi với nhau – cứ mỗi 18 phút lại xảy ra một cuộc xung đột. Tỷ lệ này xem chừng có vẻ khá cao, nhưng trong một mối quan hệ anh chị em lành mạnh, vẫn còn có rất nhiều tương tác tích cực khác.

“Bởi vì có rất nhiều điều tích cực xảy ra,” Kramer nói, “các cặp anh chị em có thể chịu đựng một vài điều tiêu cực trong mối quan hệ của mình, và chúng ta biết rằng cái khả năng đánh nhau với anh chị em của bạn và rồi sau đó giải quyết các mâu thuẫn này có thể là một thành tựu phát triển quan trọng.”

Những cặp anh chị em không bao giờ học được cách giải quyết những xung đột kiểu này có nguy cơ cao nhất trong việc vấp phải sự ghẻ lạnh khi trưởng thành, theo lời Katherine Conger, giám đốc của Nhóm Nghiên Cứu Về Gia Đình thuộc trường Đại học California, Davis: “Bạn không có động cơ để cố gắng giữ liên lạc. Bạn chỉ muốn tránh xa người kia.”

Gia đình có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng giải quyết xung đột của các cặp anh chị em – nếu như Cha và Mẹ không có khả năng giải quyết các tranh cãi của họ, họ sẽ không thể làm tấm gương giải quyết xung đột cho các con mình. Nhưng Coleman nhấn mạnh rằng các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng là người có lỗi – đôi khi đó chỉ là sự va chạm trong tính cách. Các nhà tâm lý học giờ đây biết rằng, ông nói tiếp, có một thành phần trong gene liên quan tới tính kiên cường – một số đứa trẻ là “bồ công anh” có khả năng giải quyết gần như mọi loại xung đột, trong khi những đứa khác là “phong lan” mà sẽ chóng héo tàn trừ khi được chăm sóc cẩn thận.

Tất cả chúng ta đều có những mức độ chịu đựng và nhạy cảm khác nhau, nên thật khó để có thể gán một tính cách cụ thể cho những người cắt đứt quan hệ với anh chị em của mình; đó có thể là một dấu hiệu của lòng tự trọng quá cao hoặc quá nhạy cảm, tùy thuộc vào cách nhìn nhận tình huống của mỗi người: Có phải người anh chị em “có vấn đề” kia thật sự hung hăng, hay kẻ ghẻ lạnh đã cảm thấy bị xúc phạm một cách quá vội vàng trong khi không hề có sự cố ý nào ở đây cả?

Mặt khác, việc bao dung một mối quan hệ anh em như vậy cũng có thể cho thấy một quyết tâm đặc biệt mạnh mẽ hay yếu ớt. “Một người mang mặc cảm tội lỗi và không có lòng tự trọng cao có thể sẽ bỏ qua cho một người anh chị em mà đã khiến họ phải trả giá rất nhiều về mặt tâm lý,” Coleman nói. “Trong khi đó, một người thật sự lành mạnh có thể sẽ nhân ái hơn và có thể nhìn nhận người anh chị em của mình từ một vị trí đủ tách biệt.”

Tai sao anh em lai bat hoa

 

Nhưng Safer cho rằng có hai loại tính cách đặc biệt dễ bị anh chị em của mình cô lập – những người cực kỳ hung hăng và những người mà bà gọi là nhà sưu tập những lời than phiền. “Họ là những người sẽ nói rằng, ‘Chị chẳng bao giờ cảm ơn tôi vì bó hoa tôi tặng chị vào năm 1982.’ Những điều như thế này luôn bào mòn sức chịu đựng của người khác.”

Amy Day đã gặp phải cả hai nét tính cách trên. Cô có thể nhớ lại những khoảnh khắc trong ký ức tuổi thơ khi chị gái, người hơn cô mười tuổi, dẫn cô đi ăn kem hay đi chơi. Nhưng thái độ chủ yếu của chị gái đối với cô, lúc đó và bây giờ, vẫn là sự oán hận sâu sắc. Là em út trong số sáu anh chị em, Amy là đứa trẻ được sinh ra khi cha mẹ cô đã có tuổi và soán ngôi vị út ít trong nhà của chị gái mình. Kể từ đó, Day cảm thấy, chị gái cô bực tức với mọi sự kiện tích cực trong cuộc đời cô – các kỳ nghỉ, ca hát và biểu diễn nghệ thuật, thậm chí là cả quyết định nguyện theo Phật.

Hình ảnh những lời chúc mừng sinh nhật trên trang Facebook của Day khiến chị gái cô nổi cơn điên. “Chị ấy viết cả một bài dài trên tường của tôi để hỏi rằng tại sao mọi người lại coi tôi là bạn,” Day kể lại, “và tại sao họ lại có thể đối tốt với tôi. Bởi vì nếu như họ biết được sự thật về con người tôi và tôi đối xử kinh khủng với chị ấy như thế nào, họ sẽ không thích nổi tôi đâu.”

Day sau đó đã hủy kết bạn với chị gái mình.

Đứa Con Được Cưng Nhất

Amy Day và Hope Rising đều nói rằng chị gái của họ tự xem mình là đứa con ít được thương hơn. Day kể rằng ngôi nhà của cô, nơi từng chứa đựng một ông anh nghiện rượu và một bà chị tâm thần phân liệt mà sau này đã tự vẫn, là một mớ bòng bong, và mẹ cô xem Amy, đứa con út, là một sự khởi đầu mới: “Tôi sẽ trở thành đứa con không làm bà thất vọng,” cô kể.

Theo nghiên cứu của Pillemer, có khoảng 2/3 đến ¾ các bà mẹ có một đứa con mà mình cưng hơn. Khi sự thiên vị ở vào mức độ cao, hoặc được hiểu là như vậy, anh chị em trong nhà thường có khuynh hướng trở nên xa cách nhau. “Đó có vẻ như là điều mà mọi người không vượt qua được,” ông nhận xét.

“Nếu người anh chị em ruột ở vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh, mối quan hệ có thể trở nên đau đớn hơn bởi vì không có gì để chống lại nó,” Coleman nói. “Nhưng nếu như họ là người thành công hơn, thì đó sẽ là một thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ hơn nhiều” để họ có thể tự tin trở lại và thiết lập một mối quan hệ bền chặt hơn.

Tai sao anh em lai bat hoa

 

Khi Mồi Lửa Bốc Cháy

Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ, trước sự ngạc nhiên của một số cặp anh chị em đã trưởng thành, khi mà các bậc cha mẹ bắt đầu già đi và những vấn đề như là chăm sóc lâu dài hay việc phân chia một bất động sản được đưa vào trong mớ hỗn độn này. Nhiều cặp anh chị em ruột mà không hợp tính nhau có thể đã tránh được việc tiếp xúc với nhau khá dễ dàng trong nhiều năm nhưng khi bị buộc phải đối mặt với nhau và cha mẹ họ hoặc gia đình mở rộng trong những tình huống căng thẳng, một cuộc chiến tranh lạnh có thể leo thang thành xung đột công khai.

Một tác giả người Florida, yêu cầu được giấu tên, nói rằng cô chưa từng có mối quan hệ tốt đẹp với chị gái của mình – chỉ đơn giản là họ không có nhiều điểm chung. Nhưng trong khi nữ tác giả chăm sóc cho người mẹ sắp gần đất xa trời của họ tại nhà riêng của mình, chị gái cô đã rút sạch tiền trong tài khoản ngân hàng của người mẹ và thanh lý hết các tài sản có giá trị trong ngôi nhà của bà cụ.

Đó là một trong những giai đoạn đau đớn nhất trong cuộc đời cô ấy. “Đấy là một sự phản bội rất lớn,” cô nói. “Tôi không nghĩ một ai đó lại có thể đoán trước được điều này. Tôi chắc chắn là không.” Hai người đã không liên lạc với nhau trong bốn thập kỷ.

Người Anh Chị Em Đến Từ Hành Tinh Khác

Không phải tất cả sự ghẻ lạnh của anh chị em ruột đều liên quan đến cãi vã, trộm cắp, hay thậm chí là trộm cắp vặt. Sự thờ ơ cũng có thể tàn khốc và đáng kinh ngạc khi mà các cặp anh chị em nhận ra rằng họ chỉ là những con người khác biệt không có mấy điểm chung, và có rất ít lý do để kết nối với nhau.

Và rồi có những thời điểm bạn tình cờ đọc một bài báo hay một câu chuyện cười mà bạn muốn chia sẻ theo bản năng. “Rồi thì chỉ…thở dài,” Christine Parizo nói. Cô cắt đứt lên lạc với anh trai mình sau khi anh ta bảo với cô rằng anh không thể xin nghỉ để bay từ California tới Massachusetts dự lễ rửa tội của con gái cô, và rồi cô phát hiện ra thay vì vậy anh ta đi nghỉ cuối tuần ở Las Vegas. “Tôi gần như nổi điên và nói rằng, ‘Tôi không thèm quan tâm tới anh nữa.’”

Như thường thấy trong các trường hợp của mối quan hệ chị em, Parizo gần như thực hiện tất cả các phần việc cảm xúc để duy trì mối quan hệ của họ – anh trai cô vui vẻ nghe điện thoại mỗi khi cô gọi tới, nhưng hiếm khi nào lại chủ động liên lạc. Mặc dầu vậy, hai năm sau sự kiện Las Vegas, Parizo đồng ý đi ăn sáng cùng anh trai mình, dưới sự thúc giục của cha mẹ cô, trong một đợt cô tới California công tác. Đó là khi anh ấy lần đầu tiên giải thích rằng lễ rửa tội của con gái cô chính là thời điểm mà anh đang gặp phải vấn đề cá nhân, giai đoạn cuối của cuộc ly dị của anh. “Tôi chẳng biết gì về những điều mà anh ấy đã phải trải qua lúc đó,” cô nói. “Khi ấy anh tôi hẳn phải thấy tồi tệ lắm.”

Sau đó, anh của Parizo bắt đầu nỗ lực hơn, thông qua việc nhắn tin và liên lạc với cô qua Instagram và Facebook. Nhưng quan trọng hơn cả, cô kể, là việc họ có thể khôi phục lại lịch sử chung của họ. “Thật tuyệt khi có thể chia sẻ những kỷ niệm với một ai đó có cùng quan điểm với mình.”

Đây là một lý do, Kramer nhấn mạnh, mà ngay cả các cặp anh chị em trong những mối quan hệ bất hòa vẫn cảm thấy bị kéo lại với nhau. “Đó chính là thực tế rằng có một người khác cũng biết mẹ bạn cảm thấy thế nào khi bà chuẩn bị hành trang cho một chuyến du lịch hay khi chiếc xe trong nhà bị hỏng,” cô nói. “Sự chia sẻ trải nghiệm và thấu hiểu ấy rất mạnh mẽ.”

Chẳng có gì ngạc nhiên khi lý do chính khiến các cặp anh chị em có hiềm khích với nhau vẫn còn giữ liên lạc là để xoa dịu cha mẹ. “Các bậc cha mẹ cố gắng dàn xếp việc này đến phát điên,” Safer nói. “Họ thúc đẩy điều đó trên chiếc giường bệnh của mình.”

Nhưng mặc dù sự can thiệp của cha mẹ có thể có một ảnh hưởng tích cực, như trong trường hợp của Parizo, lời nói của một người mẹ hay người cha cũng có thể làm sâu sắc thêm nỗi đau. Atcliffe, vị luật sư người London từng chịu cơn tam bành của em trai mình, nói rằng phản ứng của cha mẹ anh khiến anh bị sốc: “Họ không ngừng khăng khăng rằng chẳng có chuyện gì xảy ra cả và rằng tôi hẳn phải đang làm quá mọi chuyện lên. Tôi đã không thể nói với ai về chuyện này cho tới khi tôi được nói chuyện với một chuyên gia biết lắng nghe và không bảo tôi rằng hãy im đi.”

Ai Đi? Ai Ở?

Có thể rất khó để thuyết phục những người đã cắt đứt liên lạc với anh chị em của mình, nhưng với nhiều người mà nói, gia đình vẫn là gia đình, dù cho mọi chuyện có tệ thế nào đi nữa.

Hiện tại Cathy Robbins là thành viên duy nhất trong gia đình cô còn nói chuyện với người anh chuyên gây rắc rối của mình, điều này đã đặt ra một thách thức kể từ khi anh ta mất tích gần đây và được tìm thấy trong một bệnh viện ở Montana với một số vấn đề y tế liên quan đến chứng nghiện rượu. Hiện Robbins đang cố gắng thu xếp việc chăm sóc y tế cho anh mình từ nhà của cô ở California. Đó cũng chính là người anh trai mà Robins đã xin lệnh cấm tiếp cận của tòa án và là người đã đẩy cô ngã xuống cầu thang khi họ còn ở lứa tuổi vị thành niên. Vậy tại sao cô vẫn còn quan tâm tới anh ta?

“Tôi không muốn nhận được điện thoại từ một văn phòng điều tra nào đó với tin tức tội phạm rằng, ‘Chúng tôi có một cái xác ở đây, và tôi có số điện thoại của cô.’ Đấy là cú điện thoại mà tôi rất sợ phải nhận,” cô nói. “Anh ấy không phải là người xấu. Anh ấy chỉ đưa ra một số lựa chọn thật sự tồi tệ mà thôi.”

Điều khác biệt giữa người vẫn quyết định ở lại trong một mối quan hệ anh chị em có vấn đề và người ra đi có lẽ có ít nhất một phần dựa trên nền tảng văn hóa và hoàn cảnh tội phạm kinh tế xã hội. Nghiên cứu của nhà xã hội học Annette Lareau thuộc trường Đại học Pennsylvania cho thấy những gia đình nghèo và thuộc tầng lớp lao động có mối quan hệ họ hàng bền chặt hơn so với những người thuộc tầng lớp trung lưu. Và Safer nhấn mạnh rằng những người đến từ nền văn hóa nhập cư truyền thống hơn thường chịu sức ép lớn hơn trong việc duy trì mối quan hệ anh chị em, bởi vì nó được xem như là một phần mở rộng cho việc tôn kính cha mẹ họ.

Sự thôi thúc cần phải trung thành với gia đình có tính thâm căn cố đế – cũng giống như những loài động vật có vú khác, chúng ta vốn dĩ ưu ái những ai chia sẻ với chúng ta nhiều gene nhất, Frank Sulloway, giáo sư tâm lý học thuộc trường Đại học Berkeley, California cho biết. Một số anh chị em củng cố mối quan hệ của họ bằng cách áp dụng nguyên tắc có qua có lại để xây dựng sự hợp tác – bạn giúp em gái mình chuyển nhà; cô ấy sẽ giúp trông chừng cún cưng của bạn trong thời gian bạn đi du lịch.

Tuy nhiên, xét từ góc độ tiến hóa, anh chị em ruột cũng tham gia vào sự ganh đua bởi vì họ cần cạnh tranh với nhau để giành lấy một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong cuộc sống – sự quan tâm của cha mẹ. Trong phần lớn lịch sử loài người, đây không chỉ là vấn đề được cho ăn học, hay là việc ai sẽ có được số nữ trang của Mẹ. “Vào hai trăm năm trước, có một nửa số trẻ em không thể sống được qua thời thơ ấu,” Sulloway nói. “Vì thế, cường độ cạnh tranh của anh chị em ruột với nhau có ý nghĩa nhiều hơn khi bạn nhận ra rằng những khác biệt rất nhỏ trong sự thiên vị của cha mẹ cũng có thể quyết định liệu một đứa trẻ có được đưa đi bác sĩ hay không.”

Ngoài những yếu tố kể trên, Coleman tin rằng, các quyết định về việc duy trì liên lạc chung quy là phụ thuộc vào khí chất cá nhân. “Một số người vẫn duy trì liên lạc khi mà người ngoài đều cho rằng họ có thể chấm dứt mối quan hệ đó,” ông nói, “trong khi những người khác lại cắt đứt tình anh em vì những lỗi lầm tương đối nhỏ nhặt.”

Safer cho rằng hoàn toàn cắt đứt tình anh em, bất kể điều đó có xứng đáng thế nào về mặt khách quan, vẫn có những phân đoạn tình cảm nghiêm trọng. Những người khơi mào sự ghẻ lạnh về sau này thường cảm thấy vô cùng hối hận. “Anh chị em ruột thường là thành viên cuối cùng trong gia đình ta còn sống. Cha mẹ chỉ sống với ta chừng 30 đến 50 năm, nhưng ta có anh chị em ở bên từ 50 đến 80 năm,” bà nói. “Đấy là người duy nhất còn nhớ được tuổi thơ của bạn, và bạn chẳng có gì để nói với họ? Vậy thì đúng là bi kịch.”

Tuy nhiên, với một số người, việc duy trì mối quan hệ chỉ đơn giản là không thể. “Nó không phải lúc nào cũng có thể sửa chữa được,” Safer nói, “nhưng thứ có thể sửa chữa là việc bạn vượt qua chính mình.”

Đây là kết luận mà McDonald đã đúc kết ra được. Tin nhắn ước gì cô bị rơi máy bay của anh trai quả là vô cùng đáng buồn, nhưng một khi cô chấp nhận rằng mối quan hệ thực sự đã kết thúc, cô có thể ngừng thấp thỏm bên anh mình và bắt đầu với việc chữa lành. “Đó là một thời điểm mấu chốt,” cô nói. “Bạn có thể chạm tay vào mặt bếp và tự làm bỏng mình bao nhiêu lần kia chứ?”

Với việc người anh trai bước ra khỏi cuộc sống của mình, McDonald nói, cô có thể cố gắng vượt qua cảm giác đau khổ khi mối quan hệ của họ chấm dứt. Năm ngoái, cô đã viết một bài blog kể về việc cắt đứt quan hệ với anh trai và ngay lập tức nhận được phản hồi của những người có hoàn cảnh tương tự trên khắp thế giới. “Tôi nhận được những phản hồi thương cảm, thành thật, và chân thành nhất của mọi người. Đó là điều khá ngạc nhiên đối với tôi,” cô nói. “Có rất nhiều những người khác cũng gặp phải vấn đề tương tự và nó khiến họ đau lòng và họ không biết phải đi đâu hay nói chuyện cùng ai. Nó gần như là một căn bệnh dịch vậy.”

Bài viết cho phép McDonald kết nối với những người cũng phải trải qua câu chuyện giống như của cô và giúp họ tiến về phía trước. Yoga, thiền, và trị liệu cũng giúp ích cho cô. Cô nói: “Cuộc sống này quá ngắn ngủi để nặng gánh với sự giận dữ ấy, nên nói chung tôi đã buông bỏ nó.”

Đối với Day, rút lui khỏi trò chơi đổ lỗi cho nhau là chìa khóa để cô tự chữa lành, ngay cả khi mối quan hệ với chị gái cô vẫn còn tồi tệ. “Tôi nhận ra rằng mình cũng chẳng có gì tốt đẹp hơn chị ấy nếu tôi cứ để cho nỗi oán giận chị ấy hủy hoại bản thân,” cô nói. Sự xa cách về mặt cảm xúc mà cô đạt được cho phép cô có một cái nhìn khác về việc nỗi oán giận đối với người chị đã kìm hãm cô như thế nào. “Tôi nghĩ là nếu như tôi có một mối quan hệ tình cảm lâu dài hay kết hôn, thì nó sẽ hủy hoại chị ấy,” cô nói, “và tôi nghĩ là một phần nào đó trong tôi kháng cự lại việc làm như vậy chỉ vì lý do này.”

Sự Hòa Giải

Không ôm ấp nhiều kỳ vọng, nhưng tất cả những người được phỏng vấn trong bài viết này đều nói rằng họ sẵn lòng hòa giải – nếu như người anh chị em ruột của mình chủ động xin lỗi và sẵn sàng bắt đầu lại. Hope Rising thực sự đã trải qua điều đó, mặc dù để tới được đấy họ đã phải vượt qua cả một bi kịch.

Năm ngoái, chị gái cô được chẩn đoán đang ở vào giai đoạn cuối của một chứng bệnh ung thư hiếm gặp và chỉ còn sống được chưa đến một năm. Rising bay đến Denver để thăm chị. “Không có ai nói với chị ấy rằng tôi tới,” cô kể lại, “nhưng khi tôi đặt chân vào nhà của cha mẹ mình, chị ấy thật sự rất vui khi được gặp tôi.” Chị gái cô thậm chí còn xin lỗi vì đã đối xử tệ bạc với cô, cam đoan rằng Rising chưa bao giờ làm điều gì sai cả.

Hiện tại hai chị em nói chuyện với nhau hàng tuần qua điện thoại, nhưng sự kết nối này quả là vui buồn lẫn lộn. “Tôi mừng vì chị ấy đã thay đổi tâm tính,” Rising nói, “nhưng tôi thấy rất buồn vì hoàn cảnh hiện giờ, bởi vì chị ấy chỉ còn sống chưa đầy một năm nữa và những năm tháng vừa qua đã bị phí hoài.”

Tai sao anh em lai bat hoa

 

Cuộc Trò Chuyện Giữa Anh Chị Em Ruột: Hãy Bắt Đầu Trò Chuyện

Theo nhiều cách, các vấn đề rắc rối giữa anh chị em ruột khó giải quyết hơn so với mối quan hệ cha mẹ-con cái bởi vì ở trường hợp sau, các nguyên tắc tương đối rõ ràng, Coleman nhận định – cha mẹ được kỳ vọng là người chủ động. “Với anh chị em ruột, nó phức tạp hơn nhiều bởi vì không có các quy tắc giống như vậy. Việc bạn là con cưng của Mẹ cũng đâu phải là lỗi của bạn,” ông nói.

Dưới đây là một vài cách để hướng tới sự hòa giải

  • Hãy bắt đầu thật nhẹ nhàng. Đừng đưa ra cả một cái danh sách dài dằng dặc những lời phàn nàn. Hãy nói với người chị em của bạn rằng bạn hiểu là cô ấy rất bận rộn với gia đình của mình trước khi yêu cầu cô ấy phụ giúp chăm sóc mẹ của các bạn. “Bạn càng bình tĩnh nêu ra vấn đề, thì nó càng hiệu quả hơn,” Coleman nói.
  • Đừng phán xét. Ông anh trai lập gia đình đã lâu của bạn có thể không nhận ra rằng mấy câu bông đùa của anh ta về đời sống hẹn hò gian nan của bạn khiến bạn bị tổn thương, vì thế hãy giải thích cho anh ấy biết chúng khiến bạn cảm thấy như thế nào, mà không phán xét. “Nếu mục đích của bạn là để xem liệu một hình thức quan hệ khác có khả thi hay không, vậy thì có nghĩa là bạn muốn mang đến cho họ lợi ích của sự nghi ngờ,” Coleman nói. “Họ có thể không biết rằng hành vi của mình gây tổn thương cho người khác.”
  • Tập trung vào hiện tại. “Không phải ai cũng hứng thú với những cuộc nói chuyện đào mộ quá khứ hay chứa đựng quá nhiều yếu tố tâm lý,” Coleman nói. Thay vì cứ liệt kê tất cả những lần chị gái bạn tỏ ra hống hách và thích cầm trịch các sự kiện gia đình kể từ hồi bạn mới 5 tuổi, hãy chỉ đơn giản giải thích rằng bạn đang định tổ chức bữa tiệc Lễ Tạ ơn theo cách của mình tại nhà của mình và bạn hy vọng chị ấy sẽ tham gia cùng bạn và cha mẹ.
  • Hãy xem xét lại cái tôi của bạn. Hãy hiểu rằng một cuộc nói chuyện thật sự thẳng thắn về những trắc trở trong mối quan hệ của các bạn nhất định cũng có liên quan đến những hành vi xấu xí của bạn nữa. “Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần để lắng nghe môt số điều rất không hay về bản thân,” Safer nói.
  • Kểm soát sự kỳ vọng. Những oán giận tích tụ cả một đời sẽ không thể nào mất đi sau vài cuộc nói chuyện. Hãy tập trung vào từng bước tiến bộ và ăn mừng những chiến thắng nhỏ. “Đừng kỳ vọng rằng bất kỳ ai trong số các bạn sẽ thay đổi bản tính ngay cả khi các bạn đã ôm hôn và làm hòa với nhau,” Safer nói. “Việc hai bạn không còn sợ phải ở bên nhau nữa đã là một thành tựu lớn rồi.”

[1] Tạm dịch: Di sản của Cain: Giải phóng các cặp anh chị em khỏi đời sống phẫn nộ, xấu hổ, bí mật và hối hận. Cain trong kinh Cựu ước là con trai đầu của Adam và Eve, vì lòng ganh tị mà đã giết chết em ruột là Abel.

 

Nguồn dịch: https://huongtdao.wordpress.com/2021/04/20/tai-sao-anh-em-lai-bat-hoa/

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Thức ăn ảnh hưởng đến tâm trí cũng như cơ thể như thế nào

Thức ăn ảnh hưởng đến tâm trí cũng như cơ thể như thế nào  6

 29/03/2024 10:49:23 SA

Tóm tắt: Hóa ra bạn là những gì bạn ăn.

Xem chi tiết 
Người dùng không còn đăng bài nhiều trên mạng xã hội nữa. Tương lai có thể chúng ta sẽ không chia sẻ gì luôn.

Người dùng không còn đăng bài nhiều trên mạng xã hội nữa. Tương lai có thể chúng ta sẽ không chia sẻ gì luôn.  7

 29/03/2024 10:49:22 SA

Tóm tắt: Người dùng cho biết quá nhiều quảng cáo, bot và thông tin sai lệch đã làm mất đi niềm vui của việc chia sẻ công khai.

Xem chi tiết 
Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  11

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  9

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  10

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  10

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2592
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2485
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3152
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2587
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2565
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...