Tội Phạm Bài viết

Tại sao chúng ta cần triết học (phần 1)

 16/09/2020 10:57:02 CH |  Admin |   851 lượt xem

(toipham.net) - Để giành được tự do thật sự, anh phải làm nô lệ cho triết học

“Để giành được tự do thật sự, anh phải làm nô lệ cho triết học.”

—Epicurus

Triết gia vĩ đại Ludwig Wittgenstein có lần nọ đang ngồi trong công viên thảo luận triết học với một người bạn. Người bạn của ông phần khích đứng lên và nói to, “Đó một cái cây! Tôi biết chắc rằng đó là một cái cây!” Một sự ngượng nghịu xảy ra sau đó khi hai người đàn ông nhận ra những người đi bộ đã dừng lại và nhìn họ chằm chằm. Wittgenstein, nhanh trí quay sang mọi người và bảo “Đừng lo, anh bạn này không bị điên đâu…chúng tôi chỉ đang đàm luận triết học thôi.”

Khi phần đông mọi người nghĩ về triết học, họ có thể mường tượng đến những cuốn sách tội phạm học  không thể đọc nổi trải dài tới hàng ngàn trang, không nói lên điều gì và chả giải quyết được chuyện gì. Họ hình dung ra một ông già cổ lỗ sĩ mặc chiếc áo sơ mi không cài cúc, quên buộc dây giày với đôi vớ khác màu, lê bước trên hành lang của một số trường đại học cổ kính, lẩm bẩm một mình, hoàn toàn chẳng để ý đến loài người xung quanh.

Thời còn là sinh viên đại học, khi tôi nói với mọi người rằng tôi đang tính chọn triết học làm chuyên ngành chính, họ thường nhìn tôi với một chút kinh hoàng pha lẫn hoang mang, cứ như thể tôi vừa bảo với họ rằng tôi định dí một cục bơ vào mông. Một người bạn thậm chí còn nói đến độ này, “Này anh bạn, sao anh lại làm như vậy với bản thân?”

Triết học từng là một cái bao đấm được yêu thích trong nhiều thế kỷ. Những lời chỉ trích nghe đã mòn tai: triết học thực sự chả giải quyết được chuyện gì; các triết gia chỉ thích tranh luận về việc tranh luận; khoa học cho chúng ta biết tất cả những gì ta cần biết, bởi thế triết học không còn phù hợp nữa v.v.

Những lời chỉ trích này hầu như không mới. Và chúng không chỉ giới hạn trong việc lăng mạ các sinh viên đại học hoặc các bậc cha mẹ hoài nghi. Trên thực tế, bản thân các lời phê bình từng là của nhiều triết gia nổi tiếng. Albert Camus kịch liệt cho rằng ông không phải là triết gia và sẽ “sửa lưng” các nhà báo nếu họ gọi ông là triết gia. Schopenhauer coi phần lớn các triết gia ở thời của ông—những người sừng sỏ chẳng hạn như Hegel, Fichte, và Schelling—là những gã lừa đảo và những kẻ khoa trương không nhìn qua được cái rốn của mình. Karl Marx thậm chí còn đi xa hơn khi viết, “Triết học đối với việc nghiên cứu thế giới thực có mối quan hệ tương tự như việc thủ dâm và tình dục thật.”1

Ui da…

Nhưng chính những gã khổng lồ trí tuệ của thời đại chúng ta—Monty Python—những người có lẽ đã xào nấu những lời chỉ chỉ trích này một cách điêu luyện nhất trong món hài châm biếm trứ danh của họ, “Trận bóng đá triết học:”

Thuyết minh: “Hegel đang tranh cãi rằng thực tại chỉ đơn giản là một lý thuyết suông phụ thuộc vào những quy tắc đạo đức phi tự nhiên, Kant dựa vào các mệnh đề vô điều kiện cứ khăng khăng rằng về mặt bản thể luận thực tại chỉ tồn tại trong suy tưởng, và Marx khẳng định rằng đã lạc đề (việt vị) rồi.”

Tất cả những chuyện này là để nói rằng ngay từ đầu, tôi nhận ra mình đang tiến vào một trận chiến vất vả ở đây. Triết học không dành cho những đứa trẻ sành điệu. Triết học dường như là một thứ phải nỗ lực rất nhiều mà phần thưởng lại quá ít. Triết học không thực tế và cũng chẳng giải quyết được bất kỳ vấn đề có liên quan nào nữa. Chúng ta đã có khoa học. Chúng ta có dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Ai thèm quan tâm liệu chúng ta có thể thực sự biết liệu một cái cây có phải là một cái cây không cơ chứ?

Khỏi phải nói, tôi không đồng ý với những người thù ghét. Triết học rất hữu ích. Nó cũng rất quan trọng. Trên thực tế tôi sẽ đi xa hơn với lập luận rằng triết học có thể hữu ích và quan trọng đối với người bình thường ở thế kỷ 21 hơn bất kỳ thời đại nào khác trong lịch sử nhân loại.

Vì vậy hãy thắt dây an toàn vào—đến hồi gay cấn thực sự rồi đây… ngay khi chúng ta hiểu ra được khái niệm “thực sự” có nghĩa là gì.

NỘI DUNG 

Triết học là gì?

Tại sao triết học lại quan trọng?

Triết học trong thế kỷ 21

Triết học giúp bạn hoài nghi những điều bạn biết

Triết học giúp bạn lựa chọn cách sống

Triết học giúp bạn tạo ra ảnh hưởng trên thế giới

Đọc triết thì nên bắt đầu từ đâu

TRIẾT HỌC LÀ GÌ?

“Khoa học là những điều bạn đã biết. Triết học là những điều mà bạn còn chưa biết.” 

— Bertrand Russell

Đây là một điều hài hước nhỏ về những lời chỉ trích đối với triết học: để chỉ trích triết học thì bạn phải tham gia vào triết học.

Triết học là sự nghiên cứu về hiểu biết của chúng ta về thực tế, kiến thức, và cách chúng ta nên sống. Khi bạn xâu chuỗi các suy nghĩ lại với nhau thành một hệ thống niềm tin nhất quán, bạn đang dệt nên một triết lý. Khi bạn đưa ra những nhận định về giá trị để xác định điều gì là tốt và xấu, thì bạn đang dựa trên một triết lý. Khi bạn đang cười nhạo sự lố bịch của một cuốn sách có những câu chẳng hạn như thế này, “Việc tồn tại chính là bản chất của một sự vật hiện hữu,”—tôi cũng ghét phải báo cho bạn biết rằng, bạn đang dấn thân vào triết học.2

Do đó, triết học không thể bị loại bỏ bởi lý do đơn giản là nó bao trùm tất cả trải nghiệm có ý thức. Để phê bình triết học thì bạn phải dựa trên một cấp độ triết lý nào đó. Để đạp lên khung hiểu biết có tính hệ thống, bạn phải tạo ra một khung hiểu biết có hệ thống khác.

Vấn đề logic nho nhỏ này được gọi là “mâu thuẫn biểu hiện (performative contradiction).” Và nó đến từ đâu? Đúng rồi, mẹ kiếp: nó đến từ triết học.

Triết học rút lại còn ba câu hỏi lớn:3

Điều gì là sự thật về sự tồn tại? (Siêu hình học)

Làm thế nào chúng ta có thể biết được nó là sự thật? (Nhận thức luận)

Chúng ta cần làm gì từ kiến thức này? (Đạo đức)

Tôi sẽ đáp lại rằng, “Chính nó,” nhưng cả ba câu hỏi này đã dẫn đến hàng ngàn năm thẩm tra và tranh luận với rất ít sự đồng thuận trong bất kỳ câu hỏi nào.

Điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng không có nghĩa là triết học không đạt được những tiến bộ to lớn. Qua nhiều thiên niên kỷ, nhận thức luận đã mang đến cho chúng ta khoa học, logic/lý luận, tội phạm kinh tế học, tâm lý học và nhiều lý thuyết tri thức làm nền tảng cho hệ thống chính trị và xã hội của chúng ta ngày nay.

Tương tự vậy, qua nhiều thiên niên kỷ, hiểu biết của chúng ta về đạo đức đã tiến bộ đến mức chúng ta không còn bắt phần đông dân số làm nô lệ, thiêu sống con người vì niềm tin của họ, hay nhìn người khác bị ăn tươi nuốt sống bởi những con sư tử hung hãn trong đấu trường để giải trí cuối tuần.

Ngày nay, các khái niệm như dân chủ và nhân quyền nói chung đã được chấp nhận trên toàn thế giới. Trên thực tế, “vòng tròn mở rộng” của sự thấu cảm đã phát triển rất nhiều trong những thế kỷ gần đây, đến nỗi giờ đây chúng ta không chỉ quan tâm đến phúc lợi của con người, mà chúng ta còn xem việc đối xử với động vật và môi trường cũng là các vấn đề đạo đức.4

Và về mặt siêu hình học… trong bốn trăm năm qua, chúng ta đã đi từ, “Tôi tư duy; do đó tôi tồn tại,”5 đến “Có thể bạn đang sống trong một giả lập máy tính khổng lồ?”6

Uhm, Tôi nghĩ đó là sự tiến bộ?

Tai sao chung ta can triet hoc (phan 1)

Ma trận - Neo làm những viên đạn dừng lại

Bạn đã từng yêu thích một bộ phim về những câu hỏi siêu hình học—chỉ là bạn không biết đó thôi.

TẠI SAO TRIẾT HỌC LẠI QUAN TRỌNG?

“Cuộc đời không suy xét là cuộc đời không đáng sống.” 

– Socrates

Triết học quan trọng vì đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, tất cả chúng ta đều phải tự mình hỏi và trả lời những câu hỏi ấy.

Sự thật là gì?

Tại sao tôi tin rằng nó là sự thật?

Tôi nên sống như thế nào dựa trên những điều mà tôi tin tưởng?  

Việc không trả lời được một hoặc nhiều câu hỏi này sẽ nhanh chóng dẫn đến thứ mà chúng ta nhìn chung gọi là một sự khủng hoảng tinh thần hay cảm xúc—chúng ta rơi vào trầm cảm, sa vào lo âu, phải vất vả để tìm kiếm cảm giác ý nghĩa hoặc mục đích.

Do đó, triết học có tác động ngay lập tức và sâu sắc đến hạnh phúc và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một người đàn ông biết mình là một nhân viên bán hàng xuất sắc. Toàn bộ bản sắc của anh ấy được gói gọn trong khả năng hoàn thành công việc và gây ấn tượng với đồng nghiệp.

Rồi đến một ngày nọ, anh ta bị sa thải. Và anh ta không chỉ nhận ra những gì anh ta tin là đúng hóa ra lại sai, mà giờ đây nó còn đặt nghi vấn về những hành động và động cơ của anh ấy trong hai mươi năm qua. Anh ta không biết điều gì là sự thật. Anh ta không tin tưởng nơi bản thân để khám phá ra sự thật. Anh không còn biết được mình phải làm gì nữa. Anh bị suy sụp về tinh thần và cảm xúc.

Những loại sự kiện này đều xảy đến với chúng ta. Chúng có thể được kích hoạt bởi sự ra đi của một người thân yêu, một nỗi lo sợ về sức khỏe, hay bị ăn hành trong công việc. Nhưng cấu trúc tinh thần của chúng ta về cách chúng ta nhìn nhận và hiểu về thế giới bị sụp đổ và chúng ta thấy mình lạc lõng, không thể xác định đâu là sự thật về bản thân chúng ta, về cuộc sống của ta và về thế giới.

Trên thực tế, bạn có thể từng nghe nói đến những loại trải nghiệm được gọi là một cuộc “khủng hoảng hiện sinh”—như trong, “chồng của Jane làm tình với gã đưa thư và giờ đây cô ấy đang gặp phải một cuộc khủng hoảng hiện sinh.” Nó là một thuật ngữ ban đầu được vay mượn từ các triết gia hiện sinh như Søren Kierkegaard và Jean-Paul Sartre và kể từ đó đã trở thành một trụ cột trong tâm lý học và tâm thần học.

Các triết gia hiện sinh nói rằng để lấy lại sức mạnh tinh thần và sự điềm tĩnh, chúng ta cần dựng lại một giàn giáo tinh thần—chúng ta phải định nghĩa lại những điều chúng ta biết là sự thật, làm sao chúng ta biết được nó là sự thật, và cách nó điều khiển hành động của ta. Chúng ta phải tìm ra những nguồn ý nghĩa mới, những định nghĩa cơ bản hơn về bản sắc tâm lý và mục đích, những nguyên tắc hữu ích hơn để quan hệ với thế giới.

Trên nhiều phương diện, kiểu nâng cấp triết học này là cái mà trị liệu được thiết kế để giúp chúng ta làm. Những dạng thực hành như thiền định hoặc viết nhật ký cũng có thể hữu ích. Sử dụng các công cụ đó, chúng ta có thể từ từ đánh giá lại những giá trị của chúng ta, thay đổi niềm tin của chúng ta và thực hiện những hành động mới để tạo ra một cuộc đời tốt đẹp hơn cho bản thân…

…tức là, chúng ta có thể thực hành triết học.

Triết học dạy chúng ta những kỹ thuật cơ bản để tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong một thế giới nơi không có ý nghĩa cho trước, không có ý nghĩa vũ trụ. Triết học cho chúng ta những công cụ để xác định được điều gì có thể là quan trọng và đúng đắn và những gì có khả năng là phù phiếm và ngụy tạo. Triết học chỉ cho ta những nguyên tắc giúp định hướng hành động của chúng ta, xác định giá trị bản thân và những giá trị của chúng ta, tạo ra một từ trường  để định hướng la bàn nội tâm của chúng ta, nhờ vậy mà chúng ta không bao giờ cảm thấy mất phương hướng nữa.

TRIẾT HỌC TRONG THẾ KỶ 21 

Khi bạn chiến đấu với quái vật hãy cẩn thận đừng để mình biến thành quái vật. Khi bạn chăm chú nhìn vực sâu cũng là lúc vực sâu đang chăm chú nhìn bạn.” 

– Friedrich Nietzsche

Nếu tất cả chúng ta đều cần trả lời ba câu hỏi căn bản ấy để bản thân vẫn luôn giữ được sự lành mạnh về tâm thần và cảm xúc, thì tôi cho rằng cuộc sống ở thế kỷ 21 đã phá hoại khả năng trả lời những câu hỏi đó của chúng ta không giống những gì trước đây.

Điều gì tôi biết là sự thật? Tình trạng ngập lụt thông tin thật trớ trêu, không làm chúng ta tự tin hơn vào những gì là đúng và sai, mà thật ra lại kém hơn. Giữa tin giả, khoa học tệ hại, tin đồn trên mạng xã hội, tiếp thị và tuyên truyền thao túng tâm lý, thật khó mà biết được liệu bạn có thể tin tưởng vào thông tin mà bạn đã đọc được hay không hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây.

Làm sao tôi biết được nó là sự thật? Hơn nữa, các phương pháp truyền thống nhằm xác thực   điều chúng ta biết về thế giới đang bị chỉ trích. Khoa học đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sao nhân bản trên diện rộng.7 Những vụ bê bối tội phạm tham nhũng đang bị phanh phui ở hầu như mọi tổ chức lớn. Các nhà chức trách thì không đáng tin. Và như đổ thêm dầu vào lửa, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về thiên hướng đối với những thành kiến, định kiến phi lý và những giả định sai lầm của chúng ta. Chúng ta không những không biết điều gì là sự thật mà nhiều lúc chúng ta thậm chí còn không biết cách phát hiện đâu là sự thật.

Dựa theo những gì tôi tin tưởng, tôi nên sống như thế nào? Không biết đâu là sự thật cũng như làm cách nào để tìm ra sự thật, chúng ta nên sống thế nào ngày càng trở nên thiếu rõ ràng hơn bao giờ hết. Thứ gì là tốt? Thứ gì là hữu ích? Thứ gì là quan trọng? Chúng ta đều tin rằng mình biết, nhưng nhìn chung thì có một sự bất định mà tôi nghĩ là đang tràn ngập hầu hết mọi nền văn hóa của chúng ta và tạo ra cảm giác lo lắng hiện sinh, bất an thường trực.

Triết học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì nó đã suy ngẫm sâu sắc những câu hỏi này suốt hàng ngàn năm. Nó đã nhận thức được những cạm bẫy và sai lầm trong tâm trí con người, về sự không thể đi đến kết luận của mọi tri thức, về nhiệm vụ gần như là bất khả thi của việc giải mã điều tốt trên phương diện đạo đức và hành động theo nó. Khi nói đến những câu hỏi hiện sinh này, chúng ta có thể đứng trên vai của nhiều người khổng lồ.

Dưới đây, tôi đã viết về ba cách thức đặc biệt mà triết học có thể cải thiện cuộc sống của bạn. Nó giúp bạn hoài nghi tốt hơn về những gì bạn đã biết. Nó giúp bạn lựa chọn cách sống. Và nó giúp bạn gây ảnh hưởng đến thế giới.

Tôi sẽ đi qua từng chủ đề và sau đó ở cuối bài viết, tôi sẽ đề xuất một số cuốn sách cũng như gợi ý về cách bắt đầu tự tìm hiểu về các tư tưởng triết học.

TRIẾT HỌC GIÚP BẠN HOÀI NGHI VỀ NHỮNG ĐIỀU BẠN ĐÃ BIẾT

“Điều duy nhất mà tôi biết đó là tôi không biết gì cả.”

—Socrates

Cái hay của triết học là nó luôn ở trong trạng thái hoài nghi. Không có dạng kiến thức nào chắc chắn đến nỗi triết học không thể túm cổ nó và uốn nắn nó một vài lần.

Hãy lấy ví dụ về René Descartes. Năm 1641, Descartes quyết định giải quyết câu hỏi triết học lớn đầu tiên: “Những gì tôi biết là sự thật?”

Trong khoảng 10 trang viết, Descartes sớm nhận ra gần như không có thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra mà bạn lại không thể tưởng tượng ra một cách mà nó không đúng. Căn phòng bạn đang ngồi trong đó—nó có thể là một ảo giác. Những ký ức của bạn có thể được bịa ra hoặc ngụy tạo. Những tin tức mà bạn đọc hoặc nghe, là một lời nói dối được dàn dựng công phu.

Descartes còn đi xa tới mức đề ra thứ mà ngày nay chúng ta gọi là kịch bản “Ma trận”: rằng chúng ta có thể đang ngủ và toàn bộ cuộc đời này là một giấc mơ. Trên thực tế, ngay cả những lựa chọn và quyết định của chúng ta cũng có thể bị một số thế lực tà ác, thao túng nào đó kiểm soát. Khả năng tự chủ của chúng ta có thể chỉ là một ảo tưởng. Ông ấy tạo ra một thí nghiệm ý nghĩ về một con ác quỷ có thể lừa bạn tin rằng bạn đang còn sống và được tự do và tận hưởng buổi chiều tuyệt vời này bằng một ly sữa lắc. Nhưng, chẳng có cái nào là thật cả.

Do đó, cuối cùng, Descartes nhận ra điều duy nhất mà ông ấy có thể nói một cách tuyệt đối chắc chắn đó là ông đang tồn tại. Có thể căn phòng là giả. Có lẽ thế giới chỉ là một giấc mộng. Có lẽ gia đình và bạn bè ông chưa từng tồn tại. Nhưng trước thực tế rằng ông có thể đặt ra những câu hỏi đó ngay từ đầu—thực tế rằng có một cái gì đó biết ý thức và nhận thức —ông ta phải đang tồn tại ở dạng thức nào đó. Sau đó ông đã viết ra một trong những dòng nổi tiếng nhất từ trước đến nay: cogito, ergo sum.8

“Tôi tư duy; do đó tôi tồn tại.”

Việc phê phán tri thức của Descartes giúp xoá đi quá khứ lầm lạc và mở đường cho một sự bùng nổ trí tuệ sáng tạo ở châu Âu, kể từ đó được gọi là Thời kỳ Khai sáng. Descartes tin rằng sự hiểu biết sâu sắc của ông sẽ mang đến một khởi đầu mới mẻ cho siêu hình học (hoặc câu hỏi “Chúng ta có thể biết điều gì là sự thật?”) và sẽ đặt nền tảng cho một dạng hiểu biết mới—một hiểu biết dựa trên logic, lý trí và bằng chứng.

Tai sao chung ta can triet hoc (phan 1)

Descartes tin rằng khả năng tiếp cận sự thật duy nhất của chúng ta là thông qua toán học, rằng nhận thức của chúng ta là không đáng tin.

Và quả thật, ông đã đúng. Descartes có ảnh hưởng to lớn đến một phương pháp (luận) hiểu biết mới mà sau này được gọi là triết học tự nhiên, hay cái mà ngày nay chúng ta gọi là “khoa học.”

Nhưng sự điên rồ không dừng ở đó. Khoảng 100 năm sau Descartes, triết gia người Scotland David Hume, ở tuổi 29, đã xuất bản cuốn A Treatise on Human Nature (Luận thuyết về bản chất con người), trong đó ông xóa bỏ quan điểm về nguyên nhân/kết quả và/hoặc giả định cho rằng chúng ta có thể dự đoán được bất cứ chuyện gì.

Hãy thứ lỗi cho tôi ở đây, vì điều này nghe có vẻ điên rồ. Hume nói rằng, theo logic mà nói, không thể chứng minh được bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, bất kể việc nó đã xảy ra với tần suất hay mức độ thường xuyên trong quá khứ. Nếu mặt trời mọc ở phía đông hàng ngày trong hàng triệu năm, điều đó vẫn không chứng tỏ được rằng nó sẽ mọc lại ở phía đông vào ngày mai. Nó chỉ đơn giản làm cho nó có khả năng điên rồ rằng nó sẽ mọc ở phía đông.

Tai sao chung ta can triet hoc (phan 1)

David Hume

Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được một việc gì đó sẽ xảy ra, cho dù nó đã xảy ra không biết bao nhiêu lần trước đó. Điều tốt nhất mà ta có thể làm là đưa ra những tiên liệu gần với khả năng xảy ra nhất. Cũng như Descartes đã chỉ ra rằng chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được nhận thức của mình là đúng, Hume cũng cho thấy chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn được hiểu biết của mình về nguyên nhân/kết quả là đúng.

Điều này đã làm những người quan tâm ở thời điểm đó hết sức kinh ngạc và hứng thú...có lẽ là vài tá những gã da trắng lắm tiền.9

Nhưng ảnh hưởng của Hume ngày càng lớn trong thế kỷ 18 và chẳng mấy chốc người ta không thể nào bỏ qua các lập luận của ông. Không lâu sau, một thanh niên ở Phổ tên là Immanuel Kant đã đọc những tư tưởng của Hume và nói nó đã khiến ông thức tỉnh khỏi “giáo điều ru ngủ.” Nó thổi bùng một ham muốn được tiếp tục kế tục nhiệm vụ hiểu được tri thức của nhân loại và đẩy đi xa hơn, để khám phá làm thế nào chúng ta có thể biết được bất kỳ điều gì. Tác phẩm của Hume đã truyền cảm hứng cho kant trở thành một triết gia.10

Kant tiếp thu tư tưởng của Descartes và Hume và thậm chí còn đi xa hơn nữa. Ông nói rằng có một sự khác biệt giữa nhận thức của chúng ta về một điều gì đó và “bản chất của sự vật.” Tôi có thể nhìn thấy cái cây bên ngoài cửa sổ văn phòng của mình—tôi đang trải nghiệm ánh sáng phản chiếu từ bề mặt của cái cây và tương tác với võng mạc của tôi để kích thích hệ thần kinh theo cách mà hình dáng của một cái cây được tạo ra trong tâm trí tôi. Trên lý thuyết thì tôi có thể với tới và “chạm vào” cái cây—tức là, tôi có thể trải nghiệm những xung động thần kinh chạy dọc lên cánh tay tôi từ việc những nguyên tử trên ngón đến gần với những nguyên tử của cái cây, cảm nhận được lực hạ nguyên tử đang đẩy chúng ra xa nhau và báo hiệu cho hệ thần kinh của tôi rằng tôi đang “chạm” vào cây.

Nhưng tôi không bao giờ có thể biết được cái cây. Tôi không bao giờ có thể trải nghiệm cuộc sống như cái cây đang trải nghiệm cuộc sống. Cho dù tôi có thu thập được bao nhiêu dữ liệu cảm giác về cái cây, thì tôi cũng không bao giờ có thể trải nghiệm được cái cây… tôi chỉ có thể trải nghiệm được dữ liệu mà thôi. Tôi bị giới hạn bởi dụng cụ sinh học của mình để chỉ giải thích được cái cây bằng những phương tiện mà tôi có—thị giác, xúc giác, giác quan, vị giác, v.v.

Vì vậy, người ta có thể nói rằng tôi không biết rằng có một cái cây. Tất cả những gì tôi biết là có những phản ánh nhận thức xảy ra trong tâm trí tôi về một cái cây. Đời sống thực sự của cái cây, căn tính quan trọng của nó, là thứ mà tôi mãi mãi không nắm bắt được.

Bây giờ, tôi biết bạn đang muốn nói gì… “Vâng, Mark, nhưng nghiêm túc đấy. Đó là một cái cây. Tôi biết rằng đó là một cái cây! ”

Vậy bây giờ, ai mới là thằng điên đang đứng trong công viên? 

Triết học và cái cây - nó có tồn tại không?

Tai sao chung ta can triet hoc (phan 1)

Nó có phải là một cái cây không? Hay nó chỉ là một sản phẩm của nhận thức của chúng ta?

Được rồi, được rồi—thế quái nào mà tôi phải bận tâm đến mấy thứ này? Đây chỉ là sự thủ dâm tinh thần thôi, phải không? Chuyện đó thì có liên quan đến điều gì?

Những nghiên cứu đó về sự hiểu biết của con người nêu ra nhiều điểm quan trọng. Nhưng đây là hai điểm:

1. Trong thế kỷ qua, các nhà tâm lý học đã bắt kịp những thứ mà các triết gia ấy đang nói: rằng chúng ta bị giới hạn và bị giam hãm bởi sinh học và phần cứng thần kinh của chúng ta. Bất kỳ ý niệm nào về sự thật khách quan sẽ luôn bị bẻ cong và vặn vẹo bởi nhu cầu hòa hợp với những khả năng giác quan bị hạn chế của chúng ta.

Những tri giác, nhận thức của chúng ta thì sai sót, những ký ức của chúng ta thường  không có thật, khả năng suy luận của chúng ta thường bị suy yếu. Hầu hết những gì chúng ta tin là “đúng” nhìn bề ngoài là không chính xác, trong trường hợp tốt nhất, và hoàn toàn là ảo tưởng, trong trường hợp tệ nhất.11 Điều này có ý nghĩa ngoài đời thực khi chúng ta phải vất vả để xác định được những điều đang diễn ra xung quanh ta—đâu là thực và đâu là hư cấu, đâu là tuyên truyền và đâu là thẩm tra chính đáng. Nó là lời kêu gọi chúng ta hãy trở nên thận trọng, cảnh giác, biết phản biện và khiêm tốn về những niềm tin của chúng ta.

George Orwell từng nói, “Để tự mình nhìn thấy những gì ngay trước mũi cần một cuộc đấu tranh liên tục.”

2. Bởi vì sự hiểu biết của con người là có giới hạn nên chúng ta phải thận trọng với những thứ mà ta chọn chấp nhận là sự thật. Nhìn chung, triết học đã kết luận rằng khoa học là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu chắc chắn và hành động theo tri thức, nhưng nó cũng thừa nhận rằng trong hầu hết các trường hợp, bằng chứng khoa học chắc chắn sẽ không có sẵn hoặc không khả thi.

Triết học nhắc nhở chúng ta rằng nhiều niềm tin mà chúng ta trân quý nhất—niềm tin về tự do, đạo đức, và (đặc biệt là) Chúa—về cơ bản không thể chứng minh được bằng bất kỳ phương pháp nhận thức luận nào. Tất cả mọi thứ, trong chừng mực nào đó, phải được chấp nhận với niềm tin ở mức độ nào đó. Do đó, chúng ta cần phải thông minh về những hệ thống niềm tin nào mà ta tin theo và những hệ thống niềm tin nào mà chúng ta nên lờ đi.

Tất cả điều này là một cách nói vòng vo của việc duy trì sự không chắc chắn về hầu hết vấn đề và sự việc không chỉ chính xác hơn, mà nó còn tốt hơn cho bạn và những người xung quanh bạn.

Sự chắc chắn vô căn cứ sinh ra hành vi bạo ngược, tự phụ. Sự chắc chắn vô căn cứ làm bạn xa cách với quan điểm và niềm tin của những người khác. Sự chắc chắn vô căn cứ ngăn cản bạn học hỏi và trưởng thành từ những thất bại của mình.

Về điểm này, Phật giáo có lẽ đã đi trước phương Tây 2.000 năm khi nó đẩy mạnh triết lý “tâm-không biết” và tách khỏi bất kỳ ham muốn hữu hình nào trong thế giới thực.

Bất kỳ điều gì bạn tin rằng bạn biết là đúng—thì thực ra là không. Không có ai trong chúng ta làm được điều đó. Tất cả chúng ta đều đang loạng choạng trong một vực thẳm siêu hình. Và mỗi người chúng ta phải tạo dựng một số dạng quan điểm từ con số không để giúp chúng ta tiếp tục sống vững vàng. Nếu không thể nào có được câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi, “Đâu là sự thật?” Và câu hỏi hay nhất tiếp theo là “Điều gì đáng để tin tưởng?”

TRIẾT HỌC GIÚP BẠN LỰA CHỌN CÁCH SỐNG

“Nếu anh định hướng cuộc sống của mình thuận theo tự nhiên, anh sẽ không bao giờ nghèo khổ. Nếu anh định hướng cuộc sống của mình thuận theo quan điểm của người khác, anh sẽ không bao giờ giàu sang.” 

– Epicurus

Một khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi về tầm quan trọng và tính xác thực của mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của mình thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra phần lớn những gì bạn tin tưởng và đề cao không phải do bạn quyết định—mà nó được định đoạt bởi văn hóa và những người xung quanh bạn

Bạn không quyết định rằng bạn yêu chó—mà bạn lớn lên cùng với một chú chó. Bạn không chọn đề cao lễ nghi phép tắc—mà cộng đồng của bạn mới chọn. Bạn không nghĩ đến chuyện muốn làm bác sĩ—mà cha mẹ bạn dọa sẽ từ mặt nếu bạn không học trường y.

Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, chúng ta đều phải lùi lại và đặt câu hỏi về những giá trị mà chúng ta đã được nuôi dạy và tự hỏi bản thân rằng liệu những giá trị đó có phục vụ chúng ta hay không. Trong nhiều trường hợp, chúng ta lớn lên với những giá trị tốt đẹp, đặc biệt nếu chúng ta có cha mẹ ở bên và lành mạnh và không nôn mửa lên chiếc bánh sinh nhật của chúng ta

Món quà sinh nhật đích thực của bạn: những năm tháng trị liệu tâm lý khi bạn là người trưởng thành!

Nhưng mọi gia đình đều có những rối loạn, bất thường của nó. Mọi nền văn hóa đều có những ám ảnh của nó. Và tất yếu, khi trưởng thành, chúng ta bắt đầu khám phá ra những giá trị và niềm tin mà chúng ta lớn lên cho là đúng lại chẳng giúp ích gì cho chúng ta, mà còn làm tổn thương ta.

Triết gia người Đức Friedrich Nietzsche gọi việc nghi vấn những điều mà chúng ta lớn lên đều tin theo này là “đánh giá lại các giá trị,” và cho rằng nếu một người có đủ can đảm về tinh thần và cảm xúc để hoài nghi những giá trị và niềm tin được thừa kế này thì họ sẽ trở thành người mà ông gọi là Ubermensch, hay “Siêu nhân.”

Siêu nhân, theo Nietzsche, không bị giới hạn bởi những niềm tin thông thường hoặc theo truyền thống của thời đại của anh/cô ấy. Theo ông, ngay cả những khái niệm về tốt và xấu cũng cần được đặt nghi vấn. Do đó, Siêu nhân không những sẵn sàng đối mặt với sự từ chối hoặc chế giễu xã hội mà trong nhiều trường hợp, anh ta còn chào đón nó vì nó chỉ đơn giản là bằng chứng cho thấy anh ta sẵn sàng định nghĩa các giá trị cho bản thân mình.12

Nietzsche tin rằng trong tương lai, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ và ảnh hưởng xã hội vượt bậc mà chúng tạo ra, chỉ có Siêu nhân mới có thể duy trì được sự độc lập, biết suy nghĩ và tâm thần khỏe mạnh. Còn những người khác thì sẽ quá dễ dàng bị cuốn vào phong trào xã hội này hay học thuyết tôn giáo kia. Ông cho rằng Siêu nhân sẽ bước vào một cõi “vượt ra ngoài thiện và ác,” một nơi mà đạo đức truyền thống bị đặt câu hỏi và gạt sang một bên để ủng hộ một cái gì đó sâu sắc hơn và biến đổi hơn.13

Nietzsche đã không sống đủ lâu để giải thích về “một cái gì đó sâu hơn” trông như thế nào, nhưng công việc của ông đã tiên tri phần lớn những việc đã xảy ra trong 100 năm qua: 

Ông tin rằng với ảnh hưởng đang suy yếu của tôn giáo, mọi người sẽ bị lôi cuốn vào các phong trào chính trị và xã hội với sự cuồng tín.

Ông tin rằng sự cuồng tín quá khích này sẽ gây ra chiến tranh và bạo lực trên quy mô mà thế giới chưa từng thấy trước đây.

Ông viết rằng phần lớn dân số, nhờ các tiện nghi hiện đại mà cuộc sống của họ trở nên quá dễ dàng và thoải mái, sẽ trải qua một chủ nghĩa hư vô lan tràn và tình trạng thờ ơ lan tràn khắp nơi.

Nietzsche phát điên vào năm 1890. Phải mất 50 năm nữa thì một nhóm các triết gia người Pháp được gọi là “người theo chủ nghĩa hiện sinh” cuối cùng mới đến được nơi mà Nietzsche đã bỏ lại.

Trong khi Nietzsche viết về thời đại của chủ nghĩa hư vô đang sắp đến, thì các triết gia như Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, và Jean Merleau-Ponty viết về mối liên hệ sâu sắc với chủ nghĩa hư vô. Tất cả họ đều từng là nạn nhân và người sống sót của cuộc chiến tranh thế giới II, phải đối mặt với sự vô nghĩa cố hữu của cuộc sống.

Nietzsche viết về lòng can đảm để lựa chọn những giá trị của riêng một người theo nghĩa anh hùng và cao quý. Ông coi đó là một nhiệm vụ đầy cam go mà chỉ một thiểu số người ‘được chọn’ mới đảm nhận được. Nhưng các nhà hiện sinh đã viết về nhiệm vụ này như một trách nhiệm vốn có của mỗi cá nhân. Theo Sartre, những người không lựa chọn một cách ý thức điều mà họ đề cao trong cuộc sống tức là đang sống một cuộc đời vốn dĩ không chân thực.14

Phần lớn công việc của tôi trong những năm qua đều phù hợp với điều này—một nỗ lực giúp mọi người “đánh giá lại giá trị của họ” và xác định điều gì là quan trọng đối với bản thân họ giữa một cơn lũ thông tin vô bổ.15

Việc lựa chọn có ý thức về niềm tin và giá trị của một người không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tình cảm của chính một người, mà nó còn quyết định loại dấu chân mà bạn để lại trên thế giới. Trên thực tế, như chúng ta thấy, những người tạo ra dấu ấn vĩ đại nhất có xu hướng có hệ thống niềm tin triết học được định nghĩa rõ ràng cho chính họ.

TRIẾT HỌC GIÚP BẠN TẠO RA ẢNH HƯỞNG LÊN THẾ GIỚI

“Nhiệm vụ của cuộc sống không phải là đứng về phía của số đông, mà phải chạy cho đến khi nào ta thấy mình thoát khỏi hàng ngũ của những kẻ khùng điên.”

– Marcus Aurelius

Năm 1949, Simone de Beauvoir xuất bản cuốn The Second Sex (Giới tính thứ hai). Cuốn sách bắt đầu hơi buồn tẻ —bảy mươi trang đầu tiên giải thích một cách chi tiết khoa học về những khác biệt sinh học giữa nam và nữ.

Nhưng khi đến phần II, cuốn sách nhanh chóng có một bước ngoặt mang tính cách mạng. Beauvoir táo bạo tuyên bố rằng, “Không ai sinh ra đã là phụ nữ, mà họ trở thành một người phụ nữ,” và việc đánh giá lại các chuẩn mực về giới tính và những định nghĩa xã hội về giới tính đã bắt đầu.

Giới tính Thứ hai đưa ra một nhận định đơn giản: có hai định nghĩa về “phụ nữ”—định nghĩa sinh học và định nghĩa xã hội. Định nghĩa sinh học thì vững chắc và thuộc về thể xác, và (thường là) cố định.

Nhưng định nghĩa xã hội thì linh hoạt. Nó phát triển và thay đổi hình dạng dựa trên cơ sở thời gian và sự định vị của nền văn hóa. Định nghĩa xã hội này về nữ giới không phải là một sự thật đạo đức mà là sự phản ánh thực trạng kinh tế và xã hội của từng xã hội. Beauvoir sau đó lập luận một cách thuyết phục rằng thực tế cuộc sống của hầu hết phụ nữ ở thế giới phương Tây không tuân theo những giá trị mà thời kỳ Khai sáng ủng hộ. Và bởi vì định nghĩa về "phụ nữ" là linh hoạt và có thể được uốn nắn nên bà ấy muốn viết lại định nghĩa theo cách thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

Đó là một tác phẩm triết học dày cộp, tới hơn 800 trang, với những đoạn dài một cách phi thường để công kích quan niệm về giới nữ từ mọi góc độ. Có hơn 100 trang dành riêng cho Freud và các định nghĩa của phân tâm học về nữ tính và 100 trang khác xem xét về những tác động phát triển của những áp lực văn hóa lên các cô gái bắt đầu từ thời thơ ấu.

Trái ngược với những “cuộc vận động” nhiều đến mức thừa thải đang diễn ra hàng ngày trên Twitter với phím caps lock luôn bật sáng, Beauvoir đã dựng nên một công trình kiến thức đồ sộ, đúc kết từ nền tảng khoa học vững chắc và chắp nối lại bằng thứ lý lẽ không một chút sơ hở. 

Tai sao chung ta can triet hoc (phan 1)

Simone de Beauvoir

 

Đọc tiếp phần 2 ở đây

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?

Bạn kiêu hãnh, tự tin hay tự tôn?  3

 25/04/2024 11:27:07 SA

"Cuốn sách (hay bộ sách) của năm" với tôi trong năm ngoái (kéo dài sang năm nay), chính là bộ ba cuốn sách về tâm lý và tâm thần học xuất sắc của Neel Burton

Xem chi tiết 
Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng

Sức tàn phá của việc bị đối xử im lặng  3

 25/04/2024 11:27:06 SA

Khi không hài lòng với vợ (chồng), bạn bè hay đồng nghiệp, nhiều người sử dụng chiêu bài phớt lờ, "chiến tranh lạnh" để trừng phạt họ.

Xem chi tiết 
Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?

Vì sao khoảng thời gian từ 45-55 tuổi là giai đoạn KÉM HẠNH PHÚC NHẤT của đời người?  3

 25/04/2024 11:27:05 SA

Trong giai đoạn 10 năm, từ 45-55 tuổi, chúng ta gặp nhiều áp lực, đối mặt với các khó khăn, thách thức về thể chất, tâm lý và mối quan hệ.

Xem chi tiết 
Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng

Dấu hiệu của trưởng thành: biết thể hiện sự tức giận đúng cách thay vì chịu đựng  3

 25/04/2024 11:27:04 SA

Người trưởng thành sẽ tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì tranh cãi chỉ để khẳng định bản thân đúng.

Xem chi tiết 
Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân

Giải mã nguyên nhân tại sao chúng ta dễ nổi giận với người thân  4

 25/04/2024 11:27:03 SA

Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!

Xem chi tiết 
Vì sao con người mê tín

Vì sao con người mê tín  7

 24/04/2024 11:25:24 SA

Các nhà khoa học cho hay mê tín dị đoan xảy ra ở nhiều nhóm người khác nhau, nhất là những người hay lo lắng, và hiện tượng này thậm chí còn tồn tại cả trong giới động vật.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2643
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2537
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3203
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2633
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2616
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...