Tội Phạm Bài viết

Tại sao nỗi sợ bị bỏ rơi lại ảnh hưởng đến người ta nhiều đến vậy? (phần 1)

 06/02/2023 7:50:39 SA |  Admin |   238 lượt xem

(toipham.net) - Nỗi sợ bị bỏ rơi biểu hiện ở mỗi người rất khác nhau. Có người sẽ vì sợ hãi mà né tránh những tình huống có thể khiến mình bị bỏ rơi, hoặc có người lao vào một điều gì đó điên cuồng và sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ được một điều gì, hay một ai đó bên c

Tại sao nỗi sợ bị bỏ rơi lại ảnh hưởng đến người ta nhiều đến vậy? (phần 1)

Thậm chí có thể gây ra hậu quả khiến họ hối hận cả cuộc đời.

Việc phải rời xa một ai đó quan trọng trong cuộc sống là một chuyện tự nhiên và có thể xảy ra với bất cứ ai. Người đó có thể phải rời đi nơi khác, phải sống xa về khoảng cách địa lý với ta, hay buông tay ta vì muốn thực hiện điều họ mong muốn, hoặc tệ hơn là họ không còn tồn tại trên đời này nữa.

Tuy nhiên, khi nỗi sợ hãi vì việc bị bỏ lại, sợ hãi phải một mình đối diện với cuộc sống mà không có người nào đó bạn cần bên bắt đầu trở nên mạnh mẽ. Khiến một người khó tập trung vào cuộc sống của riêng mình, hay cản trở họ được sống thoải mái vì chỉ luôn tập trung và lo lắng về sự sợ hãi đó. Họ thậm chí tuyệt vọng hay không thể sống “thiếu” một ai khác. Là khi đó, “chứng ám ảnh sợ hãi bị bỏ rơi” thực sự nghiêm trọng và cần được nhận ra. Người mang nỗi sợ này có thể sẽ chấp nhận yêu nhầm người chỉ để khỏi cô đơn, hay rời bỏ một mối quan hệ trước khi bị ai đó bỏ rơi trước vì nỗi sợ cứ ẩn nấp bên trong, hay hăm doạ người kia nếu như dám rời bỏ họ,…

Nỗi sợ bị bỏ rơi biểu hiện ở mỗi người rất khác nhau. Có người sẽ vì sợ hãi mà né tránh những tình huống có thể khiến mình bị bỏ rơi, hoặc có người lao vào một điều gì đó điên cuồng và sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ được một điều gì, hay một ai đó bên cạnh.

Nỗi sợ bị bỏ rơi mặc dù không được công nhận là một hội chứng tâm lý riêng như trầm cảm hay các rối loạn tinh thần khác, nhưng nó được xem là một chứng ám ảnh sợ hãi nằm trong nhóm rối loạn lo âu. Các nghiên cứu cho thấy không chỉ về vấn đề tình cảm, mà nỗi sợ bị bỏ rơi còn gây ảnh hưởng lên các chứng như rối loạn ăn uống (Patton, 1992); dấu hiệu thường xuất hiện ở những người mắc rối loạn tâm lý đường ranh giới ( Broadbear et al, 2019); có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như gây bạo lực lên các mối quan hệ xung quanh hay thậm chí gây ra tộ.i hì.nh s.ự chỉ vì sợ bị bỏ rơi (Zerubavel, 2013),..

Sự thiếu an toàn và các hành vi xuất phát từ sự sợ hãi bị bỏ rơi khi một người hành xử trong một mối quan hệ có thể huỷ hoại mối quan hệ của họ với những người quan trọng. Nó tạo ra sự xa cách nhất định giữa họ và người khác, và ngăn trở người mang nỗi sợ này được sống một cuộc đời thoải mái, tự do và lành mạnh.

Tai sao noi so bi bo roi lai anh huong den nguoi ta nhieu den vay (phan 1)

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỘT NGƯỜI CÓ NỖI SỢ, ÁM ẢNH BỊ BỎ RƠI

Một số người xuất hiện các hành vi bên dưới chỉ vì nỗi ám ảnh việc bị bỏ rơi xuất hiện trong suy nghĩ hay tưởng tượng của họ, dù cho người họ quan tâm vẫn ổn định bên cạnh họ. Ở mỗi người, hành vi cưỡng chế và ám ảnh xuất hiện với tần suất và mưc độ nghiêm trọng khác nhau, từ thay đổi nhẹ cho đến thay đổi đột ngột trong hành vi. Những triệu chứng ấy có thể tạo ra trạng thái tinh thần không ổn định, độc hại và cản trở cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người trải qua chúng.

Những dấu hiệu này được viết và nghiên cứu bởi Tiến sĩ Tâm lý học Simon Hearn qua rất nhiều bài nghiên cứu khoa học được công bố. Thông tin về Simon Hearn: https://www.denisboyd.com/author/simon-hearn/

- Họ dễ dàng nắm vội tay ai đó chỉ vì sợ hãi cảm giác một mình, cảm giác không ai cần mình. Việc “yêu một ai đó chỉ vì quá cô đơn”, để trốn khỏi cảm giác lẻ loi, lạc lỏng khi phải đối diện với chính mình khiến họ chấp nhận ở lại trong một mối quan hệ không hề hạnh phúc. Thậm chí là một mối quan hệ độc hại kèm theo các yếu tố bạo hành, lạm dụng lên thể xác và tinh thần.

Họ luôn yêu cầu người kia phải chứng minh tình yêu một cách đầy cưỡng chế như việc kiểm soát những hành vi có thể gây ra sự thiếu an toàn của họ.

- Dễ dàng hoảng loạn hay sợ hãi tột cùng với những dấu hiệu khiến họ nghĩ rằng “có khả năng bị bỏ rơi” dù nhỏ nhất. Ví dụ như người họ quan tâm không trả lời tin nhắn, cuộc gọi hay trễ hẹn, thất hứa,… cũng có thể khiến họ hoảng sợ, suy nghĩ tiêu cực, hay thậm chí là làm hại bản thân.

- Ở một mức độ nặng hơn, khi người đó bị nỗi sợ bị bỏ rơi bao trùm đến tuyệt vọng, họ có thể làm mọi cách để giữ người kia lại bên cạnh mình. Người đó có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, hoặc người thương. Họ sẵn sàng đe doạ tình cảm hay “tống tình”. Họ sẽ thực hiện các hành vi lời nói nghiêm trọng như “nếu anh bỏ rơi em, em sẽ tự sát”, hoặc những lời đe doạ đáng sợ khác lên bản thân họ, hoặc lên người kia về các vấn đề khác trong cuộc sống, ví dụ như: “Em sẽ kể hết với đồng nghiệp của anh” “anh sẽ gọi cho đồng nghiệp của em”; hoặc thậm chí là hù doạ trả thù bằng cách phát tán tin tức tội phạm video tội phạm hình ảnh riêng tư.

- Họ có khả năng trở thành một “pleaser” - người luôn muốn thoả mãn người khác để được công nhận, để không bị gạt ra khỏi mối quan hệ. Những hành vi có thể kể đến như việc luôn làm theo ý người khác dù bản thân không muốn: luôn cố tạo ra niềm vui cho người khác, dù phải hi sinh sở thích hay cảm xúc của mình vì sợ không được bạn bè rủ đi chơi hay giao lưu xã hội nữa; hay nặng hơn là chấp thuận những mong muốn dù khó chấp nhận đến mức hành hạ bản thân như đồng ý để người kia tho.ả mã.n trong chuyện gi.ới tính một cách đau đớn; hay nghe người kia sai bảo, lạm dụng sức lao động, hay gọi là “Để người kia lợi dụng mình.”

- Hoặc khi họ chọn ở thế “chủ động” hơn như lời bài hát “TAKEAWAY” của The Chainsmokers & Illenium :

“Before I love you

I'm gonna leave you

Before I'm someone you leave behind

I'll break your heart so you don't break mine”

“Trước khi tôi yêu em,

Tôi đã biết rằng tôi sẽ rời bỏ em.

Trước khi tôi trở thành một người bị ai đó bỏ lại phía sau,

Tôi sẽ bỏ rơi họ trước cả khi họ kịp bóp nát trái tim tôi,”

Một trong những nỗ lực cố gắng để tránh né nỗi đau bị bỏ rơi, họ sẵn sàng xây một bức tường thành bên trong mình để luôn đề phòng người khác gây lên nỗi đau ấy đến họ. Họ cố gắng né tránh việc bị từ chối bằng cách không mở lòng mình, hoặc mở “khép khép” như trên bài hát kia. Họ sẵn sàng rời đi trước khi người kia kịp có các dấu hiệu chán nản trước họ, họ có thể bỏ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác và trở thành một người từ chối và bỏ rơi người khác trước, để trái tim họ không bị tổn thương. Để họ không phải trải qua cảm giác dày vò thêm 1 lần nào nữa.

Thậm chí ngay cả khi đó là một mối quan hệ rất tốt đẹp và bình yên, họ cũng sẽ có ý nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, rằng người kia không sớm thì muộn cũng sẽ bỏ rơi họ.

 

Ở bài Ghosting in relationship trước đó, nhiều người nói rằng thực ra bản thân rời đi vì không muốn bị tổn thương dù biết rằng hiện tại đang tốt. Chỉ là họ không muốn tiến sâu thêm vào mối quan hệ, họ chỉ là không muốn cam kết.

- Những người mắc các vấn đề về tâm lý liên quan đến nỗi sợ bị bỏ rơi thường có cảm nhận về bản thân rất yêu ớt.

NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA ÁM ẢNH SỢ HÃI BỊ BỎ RƠI?

Khi một vấn đề nào đó xảy ra, có rất nhiều nguyên nhân cũng như lý thuyết chứng minh việc đó. Và những cách chứng minh của mỗi người sẽ khác nhau và khách quan tuỳ theo trải nghiệm của họ. Không có cách chứng minh nào hoàn toàn đúng cũng không có cách nào hoàn toàn sai. Nhiều nghiên cứu bác bỏ lẫn nhau là chuyện bình thường, việc quan trọng là ta cảm thấy cách lí giải nào hợp lý nhất với mình để tin tưởng. Vì quá nhiều nguyên nhân, nên mình sẽ giải thích theo thuyết gắn bó trong bài này.

THEO HỌC THUYẾT GẮN BÓ (Attachment Theory, Bowbly, 1969)

Mối quan hệ của một đứa trẻ và cha mẹ (nghiên cứu này nhấn mạnh thường là người mẹ) ở những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của đứa trẻ đó về tình yêu.

Khi một người mẹ chăm sóc, quan tâm và mang lại cho đứa trẻ những cảm xúc cần có của một con người, một tình mẫu tử. Đứa trẻ đó sẽ lớn lên với một sự tự tin rằng bản thân có đủ khả năng yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.

 

Thế nhưng, nếu như một đứa trẻ bị người lớn bỏ rơi, bỏ mặc cảm xúc, hay bị ngược đãi cả cơ thể lẫn tinh thần, đứa bé sẽ lớn lên trở nên lo âu, sợ hãi. Đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương và sự dẫn dắt tiêu cực từ những cảm xúc ấy sẽ khiến nó lớn lên cố né tránh tình yêu, khó tin tưởng người khác hoặc sẽ làm đau mình hoặc người mình yêu ( Bowbly, 1969).

Trong đó, mối liên kết lo âu - tránh né giữa bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi còn nhỏ (Anxious-avoidant attachment), nếu như bố hoặc mẹ luôn tỏ ra phớt lờ hoặc vô tâm với cảm xúc của đứa trẻ, lúc nóng lúc lạnh khiến đứa trẻ đó lớn lên cảm thấy cảm xúc bị dày vò. Từ đó tạo ra cơ chế tâm lý tự nhiên để bảo vệ bản thân.

Nghiên cứu tâm lý thậm chí còn khẳng định rằng những người lớn lên với mối liên kết như vậy với người nuôi dưỡng mình sẽ gặp khó khăn khi gặp tình yêu trong tương lai, họ dễ trở thành kiểu người ám ảnh quá nhiều bởi tình yêu nếu rơi vào mối quan hệ với một ai đó.

Có những đứa trẻ đã học được cách kiên cường và tỏ ra hờ hững với bố mẹ vì trong quá khứ có thể đã từng níu kéo họ để có được tình cảm nhưng đạt được chỉ là sợ hờ hững. Khi chúng muốn được yêu thương hay sự ấm áp, sự chấp nhận từ bố mẹ, họ lại chọn cách chối bỏ những tín hiệu yếu ớt đó. Họ có thể đã từng bỏ lại chúng bơ vơ với một mớ cảm xúc hoảng loạn, bất an và thiếu an toàn.

Vì vậy khi lớn dần lên, đứa trẻ chọn cách né trách tiếp xúc với họ như một cách tự lừa dối bản thân mình rằng chúng không cần sự ấm áp, quan tâm từ họ.

Việc tránh né mối liên kết với bố mẹ khi họ không đáp ứng đủ nhu cầu tâm lý cần thiết cho đứa trẻ của mình có hai chức năng: Đầu tiên, giả vờ phớt lờ người thân thiết mà mình yêu thương nhất giúp đứa trẻ giữ được khoảng cách đủ gần với họ, gần vừa đủ để có thể cảm nhận được sự bảo vệ nhỏ nhoi từ họ, nhưng lại đủ xa để người đó không phải chịu đựng sự hờ hững; Lý do tiếp theo là vì trong tiềm thức người đó tự tạo ra các hành vi tránh né để bảo vệ đứa trẻ bên trong khỏi những kỳ vọng rằng chúng cần được quan tâm, bảo vệ từ bố mẹ. Một khi giả vờ rằng mình không cần bố hoặc mẹ quan tâm thì sẽ không phải chịu tổn thương từ những lạnh lùng của họ.

Khi lớn lên họ có thể xu hướng né tránh sự sợ hãi bị bỏ rơi, từ đó khép mình lại với người khác.

Nếu họ có xu hướng quá sợ hãi bị bỏ rơi và là người phụ thuộc tình cảm vào người kia, họ sẽ bị cảm xúc chi phối rất nhiều, coi người yêu là tất cả, đặt tất cả mong ước của mình vào tình yêu đó. Họ luôn lo lắng quá độ về mối quan hệ của bản thân và sợ hãi bị bỏ rơi, bị từ chối hoặc bị người yêu phản bội (Susman, 2010). Sự thiếu vắng tình cảm thời thơ ấu có thể giải thích rõ mối liên hệ giữa tình yêu và sự cô đơn trong lòng họ.

Việc nhận ra một người có xu hướng ám ảnh đến mức cưỡng chế và ép buộc người khác vì sợ bị bỏ rơi rất quan trọng. Vì nếu để lâu dài không phát hiện, mối quan hệ của cả 2 sẽ không lành mạnh hoặc đến mức cực đoan và nguy hiểm.

Sự sợ hãi khi bị bỏ rơi có thể khiến một người (đã có sẵn bên trong nhiều ấm ức, đau khổ và lạc lối) dùng mọi cách để níu kéo người đó lại bên mình, thậm chí là các hành vi tội phạm giết người mình yêu rồi tự sát thường thấy ở các bản tin thời sự.

Ở các vụ án mà người chồng giết vợ mình, các nghiên cứu cho rằng sự “đố kị” và “kiểm soát” trong tình yêu đôi khi xuất phát tự nỗi sợ bị bỏ lại một mình. Khiến một người đàn ông không kiềm chế được cơn giận dữ của mình và giế.t chế.t bạn gái, cho dù người đó bình thường được nhận xét là “hiền lành” và chưa từng có hành vi bạo lực bao giờ.

Thường thì các vụ án này xảy ra ở thời điểm cô gái hoặc người vợ quyết định chia tay hoặc mối quan hệ bắt đầu rạn nứt. Cô gái đó có hành vi (đúng đắn hoặc không đúng đắn) khiến hung thủ cảm thấy mình bị phản bội, mình bị bỏ rơi và cảm giác đó khiến hắn sợ hãi, giận dữ đến tột độ.

Nhiều nghiên cứu trên các hung thủ giết bạn gái khi được hỏi về quan điểm tâm lý tình cảm của vụ án, hắn thường sẽ diễn tả rằng tình yêu của hắn dành cho nạn nhân rất sâu đậm. Điều này cho thấy bạo lực và tình cảm có sự liên quan đến nhau, ví dụ như một người đàn ông quá phụ thuộc vào tình cảm, quá uỷ mỵ và luỵ tình, khi mất đi tình yêu đó anh ta sợ rằng mình sẽ mất tất cả nên sẽ níu giữ bằng cách cực đoan. Việc này có thể diễn tả bằng phân tâm học.

Như đã nói ở trên, có rất nhiều cách để diễn giải nguyên nhân của nỗi sợ bị bỏ rơi. Trong đó có thể kể đến nguyên nhân sinh học và gene di truyền; thần kinh học; xã hội học; nguyên nhân từ quá trình phát triển tính cách; và phân tâm học,… Nếu như bạn có cách lí giải khác, không có nghĩa là điều này sai; cũng như lí giải bằng thuyết này không có nghĩa là các lí thuyết khác sai. Đây là tư duy phản biện và cái nhìn khách quan trong nghiên cứu khoa học và lí luận.

Bài viết cũng không ngụy biện hay nhằm để bảo vệ cho bất cứ hành vi độc hại của bất cứ ai. Mọi lý giải chỉ để hiểu nguyên nhân phía sau hành động của một ai đó, và đôi khi chỉ để biết chứ không cần phải chấp nhận và thấu hiểu nếu bạn không muốn.

John Bowbly’s Attachment Theory (1969;1988); Book: John Bowlby and Attachment Theory

Ainsworth (1991); Book: Attachment Across the Life Cycle

Saltzman, R. E. (1998). A fear of abandonment. First Things: A Monthly Journal of Religion and Public Life, (80), 16+. https://link.gale.com/apps/doc/A20299815/AONE...

Zerubavel, N. (2013). Restricted Awareness in Intimate Partner Violence: The Effect of Childhood Sexual Abuse and Fear of Abandonment [Doctoral dissertation, Miami University]. OhioLINK Electronic Theses and Dissertations Center. http://rave.ohiolink.edu/etdc/view?acc_num=miami1373037701

Zerubavel, Noga. Restricted Awareness in Intimate Partner Violence: The Effect of Childhood Sexual Abuse and Fear of Abandonment. 2013. Miami University, Doctoral dissertation. OhioLINK Electronic Theses and Dissertations Center, http://rave.ohiolink.edu/etdc/view?acc_num=miami1373037701.

Zerubavel, Noga. "Restricted Awareness in Intimate Partner Violence: The Effect of Childhood Sexual Abuse and Fear of Abandonment." Doctoral dissertation, Miami University, 2013. http://rave.ohiolink.edu/etdc/view?acc_num=miami1373037701

Abandonment Issues: Symptoms and Signs : https://www.webmd.com/.../abandonment-issues-symptoms-signs

Liem, M., & Roberts, D. W. (2009). Intimate Partner Homicide by Presence or Absence of a Self-Destructive Act. Homicide Studies, 13(4), 339–354. https://doi.org/10.1177/1088767909347988

Ledgerwood, D.M. Suicide and Attachment: Fear of Abandonment and Isolation from a Developmental Perspective. Journal of Contemporary Psychotherapy 29, 65–73 (1999). https://doi.org/10.1023/A:1022909326217

https://www.everydayhealth.com/.../understanding-fear.../

https://www.healthline.com/.../mental.../abandonment-issues

https://www.verywellmind.com/fear-of-abandonment-2671741 

Tác giả: Nguyễn Lê Hoài Thương, Psychology facts - Tâm lý học Việt Nam

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  10

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  8

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  10

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  10

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 
Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?

Tại sao chúng ta mơ về mối tình đã qua?  9

 26/03/2024 10:44:31 SA

Những giấc mơ không phải vô cớ mà có thể tiết lộ về những khao khát đã qua và mong muốn ở hiện tại của một người.

Xem chi tiết 
Như thế nào là

Như thế nào là "người xấu" - hãy nhìn 8 dấu hiệu sau đây  9

 26/03/2024 10:44:30 SA

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2592
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2485
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3151
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2587
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2565
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...