TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI: “ĐI LÀM LÀ ĐỒNG NGHIỆP TỐT, TAN LÀM KHÔNG QUEN BIẾT”
Trong số những người đã đi làm môi trường văn phòng hẳn không ít lần chúng ta từng gặp những tình huống trớ trêu, dở khóc dở cười với sếp, với đồng nghiệp. Con người khi sinh ra có hoàn cảnh sống, môi trường sống, được định hướng giáo dục khác nhau cho nên việc trái tính trái nết là điều dễ hiểu. Môi trường công sở là nơi tập hợp những mảnh ghép tính cách, cũng là nơi những câu chuyện drama bắt đầu. Vậy những câu chuyện drama có từ đâu, phải chăng bắt nguồn từ những con người có tâm lý tính cách dạng kịch tính?
Nói qua một chút về kiểu tính cách dạng kịch tính. Người rối Ioạn nhân cách kịch tính thường có xu hướng kịch tính hóa các vấn đề một cách thái quá nhằm thu hút sự chú ý quan tâm từ những người xung quanh. Các xu hướng hành vi, cảm xúc của họ không lành mạnh và kết quả là ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ, tinh thần và đời sống của họ.
Biểu hiện của đồng nghiệp có tính cách dạng kịch tính trong môi trường công sở thường:
- Thích tán gẫu, buôn chuyện xuyên phòng ban. Chuyện gì ở công ty cũng biết, là trung tâm hóng hớt, tọc mạch của công ty, nhưng cũng là người có mối quan hệ tốt với mọi người.
- Là người thích thể hiện ở đám đông, thể hiện cả điểm mạnh của mình và nẫng cả điểm mạnh của người khác làm của mình.
- Quá để ý đến bản thân, chỉ chăm chăm nghĩ đến cảm xúc của mình. Tính tình thẳng thắn nên đôi khi nói ra những điều mất lòng với người khác nhưng cũng rất dễ làm lành bởi thái độ xởi lởi mau quên.
“Đi làm là đồng nghiệp tốt, tan làm không quen biết” là bí quyết giữ khoảng cách an toàn với người tính cách dạng kịch tính. Câu này nói ra thì dễ, thực hiện mới khó. Khó ở chỗ đồng nghiệp tốt sẽ rất dễ biến thành bạn thân, ranh giới giữa việc công và việc tư nhiều lúc không phân định rõ. Không phân rõ công tư rất dễ gây ra nhầm lẫn trách nhiệm trong công ty.
“Tôi từng làm việc ở một đơn vị, các sếp ở đây rất thích nhậu nhẹt, cứ dăm ba hôm lại có những buổi nhậu mọi người không muốn đi. Các đồng nghiệp đành chia ca tham gia, đồng nghiệp nào đã có con tự động được miễn.
Vấn đề bất công rõ ràng này có hai điểm mấu chốt: Nhậu nhẹt có phải công việc không? Nếu là công việc, vậy tất cả đồng nghiệp đều phải lần lượt tham gia chứ. Quan trọng hơn, tại sao nhà ai có con lại không bị xem là chuyện riêng, mà thành yếu tố để phân chia khối lượng công việc? Sau khi tôi lên làm sếp, dù đang phỏng vấn ứng viên hay đã nhận họ vào làm, tôi không bao giờ chủ động hỏi tình hình kết hôn và gia đình họ, cũng chẳng bao giờ sắp xếp các buổi đi ăn tối. Tất cả các buổi ăn uống, phỏng vấn đều diễn ra vào giờ làm việc.
Muốn phân chia rạch ròi giữa công và tư, bước đầu tiên phải bắt đầu ở các trang mạng xã hội của mình: Facebook, LINE, Instagram… Với tôi, Facebook và LINE dành cho việc công, còn Instagram dành cho việc cá nhân.” (Trích “Giải mã chốn văn phòng)
Những người có tính cách dạng kịch tính rất thích nhậu nhẹt và những cuộc vui bởi đây chính là lúc những câu chuyện drama được khui ra, cũng là lúc dễ dàng bắt trọn những khoảnh khắc hiếm thấy trên văn phòng của mọi người.
Phân tích tính cách là con đường tắt để hiểu rõ một con người nhanh nhất đặc biệt trong môi trường văn phòng thì không chỉ có kiểu tính cách dạng kịch tính mà còn có tính cách chống đối xã hội, ái kỷ, cưỡng chế,... Tính cách khiếm khuyết chính là điểm yếu của họ cũng là mấu chốt để hóa giải bạo hành lạnh tại môi trường làm việc. Tìm đọc cuốn sách tội phạm học “Giải mã chốn văn phòng” của tiến sĩ Lâm Dục Hiên để tìm hiểu kỹ về các tính cách khiếm khuyết trong môi trường công sở nhé.
Thông tin về sách tội phạm học tại: https://tinyurl.com/giaimachonvanphong-tiki

Theo tamlyhoctoipham.com