Tội Phạm Bài viết

Tâm lý nào thúc đẩy nhiều người đàn ông chọn cách kết liễu cô gái họ yêu?

 03/12/2022 5:09:50 SA |  Admin |   172 lượt xem

(toipham.net) - Phụ nữ có nguy cơ bị kết liễu cao gấp 6 lần bởi người mà họ yêu/hoặc đã từng yêu.

Từ trước đến nay cứ lướt mạng xã hội hay đọc tin tức thì những dòng thông tin như “chồng giết vợ” , “bạn trai trả thù bạn gái”, hay những vụ án mà sau vài ngày người ta lại tìm ra hung thủ là người cùng nạn nhân đầu ấp tay gối - và cũng có lẽ là người duy nhất mà nạn nhân từng tin tưởng và chịu đựng suốt những ngày tháng đau khổ bế tắc đằng đẵng.

Một trong những kiểu phạm tội nguy hiểm và tàn bạo nhất xảy ra trong gia đình chính là tội mưu sát - và cũng được ghi lại như một trong những kiểu tội ác xảy ra nhiều nhất murder (Hanlon, Brook, Demery & Cunningham, 2015). Và trong số đó, nạn nhân thường là người thân của tên sát nhân hoặc người sống cùng với hắn. Nghiên cứu trên các số liệu của loại tội phạm này từ 66 quốc gia vào năm 2013 bởi Stockl và các đồng sự cho ra kết quả rằng có đến tổng cộng 13.5% nạn nhân bị mưu hại bởi chính người bạn trai/bạn đời của mình!

Trong số đó, phụ nữ có nguy cơ bị kết liễu cao gấp 6 lần bởi người mà họ yêu/hoặc đã từng yêu.

Hồi còn làm bài luận đại học, mình làm bài luận về vấn đề “khi một người đàn ông giết người yêu hoặc vợ họ” và “khi một cô gái cũng chọn cách tương tự như thế để kết thúc người đàn ông của cô ta” - nhưng nghiên cứu tìm ra rằng lí do của họ lại rất khác nhau.

Bài viết này mình nói về tâm lý của người đàn ông, trong đó mình tập trung vào các nguyên do:

  1. Vì ghen tức, trả thù, muốn kiểm soát người bạn - “Nếu tôi không có được cô thì cũng không ai được làm điều đó!”
  2. Thường là tầng lớp thấp trong xã hội (ko phải tất cả), tầng lớp lao động nghèo hoặc dân trí kém, không có tiếng nói và không có địa vị, quyền lực trong xã hội.

 

Tam ly nao thuc day nhieu nguoi dan ong chon cach ket lieu co gai ho yeu

NGUYÊN NHÂN VÌ SAO?

1. Sự đố kị, nỗi sợ bị mất đi và mong muốn kiểm soát.

Trong đó, các nghiên cứu cho rằng sự “đố kị” và mong muốn được “kiểm soát” trong tình yêu khiến một người đàn ông không kiềm chế được cơn giận dữ của chính mình. Từ đó ra tay sát hại bạn gái, thậm chí người đó chưa từng có hành vi bạo lực bao giờ hay được người xung quanh nhận xét rằng hắn rất “hiền lành” .

Những thời điểm “nhạy cảm” trong một mối quan hệ cũng thường khiến những vụ án này có nguy cơ cao xảy ra. Theo dữ liệu bởi cảnh sát Anh, hơn một nửa số ca phạm tội được thực hiện ở thời điểm cô gái bằng đầu rục rịch rời khỏi mối quan hệ.

Thông thường, các vụ việc này xảy ra ở thời điểm cô gái quyết định chia tay hoặc khi mối quan hệ bắt đầu rạn nứt. Ở thời điểm đó, những hành vi của cô gái (hành vi đó có thể đúng hoặc không đúng theo hệ quy chiếu của đạo đức xã hội: ví dụ như nói chuyện hoặc tâm sự với người ngoài hoặc người khác giới) sẽ khiến hung thủ cảm thấy mình như bị phản bội(Brookman, 2000).

Lúc này bên trong hắn bắt đầu dâng lên cảm giác vừa đố kị, nỗi sợ mình bị bỏ rơi dâng lên, và cảm giác đó khiến hắn sợ hãi, giận dữ đến mức tột độ. Hơn thế nữa, theo Polk & Ranson (1991) thì những người đàn ông trẻ tuổi dễ dàng thực hiện hành vi lạnh lùng này hơn, vì họ gặp khó khăn hơn trong khả năng kiểm soát những suy nghĩ về việc “bản thân họ muốn chiếm hữu người khác”.

Và thế theo những nghiên cứu này, khi một mối quan hệ gặp vấn đề và người đàn ông không thể kiểm soát hoặc không có quyền kiểm soát người yêu mình nữa, họ sẽ dễ dàng gây án.

2. Liệu có phải yêu lâu sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn?

Nhiều người nói rằng việc bị giết trong tình yêu thường là các mối quan hệ lâu dài, thế nhưng chuyện này được các nhà tội phạm học bác bỏ vì nghiên cứu cho thấy con số này chia đều cho cả những mối quan hệ mới quen.

Các nghiên cứu khác lập luận rằng sự bền vững, mối liên kết trong tình cảm và độ dài của mối quan hệ mới là yếu tố chính khiến một người giận dữ tột độ đến mức vô tình khi người kia muốn rời khỏi họ, hơn là do tuổi đời của kẻ sát nhân.

Như trong bài viết về KIỂM SOÁT CƯỠNG CHẾ (COERCIVE CONTROL) mình đã nhắc đến một trường hợp có thật: một người chồng, người cha đã ra tay kết liễu vợ (sống chung mấy chục năm) và con gái mình khi những đứa con chuẩn bị đưa người vợ thoát khỏi sự kiểm soát quá mức của ông ta. Và người cha đó chưa một lần dùng đến bạo lực lên thể xác, ông ta chỉ sử dụng “bạo lực mềm” bằng lời nói cũng như cách ông ta thao túng để kiểm soát tâm lý và gieo rắc nỗi sợ hãi lên cả gia đình. Hay như một vụ khác từng xảy ra ở thành phố Kent, nước Anh: một cô gái bị theo dõi và sá.t hại bởi người bạn trai cũ mà cô chỉ vừa gặp và yêu đương một thời gian khá ngắn sau khi 2 người gặp nhau qua mạng (link bài báo: https://www.dailymail.co.uk/.../Woman-stabbed-75-times...) .

Theo đó, các lý do xung quanh như thời gian, độ tuổi của kẻ sát nhân có thể không phải là nguyên nhân khiến họ làm điều đó. Chuyện chỉ thực sự trở nên đáng sợ khi người đàn ông trong mối quan hệ không thể kiềm chế được mong muốn bạo lực, và một cô gái vẫy vùng muốn thoát khỏi sự kiểm soát.

3. Yếu tố xã hội

Tầng lớp thấp và dân trí kém là một nguyên nhân khác có thể gây ra việc giế.t bạn gái hoặc vợ. Theo một lý thuyết của xã hội học (Strain Theory), khi một người thất bại trong việc đạt được những điều họ muốn trong cuộc sống, họ trở nên áp lực và sẽ bị bao trùm bởi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu.

Ví dụ ở những gia đình nghèo hoặc chỉ có bố hoặc mẹ, gia đình có bố mẹ ly hôn hoặc bỏ đi. Việc một người lớn phải làm lụng vất vả để chăm sóc cho con cái sẽ khó khá giả hơn những gia đình có cả hai bố mẹ, vì phải làm việc nhiều nên họ cũng ít có thời gian để chăm sóc và ở bên cạnh con cái (không phải nói tất cả mọi single mom - single dad đều như thế, nhưng số nhiều là như vậy).

Sống trong một gia đình nghèo, phải lao động từ sớm hoặc sống trong một khu dân cư ít có cơ hội trở mình, người đó sẽ có ít khả năng và cơ hội thành công hơn những người ở tầng lớp cao hơn. Việc này như một chuỗi thất bại kéo dài khiến họ tìm đến bạo lực như một cách chứng tỏ giá trị và quyền lực của bản thân.

Ngoài ra việc ở trong một tình trạng kinh tế và địa vị thấp khiến những người này cảm thấy bối rối về sự “nam tính” cũng như “tính đàn ông” (manhood) của họ, vì thế tìm đến bạo lực như một cách tìm lại “tính nam” (masculinity) của họ (Eriksson & Mazerolle (2013) [ ở nhiều xã hội, “masculinity”thường được ví dụ dưới những hành vi như đàn ông phải có sức mạnh và phải nằm quyền và chi phối được người khác].

Khi họ thấy bản thân mình kém hơn những người đàn ông khác ngoài xã hội, họ sẽ về nhà và tìm kiếm cảm giác quyền lực và sức mạnh ở gia đình hoặc từ việc kiểm soát người yêu mình. Tuy nhiên, đây chỉ là trên nghiên cứu từ những dữ liệu của những vụ có sẵn và KHÔNG HỀ nói rằng tất cả đàn ông trong tầng lớp thấp hơn hay kinh tế yếu hơn đều như thế hay đều bạo lực.

Cho nên ở nước ngoài người ta hay có các bài báo nói về đàn ông hay tự nghĩ rằng mình “bất tài” thường tự ti , có lòng tự trọng thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực (https://www.ananiasfoundation.org/self-esteem/) . Chính bản thân anh ta tự cảm thấy mình bất tài hoặc thua kém ở một mặt nào đó, và anh ta không dám đối diện với sự thật và những suy nghĩ đó. Thế nên anh ta hành hạ hoặc kiểm soát người yêu hoặc vợ mình để đạt được cảm giác bản thân có quyền lực lên người khác.

Ngoài ra, có nhiều người ít khi thể hiện xu hướng bạo lực, thậm chí họ còn có tính ngại ngùng, hướng nội và nhút nhát và được nhận xét là khá “ngoan hiền” lại thực hiện hành vi lạnh lẽo này lên người khác. Trong phần "Phần phụ lục thống kê: phân tích dữ liệu và đưa ra những kết luận . Từ sách tội phạm học "Tâm lý học và đời sống" đã viết:

“Dường như những người không có tính bạo lực đột nhiên phạm tội giết người có thể là do những người này luôn kìm nén tình cảm và thói bốc đồng của mình dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết thời gian trong cuộc đời, họ phải chịu nhiều nỗi đau và ức chế thầm lặng.

Họ hiếm khi thể hiện sự bực tức và nếu có thì cũng không biểu lộ hết mình cảm giác tức giận như thế nào. Bên ngoài ,họ thể hiện dáng vẻ không hề lo lắng nhưng ở bên trong , họ có thể đang vật lộn để kiểm soát những cơn giận dữ mãnh liệt. Vì nhút nhát ,có thể họ không cho phép người khác đến gần mình , vì thế mà chẳng ai thực sự biết họ đang thực sự cảm thấy gì.

Sau đó, đột nhiên có điều gì đó bùng nổ. Ở mức độ khiêu khích nhỏ nhất - thêm một lời lăng mạ nhỏ, thêm một sự phản đối nhẹ nhàng , thêm một chút sức ép của xã hội - ngòi nổ được châm lửa và họ giải phóng cơn bạo lực bị đè nén - cơn bạo lực tưởng đã bị họ chôn sâu vào tim. Bởi vì họ không học cách giải quyết những xung đột giữa cá nhân với nhau thông qua chia sẻ và giải quyết công khai nên những kẻ sát nhân đột ngột này thể hiện sự bực bội về thể xác.

Ở đây nghiên cứu dựa trên số liệu về việc tính cách rụt rè thường là tính cách thường thấy ở những kẻ sát nhân đột ngột - những người dính dáng tới hành động giết người mà không hề có tiền sử về hành vi bạo lực hoặc chống đối xã hội - giống như những kẻ sát nhân có thói quen phạm tội - những kẻ phạm tội có tiền sử về hành vi phạm tội bằng bạo lực.”

Và một lần nữa đây là những tính cách được nghiên cứu và tìm ra dựa trên những tù nhân nhất định và không hề khẳng định rằng nó đúng ở những người khác trong xã hội.

CÁC LÝ THUYẾT CHỨNG MINH TÂM LÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG NÀY

SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THUỞ ẤU THƠ

Nghiên cứu cho thấy những nỗi đau từ quá khứ có liên quan nhất định đến việc khiến một người thực hiện ít nhất một hành động hung hăng, bạo lực (Home Office, 2018; Craig, Intravia, Wolff & Baglivio, 2017).

Nhiều nghiên cứu trên các hung thủ giết bạn gái khi được hỏi về quan điểm tâm lý tình cảm của vụ án, hắn thường sẽ diễn tả rằng tình yêu của hắn dành cho nạn nhân rất sâu đậm. Điều này cho thấy bạo lực và tình cảm có sự liên quan đến nhau.

Ở vụ án ở thành phố Kent được nhắc đến ở trên, hung thủ có một tuổi thơ bất hạnh khiến anh ta không học được cách kiềm chế và xử lý cảm xúc tốt - ở đây là việc anh ta rất nghèo nàn trong việc kiểm soát sự giận dữ (The Daily Telegraph, 2018). . Nỗi sợ hãi và sự giận dữ dường như có mối liên kết gần gũi và tương đồng với nhau. Cốt lõi của cả 2 cảm xúc trên đều bắt nguồn từ cảm giác và mong muốn kiểm soát đối với một tình huống hoặc một cá nhân cụ thể. Nhiều người sợ hãi khi họ cảm thấy mình mất đi khả năng được “chủ động cầm trịch” trong tình huống nào đó, trong khi sự tức giận dường như nhằm mục đích khiến một người cố giành lại quyền kiểm soát.

Một người đàn ông quá phụ thuộc vào tình cảm, quá ủy mị và luỵ tình, khi mất đi tình yêu đó anh ta sợ rằng mình sẽ mất tất cả nên cố níu giữ bằng những cách cực đoan.

THUYẾT GẮN BÓ (Attachment Theory, Bowbly, 1969)

Theo thuyết gắn bó được nhiều người biết đến này thì mối quan hệ của một đứa trẻ và cha mẹ (thường là người mẹ) ở những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của đứa trẻ đó về tình yêu. Và ảnh hưởng đến cách chúng đối diện với người bạn đời và các mối quan hệ của mình trong tương lai.

Khi một người mẹ chăm sóc, quan tâm và mang lại cho đứa trẻ những cảm xúc cần có của một con người, một tình mẫu tử thiêng liêng với sự tin tưởng và cảm giác an toàn về thế giới, đứa trẻ đó sẽ lớn lên với một sự tự tin rằng bản thân có đủ khả năng yêu thương người khác cũng như chính mình cũng đáng được yêu thương, và sẽ có niềm tin vào thế giới này.

Thế nhưng, nếu như một đứa trẻ bị người lớn bỏ rơi, bỏ mặc cảm xúc, hay bị ngược đãi cả cơ thể lẫn tinh thần, đứa bé sẽ lớn lên trở nên lo âu, sợ hãi. Đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương và sự dẫn dắt về cảm xúc ấy sẽ cố né tránh tình yêu, khó tin tưởng người khác hoặc sẽ làm đau mình hoặc người mình yêu. (Bowlby, 1969). Ở vụ án thành phố Kent - một lần nữa - tên sát nhân luôn tránh né gần gũi với phụ nữ vì hắn ta đã từng bị mẹ mình bỏ rơi trong những năm tháng còn non nớt.

Ở những đứa trẻ từng đối diện với cảm giác mất đi hy vọng, nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực và đánh giá rằng thế giới này thật đáng sợ và không an toàn. Sự sợ hãi rằng mình sẽ bị bỏ rơi một lần nữa (do cảm xúc ở tình huống hiện tại được kích hoạt bởi phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy (fight-or-flight response) khiến họ cảm nhận được một sự nguy hiểm ngay cả trong tình huống không hề nguy hiểm. Họ cảm thấy cảm giác cũ như quay lại - vì khi ta còn bé, cảm giác bị bỏ rơi rất đáng sợ vì ta không đủ khả năng chăm sóc cho chính mình - nhưng ở hiện tại khi ta đã lớn và tự chủ thì nó sẽ không đáng sợ như trước nữa. Nhưng phản ứng cảnh báo nguy hiểm “giả” này khiến ta mất đi khả năng phân tích sáng suốt. Ở trường hợp sợ hãi bị bỏ rơi này, một người thậm chí sẽ dùng mọi cách để níu kéo người “có hành vi rời bỏ họ” ở lại bên mình, thậm chí là giết người mình yêu rồi tự sát.

Các nghiên cứu cho thấy thực sự những người đàn ông có xu hướng bạo lực thường là những người có suy nghĩ cảm xúc lo lắng. Và dễ dàng rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định so với những người đàn ông ít hoặc không có thiên hướng bạo lực. Theo nghiên cứu từ Rasche (1993) được điều tra từ 155 vụ án tương tự (cả mưu sát trong quá trình hẹn hò lẫn đã kết hôn) cho rằng thiếu đi khả năng chấp nhận rằng mối quan hệ đã kết thúc là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tàn nhẫn của kẻ thủ ác (Ferguson, 2010). 

Hơn nữa, vì sự thiếu thốn trong việc được chia sẻ kiến thức, dạy dỗ, tự ti làm họ ít có các mối quan hệ xã hội. Việc này khiến họ bị kém trong các kỹ năng giao tiếp và đối nhân xử thế, họ bắt đầu dùng bạo lực như một cách để diễn tả cảm xúc thay lời nói. Thường những người đàn ông bạo lực sẽ có lòng tự trọng thấp, họ dùng cách đánh đập hoặc giết người yêu để chứng tỏ sức mạnh của mình, giá trị của mình trong mắt người đó.

Tệ hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy có một vài xã hội cho rằng đàn ông có quyền làm đau, hạ thấp hoặc dạy dỗ phụ nữ [Patriarchy society: chế độ phụ hệ - là một hệ thống xã hội trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người cha có quyền lực đối với phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc. (Theo Wikipedia) Trong lịch sử, thuật ngữ phụ quyền thường được dùng để chỉ sự chuyên quyền của người nam giới lãnh đạo trong gia đình. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, thì từ này thường được dùng để áp chỉ những hệ thống xã hội mà trong đó quyền lực chủ yếu do đàn ông nắm giữ. ]. Ở nơi đó, nhiều người đàn ông được dạy rằng họ có quyền “dạy dỗ” vợ, bạn gái, con gái và phụ nữ vì xã hội nơi đó cho phép họ có quyền làm thế. Trên thế giới hiện này những nước nổi tiếng với chế độ và suy nghĩ đàn ông thống trị này được biết đến như các nước Trung Đông hoặc Bắc Phi, còn lại ở những nơi khác vẫn xuất hiện len lỏi trong văn hoá xã hội.

Ngoài ra, gen di truyền và các rối loạn tâm thần (như loạn thần hoặc tâm thần phân liệt) cũng là một điều quan trọng chứng minh cho hành động độc ác của một người. [Bài viết về gene di truyền: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=381189700038109&set=pb.100044412460250.-2207520000..&type=3)

Kết luận lại, bài viết và những lí giải bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có rất nhiều vấn đề ngoại lệ cũng như không phải ai mang những đặc điểm trên cũng giống nhau. Nhưng những bạn nữ nào cảm thấy rằng mối quan hệ của mình đang bị áp chế, bị điều khiển hoặc đàn áp quá mức bởi người đàn ông. Hãy cẩn thận và để ý những hành vi thao túng tâm lý cũng như kiểm soát cưỡng chế của anh ta, và nhìn lại xem bạn có thực sự hạnh phúc hay đang miễn cưỡng ở lại vì bạn đang thương hại người đàn ông đó.

Tránh việc không còn yêu hoặc không còn vui vẻ nhưng cố gắng dây dưa để rồi người con trai đó nghĩ rằng bạn “phản bội” tình cảm của anh ta, dù bạn chưa hề làm gì có lỗi ngoài việc bạn muốn chia tay.

ART BY HENN KIM

Nguồn bài:

Ward, V. (2019). Killer who shot his wife and daughter was 'controlling, vitriolic bully' say sons. Retrieved from https://www.telegraph.co.uk/news/2017/06/01/killer-shot-wife-daughter-controlling-vitriolic-bully-say-sons/?fbclid=IwAR1lxe16gArzYdGGNdG-haW5J4j_eCtuWtUDFVjHYHh1wVME4NTpGNFNDo8https://www.telegraph.co.uk/.../killer-shot-wife.../...

Robinson, M. (2019). Woman stabbed 75 times to death by ex-boyfriend she met on Tinder. Retrieved from

https://www.dailymail.co.uk/news/article-6671723/Woman-stabbed-75-times-death-ex-boyfriend-met-Tinder.html?fbclid=IwAR3f_neMys2k9bP6A-ggp_NNKu5nveJ_OylVSsL5DWLhLB5RVeMHCaw4TNQ

Polk, K., & Ranson, D. (1991). The Role of Gender in Intimate Homicide. SAGE Journals. V. 24. I. 1. P.15-24

Winkel, F. W., Wohlfarth, T., Blaauw, E. (2003). Police-based early detection of persistent Type A trauma symptomatology in crime victims: the validity of rapid, objective risk assessment. International Journal of Law and Psychiatry 26 (2003) 191–205

Polk, K. (1994). Scenarios of Masculine Violence. When Men Kill. P.9 – 12

Prince, J. E., & Arias, I. (1994). The role of perceived control and the desirability of control among abusive and non-abusive husbands. The American Journal of Family Therapy, 22, 126-134

“Typology of Intimate Partner Homicide Personal, Interpersonal, and Environmental Characteristics of Men Who Murdered Their Female Intimate Partner”. Elisha và cộng sự(2010)

https://www.betterhelp.com/advice/anger/how-fear-leads-to-anger-what-to-do-about-it/?fbclid=IwAR08AsFb9NdMU-H9ENSnp5Wpnd_AVoQ9s16ZTGf6rkW-XOBpRa79FtXnCxY

https://www.betterhelp.com/advice/anger/how-fear-leads-to-anger-what-to-do-about-it/?fbclid=IwAR1lxe16gArzYdGGNdG-haW5J4j_eCtuWtUDFVjHYHh1wVME4NTpGNFNDo8

Biên tập và dịch: Nguyễn Lê Hoài Thương, 

Psychology facts - Tâm lý học và xã hội học Việt Nam 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'

Vợ chồng căng thẳng vì 'ngoại tình tài chính'  12

 16/04/2024 11:11:24 SA

Sự không minh bạch và hợp tác về mặt tài chính giữa vợ chồng (ngoại tình tài chính) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho cả hai người.

Xem chi tiết 
Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức

Thực hành ám thị và tự kỷ ám thị - Phương pháp ám thị để thay đổi tâm thức  18

 15/04/2024 11:11:17 SA

Tự kỉ ám thị được biết đến như một kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thế giới vật chất, mang lại sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần và thậm chí cả tăng chỉ số IQ, hỗ trợ giúp cho việc sử dụng thuốc. Nó được phát triển bởi nhà bào chế thuốc Emile Coué từ cuối nhữ

Xem chi tiết 
6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?

6 ảnh hưởng tiêu cực của stress lên não bộ, liệu bạn đã biết?  17

 15/04/2024 11:11:16 SA

Các nghiên cứu khoa học thần kinh đã phát hiện ra những tác động phức tạp của stress lên não và cơ thể.

Xem chi tiết 
Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?

Tại sao nên cắt đứt liên lạc với người cũ?  23

 14/04/2024 11:10:43 SA

Việc không liên lạc với người yêu cũ có thể giúp cả hai bước tiếp theo những cách lành mạnh.

Xem chi tiết 
Cách làm dịu cơn giận dữ

Cách làm dịu cơn giận dữ  30

 12/04/2024 11:09:18 SA

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, viết ra phản ứng tiêu cực lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi thực sự có thể làm giảm cảm giác tức giận.

Xem chi tiết 
Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?

Tuổi 20, đặt câu hỏi gì để có một tương lai tốt đẹp hơn?  31

 11/04/2024 11:08:43 SA

Một bí mật mà ít ai nói cho bạn biết nhưng lại rất quan trọng, đó là tuổi hai mươi đôi khi thật tệ!

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2632
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2526
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3193
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2621
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2605
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...