Mất tập trung trong giờ làm việc? Nhớ trước quên sau? Không đạt được hiệu suất học tập hoặc làm việc như mong muốn? Có lẽ bạn sẽ cần lời khuyên từ một trong những người sở hữu bộ não xuất sắc nhất hành tinh: Dave Farrow, một kỹ sư, doanh nhân và huấn luyện viên hiệu suất người Canada từng hai lần phá Kỷ lục Guinness về trí nhớ.
Năm 1996, khi mới 21 tuổi, Farrow đã thiết lập kỷ lục thế giới sau khi nhớ vị trí của từng quân bài trong 52 bộ được xáo trộn. Cần phải nhắc lại rằng, đó là 52 bộ bài tương ứng với thứ tự ngẫu nhiên của 2.704 lá. Và Farrow chỉ được phép nhìn thứ tự của chúng một lần duy nhất.
Đến năm 2002, kỷ lục của Farrow bị phá vỡ bởi Dominic O'Brien, một huấn luyện viên trí nhớ khác đến từ Anh với khả năng ghi nhớ 54 bộ bài. Nhưng vào năm 2007, anh đã quyết định quay lại để tái thiết lập kỷ lục.
Lần này, Farrow đã ghi nhớ thành công 59 bộ, tức là 3.068 quân bài bị xáo trộn và vẫn giữ vững kỷ lục đó cho tới tận bây giờ.
Dave Farrow, một kỹ sư, doanh nhân và huấn luyện viên hiệu suất người Canada từng hai lần phá Kỷ lục Guinness về trí nhớ. Ảnh: FFW.
Không chỉ tận dụng năng suất não bộ của mình để chinh phục kỷ lục Guinness, Farrow còn dùng nó để tự học chuyên ngành công nghệ nano, thứ đem đến cho anh một bằng sáng chế và một công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Bây giờ, người đàn ông đến từ Canada muốn chia sẻ những kỹ năng tăng hiệu suất não bộ của mình với toàn thể thế giới.
Trong một cuốn sách tội phạm học có tựa đề "Người hack não: Làm chủ trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc và giải phóng thiên tài bên trong bạn", Farrow đã đúc kết nhiều kỹ thuật ghi nhớ có từ thời cổ đại, soi rọi chúng dưới lăng kính của khoa học thần kinh hiện đại và sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tạo ra cái mà anh gọi là "Phương pháp làm việc Farrow".
Trong một thí nghiệm sử dụng tiêu chuẩn vàng của khoa học (mù đôi, có nhóm chứng), các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill, Canada đã xác nhận "Phương pháp Farrow" cho hiệu suất gấp 3 lần các phương pháp học tập và ghi nhớ truyền thống.
Vậy bí quyết của anh ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
1. Tạo ra những vụ nổ tập trung trong não bộ
Farrow định nghĩa vụ nổ tập trung là những khoảng thời gian từ 5-6 phút trong đó bạn ép não bộ của mình làm việc ở cường độ ít nhất là gấp đôi, gấp ba hoặc gấp bốn lần bình thường. Ảnh: iStock.
"Hầu hết học sinh, sinh viên trong thời đại của tôi thường bật TV hoặc nghe radio trong lúc học, vì họ nghĩ rằng âm thanh nền đó sẽ giúp họ tập trung hơn", Farrow viết. Bây giờ, mọi người thường làm điều tương tự với Youtube, những video tội phạm nhạc nền, nhạc "study" hoặc nhạc "dark academia"…
Nhưng tại sao mọi người ở mọi thế hệ đều phải làm những điều đó?
"Hóa ra, đó là bởi não bộ của họ đang buồn chán và nó muốn nghe một vài giai điệu", Farrow viết. "Hãy nhớ rằng là con người, chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ trong sức mạnh to lớn của bộ não".
Vì vậy, nếu bạn không kích thích não bộ của mình sử dụng nhiều năng lượng tập trung hơn, nó sẽ trở nên dư thừa năng lượng và muốn làm thêm một việc gì đó. Để ý quần áo của người ngồi đối diện, thả tâm trí lang thang ngoài cửa sổ hoặc nghe nhạc nền đều là cách để chính bộ não giải tỏa năng lượng buồn chán.
Bây giờ, Farrow lập luận rằng: Tại sao bạn không tìm cách chuyển năng lượng buồn chán dư thừa đó thành năng lượng tập trung? Và anh sẽ làm điều đó bằng cách tạo ra những "Focus Burst" (hay vụ nổ tập trung) trong não bộ.
Farrow định nghĩa vụ nổ tập trung là những khoảng thời gian từ 5-6 phút trong đó bạn ép não bộ của mình làm việc ở cường độ ít nhất là gấp đôi, gấp ba hoặc gấp bốn lần bình thường.
Điều này có nghĩa là nếu bạn đang đọc sách tội phạm học, tài liệu hay hợp đồng ở tốc độ 2 trang một phút, bạn phải tăng tốc lên ít nhất là 4 trang. Bằng cách này, bạn sẽ có một vụ nổ tập trung kéo dài 5 phút, nơi bạn đã đọc qua 20 trang tài liệu tất cả.
"Thông thường ở trường học, chúng ta đã quen với những tiết học kéo dài từ 30 đến 60 phút, sau đó nghỉ giải lao 15 phút. Phương pháp Focus Burst của tôi cực đoan hơn. Tôi khuyên bạn nên học từng đợt cực ngắn trong 5 hoặc 6 phút, sau đó nghỉ giải lao với độ dài tương đương", Farrow cho biết.
"Vì vậy, thay vì 15 phút để viết được nửa trang A4, hãy viết nó trong vòng 5 phút. Nếu bạn đang giải quyết một vấn đề nào đó, hãy làm việc với cường độ gấp đôi. Nếu bạn đang làm việc với trí nhớ, nghiên cứu, hay đọc văn bản, một lần nữa, mục tiêu bạn cần đạt được là mức độ tiếp thu gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba so với bình thường.
Mặc dù phương pháp học tập cực đoan này có vẻ khó, nhưng đôi đã phát triển các kỹ thuật đế biến điều đó thành khả thi – và vì nó chỉ kéo dài trong khoảng 5-6 phút liên tục, ai cũng có thể làm được".
2. Đan xen vào những khoảng nghỉ ngắt quãng
"Tôi sẽ không bao giờ có thể ghi nhớ 59 bộ bài được xáo trộn cùng nhau nếu tôi cố gắng ghi nhớ tất cả trong một lần" - Dave Farrow. Ảnh; Guinness.
Kỹ thuật mà Farrow nói đến phía trên chính là sự nghỉ ngơi. "Não bộ của chúng ta là một cỗ máy rất mạnh mẽ, nhưng nó được trang bị một cục pin tệ đến khủng khiếp. Bạn không thể cố ép não bộ của mình phải tập trung suốt 24 giờ, mà chỉ có thể kích hoạt sự tập trung theo những vụ nổ ngắn mà thôi", Farrow nói.
Vì vậy, điểm mấu chốt tiếp theo là bạn cần có những quãng nghỉ. Thông thường, ở một vài vụ nổ tập trung đầu tiên kéo dài 5 phút, bạn cũng sẽ cần một khoảng thời gian nghỉ tương đương 5 phút.
Farrow nói anh thường hít thở sâu hoặc thiền trong khoảng thời gian này để thư giãn não bộ và tiết kiệm năng lượng. "Đây thực sự là một trong những bí mật đằng sau kỷ lục Guinness của tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể ghi nhớ 59 bộ bài được xáo trộn cùng nhau nếu tôi cố gắng ghi nhớ tất cả trong một lần", anh nói.
Trong lần xác lập kỷ lục năm 2007, Farrow đã dùng tới 14 tiếng để ghi nhớ được thứ tự của 3.068 quân bài. Đan xen vào đó là những khoảng nghỉ, nơi Farrow hít thở bằng bụng, giữ nguyên ngực và để ý dạ dày của mình phồng lên, xẹp xuống.
"Bạn sẽ thấy bộ não của bạn chuyển sang trạng thái thư giãn", anh nói. Sau quãng thời gian nghỉ, Farrow lại quay trở lại, ép não bộ hoạt động ở cường độ cao trong những vụ nổ tập trung tiếp theo.
"Những gì chúng tôi đã tìm thấy thông qua các nghiên cứu, đó là chỉ sau vài phút nghỉ giải lao, bạn có thể quay lại và làm việc liên tục trong nhiều giờ – hết lần này đến lần khác. Bạn sẽ hoàn thành công việc gấp ba đến bốn lần mà không bị mệt mỏi, đau đầu, mỏi mắt hoặc các triệu chứng thường gặp phải khi động não kéo dài", anh nói.
3. Luyện tập não bộ cũng giống với luyện tập cơ bắp
"Người hack não: Làm chủ trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc và giải phóng thiên tài bên trong bạn". Ảnh: Amazon.
Farrow cho biết phương pháp Focus Brust của anh được lấy cảm hứng từ một bản năng tự nhiên của con người cũng như nhiều loài động vật: "Trong tự nhiên, một số loài động vật cũng sử dụng chiến thuật này theo bản năng, với những khoảnh khắc cực ngắn trong đó chúng sử dụng năng lượng ở cường độ cao để đối phó với nguy hiểm.
Các võ sĩ quyền Anh, người chạy marathon cho đến những vận động viên điền kinh ưu tú nhất đã xác nhận các bài tập luyện cường độ cao ngắt quãng là cách tốt nhất để họ đạt được trạng thái đỉnh cao của mình.
Phương pháp học tập Focus Burst giống như cách luyện tập ngắt quãng cho não bộ, và tận dụng bản năng tự nhiên của bạn để đạt hiệu suất cao nhất trong thời gian ngắn".
Nhưng điều thú vị nhất của phương pháp này, theo Farrow, đó là nó luyện tập cho não bộ của bạn đối mặt với áp lực thi đấu, giống với cách một vận động viên ưu tú đứng trước khán đài Olympic.
"Vì bạn đã luyện tập bằng Focus Bursts, nên bạn đã quen với việc vận hành bộ não ở cường độ cao. Bạn sẽ không còn thấy hoảng sợ, không còn trống rỗng hay không còn lo lắng khi đối mặt với bất kỳ nhiệm vụ trí não nào. Đó là vì bạn đã được huấn luyện trong một môi trường gọi là 'hoảng sợ có kiểm soát'. Bây giờ là lúc bạn có thể tạo ra một màn trình diễn đẳng cấp thế giới", Farrow nói.
Tham khảo CNBC, Campustalk, Medium, Farrowacademy
Theo tamlyhoctoipham.com