Một số người gục ngã trước nghịch cảnh, một số khác kiên cường đứng vững và vượt qua số phận. Người ta thường nghĩ đây là khả năng bẩm sinh mà chỉ một số người mới có, nhưng may mắn thay, điều này không đúng và chúng ta có thể rèn luyện để trở nên bình thản và kiên cường hơn trước khó khăn.
Kết hợp những thấu kiến của triết học khắc kỷ cổ đại với những kỹ thuật tâm lý học đương đại như thả neo và đóng khung, triết gia William B. Irvine cung cấp một chiến lược đơn giản bất ngờ để đương đầu với những thách thức của cuộc sống – từ những trở ngại nhỏ bé như tắc đường hay bị hoãn chuyến bay đến những thử thách lớn mà nhà vật lý học Stephen Hawking, người mất dần khả năng cử động, và nhà văn Jean Dominique Baubby, người mắc hội chứng khóa trong, trải qua.
Hãy thực hành chiến lược “bài kiểm tra khắc kỷ” và biết đâu đấy, sẽ có ngày bạn thấy mình vui mừng khi gặp một trở ngại nho nhỏ: “Nào, các vị thần khắc kỷ, cho tôi xem hôm nay các ngài muốn kiểm tra điều gì?”
Chủ nghĩa Khắc Kỷ là gì?
Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học cổ đại được sáng lập bởi nhà triết học Zeno xứ Citium vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Sau đó trường phái này được kết thừa bởi ba trụ cột thời La Mã là Seneca, hoàng đế Marcus Aurelius và Epictetus.
Tại sao lại là Chủ nghĩa Khắc Kỷ?
Xã hội phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống tăng cao, con người không chỉ quan tâm đến việc “làm giàu”, thoát khỏi đói nghèo mà còn để ý đến những vấn đề cải thiện đời sống. Chúng ta có cơ hội tiếp cận với nhiều phong cách sống khác nhau như lối sống tối giản, trở về với thiên nhiên, tận hưởng nhiều hơn,… Nhưng nổi bật trong số ấy là Chủ nghĩa Khắc Kỷ với cách sống tập trung vào ĐẠO ĐỨC CỦA MỖI NGƯỜI – thứ được tạo ra bằng logic và cách thức con người nhìn nhận về bản chất của thế giới.
Bạn có thể đặt sách tội phạm học tại:
https://shope.ee/50D6TQVDv4
Theo tamlyhoctoipham.com