Tội Phạm Bài viết

Tôi Đã Có Thể Làm Bạn Với Nỗi Buồn Như Thế Nào?

 05/03/2023 9:07:09 SA |  Admin |   130 lượt xem

(toipham.net) - Lần đầu tiên tôi thấy ổn với nỗi buồn của mình là vào ngày 17 tháng 9 năm 2013.

Lúc đó, tôi đang ở trong văn phòng của bác sĩ trị liệu của mình. Nói một cách cụ thể hơn là, tôi đang nằm trên bàn, ngửa mặt, ở trong căn phòng ấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đó là một phương pháp mà tôi đã phải dành rất nhiều năm để luyện tập và trau dồi.

Tuy nhiên, tôi không hề có ý xem nhẹ nỗi buồn.

Bốn năm rưỡi trước, sau một quãng thời gian chìm đắm trong tình trạng bạo lực tình dục nơi công sở, tôi đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, kèm với đó còn là chứng rối loạn trầm cảm.

Song, tôi còn là một con nghiện rượu và có ý định tự tử.

Sau khi bỏ hơn 20.000 đô để điều trị, tôi đã không còn là tôi của trước đó nữa, nhưng, theo như trong bản báo cáo năm ngoái của một bác sĩ tâm thần, căn bệnh "mãn tính", "tái phát", và "các triệu chứng tâm thần còn sót lại" của tôi đủ nghiêm trọng để cô có thể kết luận rằng tôi bị "khuyết tật về tinh thần" vĩnh viễn.

Tôi luôn là một cô gái giàu cảm xúc - "Cô ấy có rất nhiều cảm xúc," người bạn thân nhất của tôi thời học sinh sẽ cười khúc khích và nói như vậy khi tôi trở phản ứng thái quá trước mặt một người lạ. Sự thất vọng về nỗ lực không thành trong việc mua một tấm thảm trên mạng bởi nó đã được bán hết, thường sẽ kết thúc bằng tiếng la hét và giậm chân của tôi, khiến những người hàng xóm chung quanh  phải phàn nàn. Giai điệu mãnh liệt của một bài nhạc pop cứ như một cú đấm thẳng vào ngực tôi và làm bùng nổ bất kỳ nỗi buồn nào đang nép mình ở đó; và vào cái ngày mà tôi viết bài này, Nicki Minaj đã khiến tôi khóc trong xe hơi của mình.

Thật lòng: Tôi không xem nhẹ nỗi buồn.

Nhưng sau rất nhiều lần tập luyện, tôi lại nhận thấy mình đã học được cách chấp nhận nỗi buồn, theo một cách khác hoàn toàn với những người khác. Bây giờ, khi không còn buồn cũng như không nghĩ về nỗi buồn nữa, tôi bỗng giật mình nhận ra: tôi nhớ nó.

Tiền trị liệu - đây là điều duy nhất tôi từng được dạy, một cách ẩn ý và rõ ràng, về nỗi buồn: Nỗi buồn không có gì là hay ho cả.

Bạn không muốn cảm thấy buồn. Một khi đã vướng tâm trí mình vào nỗi buồn, bạn nhất định phải để loại bỏ nó, càng nhanh càng tốt. Bất kể là bạn làm gì đi chăng nữa, đừng để nỗi buồn của mình lây lan sang người khác, vì họ cũng chẳng thích thú gì điều này.

Tuy nhiên, với tôi, nỗi buồn không phải lúc nào cũng là một con sâu cần phải dẫm bẹp, chắc chắn là như vậy. Nếu nỗi buồn khiến bạn không thể tận hưởng cuộc sống và không chịu nguôi ngoai sau một thời gian, thì tất nhiên bạn không thể tiếp tục sống như vậy được. Nhưng về mặt văn hóa, chúng ta không được phép buồn dù chỉ một chút. Ngay cả khi nỗi buồn đó là hoàn toàn hợp lý. Ngay cả khi, đôi khi, chúng ta cũng cần tới nó.

Điều này được phản ánh qua các chương trình giải trí của chúng ta. Khi xem Bridesmaids, tôi đã lắc đầu về cách Melissa McCarthy cứ liên tục mắng Kristen Wiig và bảo cô ấy đừng buồn nữa, mặc dù gần đây cô đã chịu quá nhiều nỗi đau: mất việc, mất tiền tiết kiệm, nhà và cả người bạn thân nhất. (Thật kỳ diệu, điều này đã giải quyết được vấn đề thái độ của Kristen Wiig)

Hay trong tập thứ ba của MasterChef Junior mùa thứ hai, giám khảo Joe Bastianich kể về một thí sinh đã làm hỏng món thịt băm nấu với khoai tây hầm của mình, có thể phá hủy cả một giấc mơ chiến thắng, giấc mơ lớn nhất mà cô ấy có cho đến thời điểm ấy, "Khi tình huống xấu nhất xảy ra, bạn phải mạnh mẽ lên. Và lau nước mắt đi." Sau đó, người thí sinh ấy đã khóc chỉ trong vài giây. Và em ấy mới có 8 tuổi.

Có điều gì trong mối quan hệ của chúng ta với nỗi buồn mà Joan Didion - người mà tất cả chúng ta đều đồng ý là một người khá thông minh, có học thức và giỏi giang - lại phải viết cả một cuốn sách tội phạm học về việc cố gắng học cách đau buồn? Với tôi, việc học cách đau buồn là một điều tốt nếu nó không để lại hậu quả xấu và nếu có, thì nỗi buồn đi kèm cũng sẽ không kéo dài quá lâu. Nhưng sau chấn thương, nó hóa ra lại là một trở ngại lớn đối với sự phục hồi của tôi.

Tôi đã xuất hiện rất nhiều triệu chứng. Tất cả đều khiến tôi lo lắng, nhưng không kém phần dễ thấy nhất: đó là nỗi buồn. Có đôi lần tôi đã khóc vì những nỗi buồn không thể kìm chế, tưởng chừng như sẽ nuốt chửng cuộc đời mình. Và lúc nào cũng vậy, chính nỗi buồn và sự than khóc luôn làm tôi hoảng loạn. Tôi sẽ bắt đầu khóc, và sau đó ngay lập tức căm thấy ghét bản thân mình. Tại sao tôi lại khóc? Tại sao tôi không thể làm nguôi ngoai đi nỗi buồn này? Tôi đã làm sai điều gì?

Tôi đã bước vào một liệu trình điều trị. Nhiều năm trước, tôi cũng đã từng làm điều này, nhưng với một cách thất thường, nhằm nhận được sự hỗ trợ cho một số thay đổi lớn, như một thành phố mới, một công việc mới và một cuộc ly hôn mới. Giờ đây, đó là một trường hợp khẩn cấp về trị liệu. Nhìn chung, tôi thường tự cho mình là người giỏi chăm sóc bản thân, nhưng chắc chắn, tôi đã để nó tuột dốc khi trở nên quá bận rộn, khi công việc đòi hỏi quá nhiều, và khi có những việc phải làm nên dù biết mình đã quá kiệt sức nhưng vẫn làm bằng mọi cách. Đổi lại, chăm sóc bản thân đã không còn là một tùy chọn của tôi nữa. Vì vấn đề sống còn, tôi phải dành nhiều thời gian hơn cho việc này.

Và vì vậy, tôi bắt đầu quá trình điều trị chuyên sâu - trong thời gian đó, bác sĩ trị liệu của tôi đã phải dành một khoảng thời gian không thể tính trước để thuyết phục tôi rằng nỗi buồn là một điều hoàn toàn bình thường. Sự lo sợ về nỗi buồn mà tôi đã từng trải qua có thể xem là một cảm giác khủng khiếp nhất bên cạnh những triệu chứng khủng khiếp của tôi. Năng lượng mà tôi đã bỏ ra để lo lắng về nỗi buồn đáng lý nên được dành để đối phó với nỗi buồn ấy. Đúng là tôi - giống như nhiều người, những người bị trầm cảm lâm sàng, mang trong mình nỗi buồn không bao giờ dứt hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng - cần nhiều sự trợ giúp hơn là chỉ một cái ôm, nhưng nếu tôi có thể chấp nhận nỗi buồn, bác sĩ trị liệu của tôi sẽ tiếp tục gợi ý rằng, tôi có thể trải nghiệm nó (dù cho có lâu dài và khó khăn đến đâu) và sau đó nó sẽ qua đi. Nhưng nếu ngược lại, tôi buồn, cộng với việc lên án bản thân vì đã buồn, sẽ chỉ làm tôi tăng thêm sự đau khổ. Và, có khả năng, thời gian cũng sẽ kéo dài hơn.

"Nỗi buồn là một cảm xúc chính đáng," bác sĩ trị liệu của tôi đã nói. "Bạn có thể chấp nhận nó đơn giản là một loại cảm giác, và không cần phán xét, nó có thể rất mạnh mẽ.

"Đó chỉ là những lời nói dối"  - tôi đôi khi đã đáp trả lại bằng những câu như thế này. Đôi khi tôi gọi cô ấy là kẻ lập dị. Không ai chấp nhận nỗi buồn. Ai cũng biết rằng những cô gái hay khóc là những người ngốc nghếch và yếu đuối. Cuồng loạn và kịch tính.

Nhưng cũng nhiều như cái cách mà tôi đã không - tôi không thể! - thực sự tin cô ấy, tôi vẫn thực sự muốn học cách làm điều đó.

Tôi không thể giải thích, trong một bài luận nhỏ, cuối cùng tôi đã làm như thế nào. Tôi sẽ mất cả một quyển sách tội phạm học để có thể mô tả cách tôi đã đi được gần hết quãng đường tính đến thời điểm đó. Tôi có thể tóm tắt khoảng thời gian ba năm cho đến cái ngày sau các sự kiện làm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của tôi, trong đó tốn rất nhiều tiền, thời gian và thời gian nghỉ thì lại càng tốn nhiều tiền hơn, rồi là cả những đau đớn, khổ sở đến mức chỉ cần nghĩ về nó cũng khiến tôi đau khổ và muốn nằm ngay xuống giường. Tôi có thể chỉ ra rằng hầu hết mọi người không được trao cơ hội để trải qua quá trình này, ngay cả khi họ rất muốn. Thật không may, chữa bệnh là một điều xa xỉ trong xã hội của chúng ta, chứ không phải là một quyền lợi; vì vậy việc rất nhiều người có thể được hưởng lợi từ sự điều trị đơn giản là điều không thể.

Và tôi có thể kể cho bạn nghe về khoảnh khắc xảy ra vào tháng 9 năm đó. Những năm 60 trời đầy nắng. Tôi đang ở trong văn phòng bác sĩ trị liệu của mình ở San Francisco, nơi có những bức tường, một tấm thảm công nghiệp và cửa sổ cho ánh sáng vào. Tôi đang nằm trên bàn của bác sĩ mát-xa, vì đó là điều bình thường trong liệu pháp soma của tôi; phương pháp điều trị đề cập đến mặt thể chất của các triệu chứng của một người, vị trí và cách những tổn thương sống trong cơ thể của người đó. Năm ngoái, một nhà trị liệu anh hùng của tôi, Bessel van der Kolk, đã phát hành một cuốn sách về vấn đề này có tên là The Body Keeps the Score, thường được tôi đọc trong tình trạng mắt đã nhắm, lưng đã đặt xuống giường. Không biết bao nhiêu lần tôi ngồi trên bàn và được nhắc nhở nên chú ý vào việc hít thở để có thể cảm nhận được rõ những căng thẳng và sự mất kết nối của mình ở đâu, tôi đã phải chịu đựng sự đau đớn, suy sụp mà nhận thức này và sự kết nối lại có thể dẫn đến. Tôi sợ rằng mình sẽ bắt đầu khóc và không bao giờ dừng lại. Tôi sợ rằng sẽ không bao giờ có thể làm chủ chính mình, đôi khi theo nghĩa bóng nhưng đôi khi là theo nghĩa đen, tôi quằn quại, đấm đá và la hét trong sự chịu đựng ấy để có thể thư giãn một chút. Nói rõ hơn: Nỗi buồn không phải là vấn đề duy nhất của tôi. Nhưng vào ngày 17 tháng 9 năm 2013 (từ khoảng thời gian đó tính đến thời điểm này, bảo hiểm của tôi đã mang lại cho người bác sĩ trị liệu này 18.000 đô la), tôi đã cảm thấy tình trạng cơ thể mình tốt hơn rất nhiều.

"Bạn cảm thấy thế nào?" bác sĩ trị liệu của tôi hỏi.

"Tôi thấy buồn" tôi nói. Tôi đã thực sự rất buồn vào ngày hôm đó vì tôi đang ở giữa một cuộc trục xuất không có lỗi, và việc ở lại Bay Area, nơi tôi đã sống trong một thời gian dài tự dưng lại trở thành một điều không thực tế hay hợp với điều kiện tài chính của mình. "Tôi cảm thấy buồn vì chúng tôi phải chuyển đi." Tôi đã khóc khi nói về điều này. Tôi yêu California. "Tôi đành phải làm đau lòng một tiểu bang."

Tôi càng gào khóc dữ dội hơn.

“Điều này vô cùng tồi tệ.”

Bác sĩ trị liệu của tôi thì rất bình tĩnh, thể hiện sự đồng ý với tôi bằng một giọng nhẹ nhàng "Tôi hiểu, điều này thật chẳng hay ho gì". Cô ấy bảo tôi mở mắt ra và khi tôi làm vậy, cô lại hỏi tôi đang cảm thấy điều gì. Ngay lập tức, tôi hình dung ra một đứa trẻ đang nằm trong sân.

Đó là tôi ngay bây giờ, tôi nghĩ. Một đứa trẻ nằm trong sân, với cảm giác buồn bã - nhưng lại không hề thấy buồn vì điều đó. Nó vẫn là nó. Nó vẫn ổn. Nó vẫn cảm thấy bình yên. Tôi, hay một đứa trẻ, chỉ đang làm những việc cần làm thôi: và đó chính là tồn tại.

Tôi đã nói: “Tôi không còn phải lo lắng về cảm giác thất vọng.

Ý nghĩa của khoảnh khắc này rất rõ ràng đối với cả hai chúng tôi. Và vị bác sĩ trị liệu của tôi đã không nói nên lời trong một giây. Sau đó, cô ấy mỉm cười - chúng tôi thường mỉm cười, bởi vì chúng tôi đã nói đùa với nhau về cả những khoảnh khắc khó khăn và xấu xí nhất - rồi nói, "Mọi người trả rất nhiều tiền cho điều đó, Mac."

"Họ nên làm vậy!"

Họ không cần phải như vậy. Tôi chưa bao giờ phải hoảng sợ vì nỗi buồn mỗi khi nó xảy ra trong cuộc đời, hay nói về một cuộc chia tay, nhưng tôi chưa bao giờ đạt đến mức độ chấp nhận nó như vậy, sự bình yên lan tỏa, không dao động, sâu thẳm, chắc chắn không phải như một người trưởng thành. Và với tư cách là một người bị mắc chứng PTSD, tôi đã hoàn toàn không còn tin tưởng vào cảm xúc của chính mình, tôi thường xuyên cảm thấy sợ hãi chúng, bao gồm cả nỗi buồn - hoặc có lẽ đặc biệt, vì đây là loại cảm xúc dai dẳng nhất. Nhưng bây giờ thì, tôi cuối cùng đã kiểm soát được nó.

Đây là cách mà tôi có thể đạt đến điểm bỏ qua nó. Sự thú vị của nó. Sự khác biệt của nó so với những cảm xúc khác. Tôi nhớ lại cảm giác của nó: đó là sức nặng. Cách nó làm mọi thứ chậm lại và chiếm không gian của những thứ khác. Đây là một bằng chứng tinh tế, khách quan nhưng cũng là bằng chứng mà tôi có thể cảm nhận được, rằng tôi đã để cảm xúc mở, nên có khả năng có hàng loạt những cảm xúc đã tràn vào, vô cùng mạnh mẽ, nhưng rồi cũng qua đi và khiến tôi cảm động. Không phải ai cũng làm được điều này. Hoặc có thể nhưng sẽ không làm. Tôi thỉnh thoảng cảm thấy ghen tị với những người có cảm xúc đến một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ, hoặc ít thường xuyên hơn. Tôi cho rằng họ có nhiều thời gian và năng lượng hơn, với những thứ không bị sự nhạy cảm chiếm lấy, khiến ngay cả những cảm xúc được coi là "tốt", như sự vui sướng dường như cũng đủ để khiến trái tim họ nổ tung. Nhưng phần lớn, tôi không như vậy. Một số người được sinh ra, và sau đó họ sống, và sau đó họ chết, một trong những bác sĩ của tôi đã từng nói với tôi điều này một lần, để cố gắng an ủi tôi. Bạn chết và đôi khi được tái sinh 10 lần trong một ngày. Đó là sự may mắn.

Vào lần kế tiếp, khi tôi cảm thấy buồn sau khi bỏ lỡ nó, tôi đã được nhắc nhở lý do tại sao lại khó đến như vậy để có thể cảm nhận được nó mọi lúc. À, tôi đã nhớ rồi. Nó khiến tôi tổn thương. Nó khiến tôi cảm thấy không có tinh thần để làm việc, để nấu ăn, để ăn, để chơi, và để chăm sóc người khác. Nó có thể có được sự mạnh mẽ, thấm thía, nhưng bù lại là sự đau đớn, không tiếp thêm sinh lực, và khá mệt mỏi. Dù vậy tôi vẫn tin rằng tôi cần nó vào thời điểm đó, rằng nó đang thể hiện điều gì đó cần thiết. Tôi không ghét hay muốn phán xét nó. Tôi không cảm thấy ngớ ngẩn hay yếu đuối. Mọi người nói rằng họ cần một người đàn ông to lớn để tựa vào và khóc, và tôi nghĩ điều đó đúng (nhưng thật không may khi nhận về những cảm xúc hỗn độn về nỗi buồn). Nhưng ở đây, chúng ta vẫn cần một người phụ nữ lớn hơn, đủ để cảm nhận được sức mạnh của tiếng thổn thức của cô ấy mà không phải cần xin lỗi hay xấu hổ. Ngược lại, là với niềm tự hào. Tôi là phiên bản lớn nhất mà tôi từng có, cách tôi để cảm xúc của mình cứ diễn ra một cách bình thường, bao gồm cả nỗi buồn: cách nó gột rửa tôi, nước mắt rửa mặt cho tôi, và từ đó kéo tôi ra khỏi cái cảm giác bị bỏ rơi kia.

----------

Tác giả: Mac McClelland

Link bài gốc: How I Learned To Be OK With Feeling Sad

Dịch giả: Nguyễn Hải My - ToMo - Learn Something New 

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Thức ăn ảnh hưởng đến tâm trí cũng như cơ thể như thế nào

Thức ăn ảnh hưởng đến tâm trí cũng như cơ thể như thế nào  6

 29/03/2024 10:49:23 SA

Tóm tắt: Hóa ra bạn là những gì bạn ăn.

Xem chi tiết 
Người dùng không còn đăng bài nhiều trên mạng xã hội nữa. Tương lai có thể chúng ta sẽ không chia sẻ gì luôn.

Người dùng không còn đăng bài nhiều trên mạng xã hội nữa. Tương lai có thể chúng ta sẽ không chia sẻ gì luôn.  7

 29/03/2024 10:49:22 SA

Tóm tắt: Người dùng cho biết quá nhiều quảng cáo, bot và thông tin sai lệch đã làm mất đi niềm vui của việc chia sẻ công khai.

Xem chi tiết 
Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?

Những người thất hứa: tại sao họ không thể giữ lời hứa?  11

 27/03/2024 10:47:33 SA

Bạn có hay nói ra những lời hứa mà bạn không thể thực hiện không? Mọi người sẽ luôn có lúc thất hứa, nhưng đối với một vài người thì tần suất này thường xuyên hơn. Nhưng tại sao mọi người lại thất hứa?

Xem chi tiết 
Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'

Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn'  9

 26/03/2024 10:44:34 SA

Khi bố mẹ luôn áp đặt trẻ phải theo ý mình, không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình.

Xem chi tiết 
5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc

5 lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng vẫn chọn ở bên nhau dù không hạnh phúc  10

 26/03/2024 10:44:33 SA

Nhiều cặp vợ chồng dù không hạnh phúc nhưng vẫn chọn ở bên nhau thay vì ly hôn. Lý do là gì?

Xem chi tiết 
Phản bội và bị phản bội

Phản bội và bị phản bội  10

 26/03/2024 10:44:32 SA

Khi nhìn vào gương, bạn thấy hình ảnh phản chiếu của ai?

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2592
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2485
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  3152
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2587
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2565
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...