Tôi từng là nạn nhân của căn bệnh này. Và một vài người mà tôi biết, họ cũng dần bước vào vũng lầy ấy. May thay, tôi vẫn đang dũng cảm đấu tranh, thay vì chọn về phe cái chết. Nhưng cũng tiếc thay, nhiều người trên thế giới này, họ đã kết liễu cuộc đời và ra đi mãi mãi.
Tôi không phải một nhà tâm lý. Tôi cũng chưa từng được được điều trị. Vậy nên, nếu ai hỏi tôi, làm thế nào để vượt qua. Sẽ chẳng có câu trả lời. Chỉ là, tôi muốn viết vài dòng, mong mọi người có cái nhìn yêu thương, đồng cảm hơn, đến những người đã và đang chiến đấu vì căn bệnh. Cho những người đang sống, và đã chết, vì trầm cảm.
Như tiêu đề “Trầm cảm là bệnh, không phải lựa chọn”. Nó bắt đầu từ lúc ta gặp vấn đề về giấc ngủ. Khi mà người ta có thể ngả lưng lên chiếc giường êm ấm và say giấc. Thì người bệnh phải trằn trọc đến sáng, với những suy nghĩ ngổn ngang. Tôi từng cảm thấy mất an toàn khi ngủ, phải vắt chéo hai chân, tay khoanh trước ngực và cuộn tròn người để tự ôm lấy mình.
Tôi gặp vấn đề về ăn uống. Khi mà những món ăn yêu thích dần trở nên vô vi. Tệ hơn là chán ăn, bỏ bữa. Thay vì cảm thấy đói, tôi lại có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó thở và lo âu.
Tôi gặp vấn đề trong những mối quan hệ xung quanh. Có gì đó ngăn tôi kết nối với mọi người, dù trước đây, tôi cảm thấy mình đủ hoạt bát và náo nhiệt. Cũng có một vài trường hợp mà tôi biết, họ vẫn tỏ ra vui vẻ, rằng mình ổn, nhưng chính họ lại kẹt trong những suy nghĩ hỗn độn và khóc một mình.
Cuối cùng, một vài người bước vào giai đoạn tội phạm nguy hiểm nhất. Tôi biết đến nó khi cô bạn bé nhỏ của mình bảo rằng “Chị ơi, có ai đó bắt em phải chết” - “Đừng, được chứ?”
Dạo ấy, tôi từng tìm đến rượu, thuốc ngủ và công việc. Nhưng bạn biết không? Điều đó thật tệ. Càng cố trốn tránh tiêu cực, càng cố loại bỏ nó, tôi càng cảm thấy tuyệt vọng.
Chẳng ai muốn mình buồn, tiêu cực và khóc lóc. Nhưng đã là một căn bệnh, không phải cứ muốn thoát khỏi là được, đúng không?
Tiếc là giờ đây, có quá nhiều người không hiểu rõ về căn bệnh. Họ cho rằng “người bệnh” đang làm quá mọi thứ lên. Cụ thể, tôi đã nhìn thấy những bình luận tương tự như: “buồn là một trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường, ai cũng gặp phải, đừng nghĩ trải qua nó thì bản thân sẽ thật đặc biệt, hãy kiểm soát nó và đừng nên kể lể quá nhiều”.
Nhưng trầm cảm có thể đến với bất kỳ ai, với bất kì người có tính cách như thế nào, kể cả người được cho là mạnh mẽ nhất.
Chỉ mong, thay vì nói những lời chỉ trích, ta yêu thương nhau hơn, bằng ủi an, xoa dịu. Đôi lúc, lắng nghe người bệnh là một trong những cách giúp họ ổn hơn. Dẫu biết, đồng hành cùng người trầm cảm là một quá trình dài, cần nhiều sự kiên trì, nỗ lực và hơn hết là sự chân thành. Nhưng tôi vẫn tin, trong thế giới này, thứ chúng ta có nhiều nhất là tình yêu giữa những con người, khi mà trái tim có thể chạm đến trái tim.
Bài viết này không có lời hoa mỹ, chỉ có yêu thương, mong bạn cảm nhận được những điều tôi muốn nói.
Nguồn: Conhungngaykhongquaytrolai
----------------------
Mời bạn tìm đọc cuốn sách tội phạm học do ad dịch có tựa đề
Kiểm soát trầm cảm trong 7 tuần bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Vượt Qua Âu Lo, Chữa Lành Tâm Trí
Đặt sách tội phạm học tại: https://shope.ee/8A2fdpzpVe
Trong cuốn sách Vượt Qua Âu Lo Chữa Lành Tâm Trí, Tiến sĩ Seth J. Gillihan giới thiệu đến bạn đọc liệu pháp nhận thức hành vi CBT. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho các chứng rối loạn trầm cảm và lo âu, vượt qua cả thuốc men và các loại trị liệu khác về khả năng làm vơi đi đau khổ và ngăn ngừa tái phát. Sau 15 năm điều trị thành công cho các bệnh nhân bằng liệu pháp nhận thức hành vi, Tiến sĩ Seth J. Gillihan đã phát triển bản kế hoạch tự điều chỉnh trong 7 tuần. Kế hoạch này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hành các kỹ thuật CBT để cảm thấy tốt hơn.
Theo tamlyhoctoipham.com