Ngay từ thuở nhỏ, chúng ta đã phải chịu áp lực không được trở thành kẻ yếu đuối, khóc nhè – hình ảnh của những đứa bé chẳng ai muốn làm. Trẻ con thì khóc, chứ bố mẹ hay các quản lý cấp cao thì không. Trẻ em nức nở, chứ ai đời một người bốn mươi tám tuổi, có xe hơi và hộ chiếu lại làm vậy.
Thế nên, không có gì lạ khi ta cứ phải khẳng định mình ổn, mình đang tiến lên, mọi thứ đều tốt đẹp cả. Nhưng không lạ gì khi bên trong, sự việc chẳng bao giờ giản đơn. Ta ghi nhận tất cả – nụ cười miễn cưỡng của đồng nghiệp ta không ưa, khoảng lặng buổi sáng khi ta mong đợi một tin nhắn, câu đùa chua cay của một người thân, lời mời ta không được nhận, sự thăng tiến của bạn bè khiến ta phải nhìn lại những thành tựu khiêm tốn của mình, sự vuốt ve của người yêu đã không còn, và nửa ngày vật lộn với thứ mà người tài giỏi chỉ mất một lúc là xong. Ta cười, phớt lờ, tự nhủ mình đã vượt qua rồi, nhưng mọi thứ đều được ghi nhận, và dần dần ngấm vào trong. Nó đọng lại nơi đáy tâm hồn, như một bể nước ngầm dần đầy lên, kéo theo một cảm giác trĩu nặng, một nụ cười héo hắt, khuynh hướng cáu giận và ganh ghét. Ta dần quên đi từng chi tiết nhỏ đã làm tổn thương tâm hồn mình, rồi chẳng cách nào nhổ bỏ những mảnh vụn ấy ra được.
Để gột rửa bản thân, ta nên thực hiện một bài tập nghe có vẻ lạ lùng: nhắm mắt lại, tự hỏi mình – điều gì khiến mình buồn ngay lúc này? Gần đây có chuyện gì xảy ra không? Đau ở đâu?
Dieric Bouts, Detail from Mater Dolorosa, 1470-5
Trẻ nhỏ thật thông thái vì chúng không thấy xấu hổ hay ngại ngùng khi bật khóc, bởi – so với người lớn – chúng hiểu vị trí của mình trong thế giới một cách chính xác và ít bị cái tôi làm mờ mắt. Chúng biết chúng còn rất nhỏ bé trong một thế giới đầy thử thách, khó lường, rằng khả năng kiểm soát mọi thứ của chúng rất hạn chế, và rằng có rất nhiều điều khiến chúng phải sợ hãi, buồn bã và hoang mang. Vậy thì tại sao chúng ta không thể, mỗi khi thấy cần, cho phép mình rơi vào những giọt nước mắt chữa lành, trước nỗi niềm khổng lồ của kiếp nhân sinh?
Tiếc thay, khi trưởng thành, ta dần quên mất sự thông thái ấy. Ta bắt đầu nghĩ rằng trưởng thành đồng nghĩa với khả năng không để lộ yếu điểm và sự giỏi giang. Nhưng đó là sai lầm đầy tội phạm nguy hiểm. Nhận ra rằng mình không thể tiếp tục là một phần thiết yếu của khả năng vượt qua. Bản chất ta là những đứa trẻ khóc nhè, những con người mang trong mình kí ức nhói lòng về nỗi đau và sự tổn thương. Những lúc mất niềm tin mới chính là khoảnh khắc của cuộc sống can đảm. Nếu ta không cho phép mình gục ngã thường xuyên, một ngày nào đó ta sẽ rạn nứt không sao cứu vãn.
Khi cảm giác muốn khóc kéo đến, ta nên trưởng thành đủ để cân nhắc thả lỏng bản thân như cách ta đã từng làm khi còn bé. Ta có thể vào một căn phòng yên tĩnh, kéo chăn qua đầu và khóc nức nở trước những điều khủng khiếp của cuộc sống. Lúc đó, đừng cố gắng an ủi hay tự biện hộ. Chấp nhận rằng tất cả là quá sức chịu đựng. Rằng mình chẳng làm được gì, rằng mọi người đều lạnh nhạt, rằng cuộc sống rõ ràng là vô nghĩa. Nếu buổi khóc đạt đến tận cùng, lúc đó sẽ dần xuất hiện một ý nghĩ nhẹ nhàng nào đó – dù có nhỏ nhoi – mở ra hy vọng: sẽ nhớ ra rằng có thể ngâm mình trong một bồn nước ấm, rằng đã từng có ai đó vuốt tóc ta một cách ân cần, rằng có một vài người bạn vẫn ở bên, và có một cuốn sách tội phạm học thú vị chờ đợi ta khám phá – và rồi ta sẽ biết cơn bão đã đi qua.
Trong những gia đình hiểu biết, nên có những tấm biển, như kiểu trong khách sạn, để treo trước cửa, thông báo rằng ta đang có vài phút dành cho điều cốt yếu của nhân tính – một điều thiết yếu để ta có thể sống một đời trưởng thành thực sự: khóc như một đứa trẻ lạc lõng.
Nguồn: THE WISDOM OF TEARS
Theo tamlyhoctoipham.com