Tội Phạm Bài viết

Ứng dụng cơ chế tâm lý “yêu cái cũ” và cơ chế tâm lý “thích cái mới” trong hoạt động sáng tạo

 23/11/2021 2:13:51 CH |  Admin |   499 lượt xem

(toipham.net) - Chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự phong phú và cơ hội mới ở trong môi trường mới, do đó “cái mới” khiến con người cảm thấy phấn khích, kích thích. Đây là cơ chế tâm lý “thích cái mới”.

Sáng tạo = kết hợp cái cũ với cái mới 

Câu hỏi đặt ra là tại sao sáng tạo phải vừa mới vừa cũ? Chẳng phải giá trị của sự sáng tạo nằm trong từ “mới” hay sao? Nếu sáng tạo tạo ra một tác phẩm vứt bỏ hết quá khứ, hoàn toàn mới mẻ thì chẳng phải càng có giá trị hơn hay sao? 

Chúng ta có thể theo dòng suy nghĩ này để trả lời câu hỏi trên: Một tác phẩm có được coi là một tác phẩm sáng tạo hay không được xác định bởi khán giả hoặc những người dùng đánh giá cao và mua tác phẩm đó. Vì vậy, lý do tại sao sáng tạo cần phải pha trộn, kết hợp cái cũ và cái mới là bởi vì bản tính phổ biến của con người là thích kết hợp giữa cũ và mới.

Ung dung co che tam ly “yeu cai cu” va co che tam ly “thich cai moi” trong hoat dong sang tao

Cơ chế tâm lý “Yêu cái cũ”

Đầu tiên chúng ta hãy xem có phải hầu hết mọi người đều có tâm lý “yêu cái cũ” không. Vui lòng nhìn vào chữ sau trong hai phút:

 “Của” 

Sau khi nhìn chằm chằm vào chữ “của” ở trên một lúc, đột nhiên, bạn sẽ chợt nhận ra rằng mình không biết chữ “của” cực kỳ quen thuộc này. Chữ “của” này viết như thế nào? Sao tự nhiên nhìn nó lại cảm thấy có cái gì đó không đúng nhỉ. 

Hiện tượng này được gọi là ức chế lặp lại (repetition suppression), tức là nếu một vật thể xuất hiện lặp lại trước mắt bạn nhiều lần thì khi nó trở thành một kích thích “cũ”, các kết nối thần kinh trong não chịu trách nhiệm xử lý nó sẽ bị ức chế tạm thời, không còn được hoạt động nữa. Cơ chế ức chế lặp lại này giúp tiết kiệm năng lượng cho não bộ. Đây là lý do tại sao chúng ta nhìn chằm chằm vào một từ trong một thời gian dài sau đó đột nhiên không còn nhận ra nó nữa, đó là bởi vì bộ não quyết định tiết kiệm một số năng lượng trên phương diện nhận hình dạng của từ đó.

Trong tình huống này, hầu hết mọi người đều cảm thấy thư giãn, thanh thản và mãn nguyện. Vì vậy, cái “cũ” sẽ mang lại sự yên bình, tĩnh lặng, mang lại những cảm xúc êm đềm tốt đẹp theo năm tháng. Đây là cơ sở tâm lý “yêu cái cũ”.

Cơ chế tâm lý “thích cái mới”

Vậy có phải điều đó có nghĩa là con người luôn muốn đắm chìm trong trạng thái yên bình, tĩnh lặng này hay không? - Dĩ nhiên là không. Một cuộc sống mãi mãi không thay đổi sẽ chỉ làm cho con người phát điên thôi.

Môi trường cũ mặc dù an toàn nhưng trong một môi trường không thay đổi thì sự phong phú và cơ hội sẽ chỉ có hạn. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự phong phú và cơ hội mới ở trong môi trường mới, do đó “cái mới” khiến con người cảm thấy phấn khích, kích thích. Đây là cơ chế tâm lý “thích cái mới”.

Cân bằng giữa cũ và mới

Điều con người thích nhất đó là sự cân bằng nhất định giữa “yêu cái cũ” và “thích cái mới”. Một mặt, chúng ta hy vọng rằng một phần của thế giới có thể đoán trước được, là cái cũ, để chúng ta có thể sống một cuộc sống bình yên không lo lắng. Mặt khác, chúng ta cũng mong chờ những điều bất ngờ. Điều con người thích là sự pha trộn giữa cái cũ và cái mới, một chút an toàn và một chút kích thích, giống như thiết kế nút vặn của Apple Watch. Một mặt, nó khiến chúng ta cảm thấy quen thuộc, mặt khác nó làm cho chúng ta cảm thấy mới lạ.

Từ những phân tích về cơ chế tâm lý con người phía trên, chúng ta có thể tổng kết ra một công thức chung cho các hoạt động sáng tạo là kết hợp cái cũ và cái mới.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm các kiến thức tâm lý học trong việc tối ưu hoá tư duy, giải quyết vấn đề hay đơn giản là trau dồi sự sáng tạo,.....thì có thể tham khảo “Tâm lý học hiện đại - Nhìn thấu tâm can, thay đổi tâm trí”. Cuốn sách tội phạm học sẽ cung cấp những tri thức tâm lý học “kiểu mới” và có giá trị sâu sắc, từ đó giúp bạn thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân tốt hơn.

---------------

Link đặt sách tội phạm học: https://shp.ee/24bwsk7

Theo tamlyhoctoipham.com

Tội Phạm Bài viết liên quan

Từ điển về cảm xúc - The School Of Life

Từ điển về cảm xúc - The School Of Life  5

 02/10/2023 4:58:38 SA

Con người thật phức tạp: Chúng ta luôn luôn che giấu cảm xúc thật sự của mình

Xem chi tiết 
Yêu bản thân: lối sống ích kỷ hay bí quyết hạnh phúc? – The School Of Life

Yêu bản thân: lối sống ích kỷ hay bí quyết hạnh phúc? – The School Of Life  5

 02/10/2023 4:58:36 SA

Bản chất của tiếng nói xuất hiện trong đầu bạn – tiếng nói nội tâm

Xem chi tiết 
Lao động hăng say, đời bạn ngăn nắp – The School Of Life

Lao động hăng say, đời bạn ngăn nắp – The School Of Life  4

 02/10/2023 4:58:33 SA

Thế giới rộng lớn luôn là một mớ hỗn độn. Nhưng xung quanh công việc, ta thỉnh thoảng có một vài kiểu trải nghiệm khác nhau cơ bản:

Xem chi tiết 
Làm thế nào để yêu việc mình làm? Hãy để Chủ nghĩa Khắc kỷ giúp bạn!

Làm thế nào để yêu việc mình làm? Hãy để Chủ nghĩa Khắc kỷ giúp bạn!  6

 01/10/2023 4:54:48 SA

Khi bắt đầu viết blog, nhìn những người có hàng trăm nghìn người theo dõi trên mạng xã hội, tôi đã nghĩ thành công sẽ rất dễ dàng đến với họ dễ dàng.

Xem chi tiết 
Hãy hoàn thành những gì đã bắt đầu!

Hãy hoàn thành những gì đã bắt đầu!  6

 01/10/2023 4:54:47 SA

Trong cuộc sống, đôi khi việc quan trọng hơn cả là bạn phải thực hiện kế hoạch của mình cho đến cuối cùng hơn là lập được một kế hoạch hoàn hảo.

Xem chi tiết 
Làm thế nào để thoát khỏi bế tắc?

Làm thế nào để thoát khỏi bế tắc?  6

 01/10/2023 4:54:46 SA

Đôi khi chỉ một chuyện nhỏ không như ý cũng có thể đẩy ta rơi vào trạng thái bế tắc.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

thu mua đồ cũ

Quảng cáo

kem flan

Quảng cáo

xuong may dong phuc

Quảng cáo

xe ôtô 2018
Trước Khi Nhắm Mắt  2169
 13/09/2018 12:44:10 SA
Tiếng Thét  2085
 13/09/2018 12:39:16 SA
Đảo Quỷ  2663
 13/09/2018 12:34:42 SA
Pháp Y Tần Minh  2157
 13/07/2018 3:59:16 CH
Kiêu Hãnh Và Định Kiến  2141
 13/07/2018 3:48:06 CH
Xem thêm nhiều tin khác 
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...